Giải pháp đối với kỹ năng viết

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN của SINH VIÊN năm THỨ HAI KHOA TIẾNG PHÁP TRONG VIỆC học TRỰC TUYẾN THỜI kì COVID 19 (Trang 37 - 42)

4.1 .Các phương pháp đề ra

Định hình dàn ý bài viết, chú ý đến bố cục của văn bản cần viết

Một bài viết quan trọng nhất là bố cục và dàn ý, bố cục rõ ràng, dàn ý chi tiết là yếu tố quyết định sự thành công của bài viết. Nếu như bạn viết một tấm bưu thiếp mà không nhớ bố cục rõ ràng của nó thì sẽ rất dễ viết nhầm và viết sai. Mỗi văn bản đều có bố cục riêng của nó vì vậy, bạn cần ghi nhớ nắm chắc bố cục và sử dụng nó trong bài viết của mình

Luyện tập, sử dụng thành thạo cấu trúc ngữ pháp trong văn viết

Ngữ pháp là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết vì nó là nhân tố quyết định sự thành công của bài viết. Hãy ưu tiên và tập trung viết những câu đơn, câu có ngữ pháp đơn giản, dễ hiểu hơn là những câu phức tạp, khó hiểu. Người học có thể tham khảo các bài viết trên mạng, đọc thêm sách, học tập từ nhiều bài báo các cấu trúc hay,...

Học hỏi từ bạn bè và nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo

Bạn bè, thầy cô đều là những người thân thiết, gần gũi cùng học ngoại ngữ với chúng ta. Trong quá trình học chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn, việc hỏi ý kiến bạn bè, nhờ thầy cô sửa và phân tích trong bài viết sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó sẽ ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, trong thời gian học trực tuyến, việc hỏi bạn bè và thầy cô cũng có phần hạn chế, nhưng không phải là điều không thể, hiện nay có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ trao đổi từ xa có thể kết nối giúp giải đáp thắc mắc giữa người học và người dạy một cách tốt hơn.

Nâng cao vốn từ vựng của bản thân

Từ vựng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cấu tạo nên bài viết, nó là điều kiện tiên quyết để bài viết được lưu loát và trôi chảy. Tuy nhiên, từ vựng là vô hạn, vì vậy đòi hỏi chính bản thân người học cần phải ôn luyện, chăm chỉ nạp thêm từ vựng, ghi chú. Đặc biệt là trong thời gian học trực tuyến, việc chủ động trau dồi và bồi dưỡng thêm vốn từ vựng của bản thân lại càng quan trọng và cần thiết.

4.2 .Các phương tiện hỗ trợ

Các ứng dụng công nghệ thông tin

Busuu : đây là một ứng dụng học tiếng Pháp sử dụng trên thiết bị di động, nó

đã giúp rất nhiều người trên thế giới vượt qua nỗi ám ảnh với tiếng Pháp, khắc phục các vấn đề về ngữ pháp và từ vựng. Ứng dụng này giúp người học tiếng Pháp qua các bài tập cơ bản,đặc biệt sẽ có người bản ngữ giúp bạn sửa lỗi để hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ. Hơn thế, ứng dụng còn được cá nhân hóa để phù hợp với cách học của mỗi người.

Google Translate: đây là một trang web nổi tiếng và được nhiều người sử

dụng hàng đầu thế giới. Không ai có thể phủ nhận sự hữu ích và tính ưu việt của nó khi có thể dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Và tiếng Pháp cũng vậy, trang web có thể sử dụng trên cả điện thoại và laptop, cả Android và IOS cũng như có thể dịch đoạn văn bản và ghi âm lời nói.

Các trang web

Language Guide ( http://www.languageguide.org/french/) : đây là một trang

web thông dụng được khá nhiều người ưa chuộng. Trang web bao gồm các bài học từ cơ bản đến nâng cao, các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, các mẫu câu thông dụng và dễ hiểu. Đặc biệt phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Pháp

Leconjugueur là website dạy cách chia động từ trong tiếng Pháp, dành cho

những ai muốn trau dồi trình độ ngữ pháp của mình. Ngữ pháp là một trong những phần quan trọng nhất đối với việc học ngoại ngữ, người học nắm chắc kiến thức ngữ pháp để tạo ra sản phẩm là các bài viết chất lượng, do đó Leconjugueur được rất nhiều người yêu thích bởi chức năng hỗ trợ chia động từ từ cơ bản đến nâng cao. Đây là website có các kiến thức được chia thành nhiều trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, với giao diện bằng tiếng Anh, đôi khi gây khó khăn khó sử dụng đối với một số người dùng.

Ngoài ra còn có rất nhiều các trang web giúp người học trong việc kiểm tra chính tả chẳng hạn như: http://www.scribens.fr/, http://www.reverso.net/

Learn French by MindSnacks: đây là một app trò chơi hoàn hảo cho cả

người lớn và trẻ em bởi tính ứng dụng của nó. Người dùng có thể vừa giải trí lại vừa học tiếng Pháp thông qua trò chơi. Ứng dụng được thiết kế để ghi nhớ từ, học giới tính từ,..thông qua các hình ảnh minh họa để tăng khả năng ghi nhớ, lưu trữ và sử dụng từ vựng. Để từ đó mở rộng vốn từ tăng cường kĩ năng viết.Các trò chơi hỗ trợ kĩ năng viết

Jeux d’objet cachés: đây là một ứng dụng trò chơi mà ở đó người đọc phải

tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và các từ giống nhau về hình thức, chính tả nhưng khác nghĩa. Ứng dụng khá hay khi nó giúp người học củng cố và làm phong phú kho tàng từ vựng của bản thân. Đặc biệt nó được sử dụng trên các nền tảng như máy tính và điện thoại.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu của chúng tôi với mục đích tìm ra những khó khăn của sinh viên năm hai Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc học trực tuyến thời kì Covid-19 và đưa ra những đề xuất sư phạm đề cải thiện những khó khăn này.

Để hoàn thành được bài nghiên cứu này, ở chương một chúng tôi đã đưa ra những lý thuyết liên quan.

Trong chương 2, chúng tôi đã đưa ra những bài khảo sát để nhìn nhận và đánh giá những khó khăn sinh viên năm 2 gặp phải khi học trực tuyến trong thời Covid- 19.

Trong chương 3, dựa vào kết quả của bài khảo sát, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp sư phạm nhằm cải thiện những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong thời điểm phức tạp này.

Đây là bài nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi và thời gian còn hạn chế vì vậy sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được nhận những ý kiến đóng góp của các giảng viên để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn .

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web tham khảo

[1] https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/khac-phuc-nhung-bat-cap-trong-day- va-hoc-truc-tuyen-591385.html

[2] https://saomaiedu.com/nhung-kho-khan-khi-day-hoc-truc-tuyen/ [3]https://www.unicef.org/vietnam/

[4]https://www.unicef.org/vietnam/

2. Nghiên cứu khoa học tham khảo

[1] Vũ Minh Hạnh - Ngô Thị Hoài Ngọc K69 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2021: NCKH “Đề xuất chiến lược rèn luyện kỹ năng nói cho người học từ trình độ DELF A2 thi lên B1 Tiếng Pháp”

[2] Lê Quang Nam K68 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2020 : NCKH “Tính lười biếng trong học tập của sinh viên”

[3] Nguyễn Phương Chi - Lã Ngọc Huyền K67 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2019: NCKH “Hoạt động ghi chép trong kỹ năng nghe tiếng Pháp của sinh viên năm thứ hai”

[4] Đặng Nguyễn Hà My - Nguyễn Quỳnh Chi K68 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2020: NCKH “Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nhà cho sinh viên khoa Tiếng Pháp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”

[5] Phạm Quỳnh Anh - Nguyễn Thu Trang K67A Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN: NCKH “Những khó khăn khi học kỹ năng viết, thể loại thư phàn nàn trong tiếng Pháp của sinh viên trình độ A2-Lớp K67A Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội”

[6] Phạm Thùy Linh - Ngô Thị Thu Hường - Bùi Khánh Vân K68, 2020: NCKH

“Các chiến lược học tập kỹ năng đọc & viết để đạt kết quả cao trong các kì thi văn bằng Tiếng Pháp”

3. Tiếng Pháp

ABC DELF B1 Scolaire et Junior. Adrien PAYET, Virginie SALLES (2014).

Trong nghiên cứu khoa học này, các tác giả đã tiến hành tìm hiểu một vấn đề rất quan trọng trong học tập của sinh viên: học trực tuyến. Lí thuyết về học tập trực tuyến có đề cập những yếu tố then chốt liên quan đến người học và các tác động ảnh hưởng chất lượng học tập của người học. Tuy nhiên, chương 2 xác định sai mục đích. Đáng lẽ ra trong chương 2, các tác giả cần phải bàn về những nội dung liên quan đến “các yếu tố ảnh hưởng đến học trực tuyến”: tính tự giác, kiến thức, tương tác, tâm lí… thì họ lại tìm hiểu về thực trạng học các kĩ năng thực hành tiếng. Như vậy là xác định sai trọng tâm nghiên cứu. Các giải pháp đề xuất tập trung vào việc giới thiệu các phần mềm học tập phục vụ cho các kĩ năng. Đây cũng là những đề xuất thú vị tuy nhiên lại không đáp ứng được mục đích của đề tài.

Một phần của tài liệu NHỮNG KHÓ KHĂN của SINH VIÊN năm THỨ HAI KHOA TIẾNG PHÁP TRONG VIỆC học TRỰC TUYẾN THỜI kì COVID 19 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)