Quy tắc Taylor: Hoa Kỳ dẫn đắt thế giới với vai trò nước lớn

Một phần của tài liệu Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% (Trang 27 - 39)

Quy tắc Taylor có thể được mô tả theo phương trình sau:

Trong đó:

: Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mục tiêu : Lạm phát thực tế

: Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của NHTW

: Lãi suất thực tại điểm cân bằng của thị trường : Logarit của tổng sản lượng GDP thực tế : Logarit của tổng sản lượng GDP tiềm năng

Để áp dụng quy tắc Taylor, NHTƯ xác định một mức lãi suất thực ngắn hạn nên dựa trên 3 yếu tố: lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu; chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng; mức lãi suất ngắn hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện nhân công.

Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao (CSTT thắt chặt) để giảm áp lực lạm phát trong trường hợp lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu hoặc sản lượng vượt trên mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp ngược lại, quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối thấp (CSTT nới lỏng) để thúc đẩy tăng trưởng. Quy định tỷ lệ a lớn hơn 0, quy tắc Taylor nói rằng lạm phát tăng 1% đòi hỏi NHTƯ tăng lãi suất danh nghĩa lên hơn 1% (cụ thể, bằng 1+aπ).

Vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của Mỹ

Mục tiêu CSTT của Fed bao gồm ba mục tiêu chính là ổn định giá cả, mức lãi suất dài hạn vừa phải, và tối đa việc làm (Fed 2011). Công cụ CSTT của Fed hiện nay là FFR. Từ năm 1994 đến nay Fed đã chọn FFR là mức lãi suất của các khoản vay qua đêm trên thị trường vốn dự trữ làm LSCS và sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để mua và bán các công trái của Mỹ nhằm thay đổi số lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng để điều chỉnh mức LSCS FFR. Mức FFR mục tiêu do FOMC quyết định trong từng thời kỳ. Như vậy chính sách lãi suất của Fed nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT

Taylor (1993) đã chứng minh rằng công thức tính LSCS của ông1 theo sát LSCS của Fed là FFR trong thời kỳ năm 1987 – 1992. Thời kỳ này tương đối ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô. Kết quả là sau đó quy tắc Taylor được xem như là phương thức để thực hiện CSTT (Asso, Kahn và Leeson 2010). Thông qua các bản chép lại ghi nhận tại các phiên họp thường kỳ của FOMC2, quy tắc Taylor thường được đưa ra thảo luận và làm cơ sở tham khảo trước khi Fed quyết định mức LSCS là FFR. Asso, Kahn và Leeson (2010) đã trình bày khá chi tiết mối quan hệ giữa vai trò của quy tắc Taylor trong ứng dụng CSTT của các NHTW, đặc biệt là Fed. Việc trao đổi và vận dụng quy tắc Taylor tại các cuộc họp của FOMC được khái quát như sau: i. Quy tắc Taylor là sự hướng dẫn cho chính sách tiền tệ Việc đề cập đến quy tắc Taylor tại cuộc họp FOMC lần đầu tiên vào ngày 31/01/1995 – 01/02/1995. Tại cuộc họp này Janet Yellen đã mô tả công thức và tính gần đúng của nó đến các quyết định lãi suất của FOMC kể từ năm 1986. Trong các cuộc họp kế tiếp sau đó, Yellen luôn lặp lại rằng quy tắc Taylor là hướng dẫn cho các quan điểm của bà về lập trường của CSTT. Các thành viên khác của FOMC như là Laurence Meyer và Edward Gramlich, và Robert Parry (Fed chi nhánh bang San Francisco) cũng tin cậy mạnh mẽ vào quy tắc Taylor (Asso, Kahn và Leeson 2010).

Giới hạn mức lãi suất bằng không (0)

Năm 1998 FOMC đã đặt vấn đề về giới hạn bằng không (0) của mức lãi suất và quy tắc Taylor phải chỉnh sửa như thế nào để giải quyết vấn đề này. Các phương pháp đề nghị là (i) tăng hệ số các độ lệch lạm phát và sản lượng khi lãi suất tiến gần đến mức giới hạn không; (ii) phải thực hiện mạnh tay hơn chỉ khi lạm phát đã dường như thấp; (iii) thực hiện CSTT thông qua sự thu xếp cơ số tiền đối với cung và cầu tiền của NHTW theo quan điểm của Jerry Jordan (Fed chi nhánh bang Cleverland). Khi lãi suất danh nghĩa bằng không (0), vai trò của lãi suất không còn hiệu quả đối với kích thích tăng trưởng kinh tế và do đó theo quan điểm của Marvin Goodfriend (Fed chi nhánh Richmond) nên mở rộng cơ số tiền để kích thích tăng trưởng kinh tế tại giới hạn không (0) của lãi suất. Năm 2002 các thành viên Hội đồng Thống Đốc là David Reifschneider và John Williams sau khi chạy mô hình mô phỏng quy tắc Taylor gốc đã phát hiện rằng tại một mức lạm phát mục tiêu thấp, giới hạn cận dưới là không (0) được lặp lại thường xuyên là hoạt động kinh tế bị xấu đi với mức lạm phát mục tiêu

1it = πt + 0,5(yt)+ 0,5(πt – 2) + 2; it : LSCS ngắn hạn, πt : tỉ lệ lạm phát qua 4 quý trước, yt : độ lệch sản lượng.

2 Các bản chép lại nội dung họp của FOMC được tìm thấy tại trang web http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomc_historical.htm. http://www.federalreserve.gov/monetarypolicy/fomc_historical.htm.

thấp dưới 2% và đi đến kết luận rằng FOMC có thể muốn dịch chuyển CSTT mạnh hơn so với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc khi nền kinh tế đang trên bờ vực nguy hiểm của việc chạm giới hạn mức lãi suất bằng không (0). Giả sử quy tắc Taylor gốc đề xuất mức LSCS dưới 1%, FOMC có thể quan tâm đến việc đưa lãi suất xuống ngay mức không (0). Các cuộc thảo luận về giới hạn lãi suất bằng không (0) dự báo cho hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 khi FFR giảm xuống còn 0 – 25 điểm cơ bản 11 và được duy trì như vậy trong một khoảng thời gian dài hơn.

Từ năm 2003 đến năm 2006 CSTT của Fed chệch hướng so với đề xuất từ quy tắc Taylor gốc khi mà FFR được duy trì dưới mức tính toán từ quy tắc Tayor cho một giai đoạn khá dài với nỗ lực bù trừ với áp lực giảm phát chớm phát sinh. Taylor (2007b) đã phê bình việc sử dụng chính sách tùy ý này đã góp phần làm dậy sóng nhu cầu nhà ở và lạm phát giá nhà ở. Sử dụng phương pháp mô phỏng với dữ liệu trái với thực tế, Giáo sư Taylor kết luận rằng nếu CSTT gắn chặt hơn với quy tắc Taylor, rất nhiều cơn bùng nổ về nhà ở đã tránh được

Kết luận: Trải qua các thời kỳ khác nhau, quy tắc Taylor đã được các nhà hoạch định CSTT của Fed

xem xét, tranh luận trước khi ra quyết định về việc thay đổi LSCS FFR cho thấy vai trò quan trọng của quy tắc Taylor trong việc Fed hoạch định CSTT. Mặc dù quy tắc Taylor là cơ sở để phân tích các vấn đề liên quan đến CSTT, vẫn còn nhiều quan điểm xung quanh vấn đề chọn lựa thông số kinh tế vĩ mô và dạng mô hình áp dụng đối với quy tắc Taylor trong CSTT của Fed. Thông qua phân tích việc vận dụng quy tắc Taylor của Fed, một số vấn đề chính có thể được rút ra như sau:

+ Quy tắc Taylor được xem là công cụ hướng dẫn đối với việc quyết định CSTT và được các nhà lãnh đạo Fed tin tưởng như Janet Jellen, Lawence Meyer, Edward Gramlich, Robert Parry.

+ Các vấn đề đặt ra khi vận dụng quy tắc Taylor:

. Chọn chỉ tiêu đo lường tỉ lệ lạm phát: chỉ số giảm phát GDP hay CPI.

a. Sự chính xác trong đo lường sản lượng tiềm năng và LSTN do hai đại lượng này không quan sát được và thay đổi theo thời gian.

b. Đối với sốc cung, hệ số độ lệch lạm phát có thể bằng với hệ số độ lệch sản lượng. Đối với sốc cầu, hệ số độ lệch lạm phát nhỏ hơn với hệ số độ lệch sản lượng.

c. Các hệ số thành tố bên phải công thức thay đổi nếu các biến số bên phải thay đổi. + Chọn lựa mô hình quy tắc Taylor:

- Kết quả tính toán LSCS sẽ khác nhau nếu sử dụng mô hình khác nhau như dạng nhìn về quá khứ hay hướng về tương lai, hệ số các thành tố bên phải công thức là cố định hay hồi qui, dữ liệu sử dụng là thực tế (real-time) hay đã điều chỉnh.

- Kết quả tính toán LSCS sẽ khác nhau nếu các thành tố bên phải công thức đưa vào khác nhau, ví dụ thay độ lệch sản lượng bằng độ lệch thất nghiệp, thêm độ lệch tỉ giá hối đoái vào công thức.

- Dạng hướng về quá khứ cho kết quả tính toán gần sát với LSCS thực tế của Fed thời kỳ 2003 – 2004. - Khi sử dụng mô hình dạng hướng về tương lai cho kết quả tính toán LSCS nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì nên sử dụng quy tắc Taylor gốc không hồi qui để tính toán LSCS, kết quả sẽ tương đối chính xác hơn. - Sử dụng độ trễ với các thành tố bên phải quy tắc Taylor cho kết quả hồi qui có ý nghĩa thống kê cao và gia tăng khả năng giải thích của quy tắc Taylor.

- Quá trình điều chỉnh LSCS bằng các bước nhỏ nên sử dụng mô hình làm phẳng lãi suất. + Trường hợp giới hạn lãi suất bằng 0

Khi lãi suất bằng 0, công cụ lãi suất hầu như không có tác dụng nên các nhà hoạch định CSTT sử dụng các công cụ khác để kích thích tăng trưởng kinh tế như tăng cơ số tiền, tăng tỉ lệ tín dụng, v.v.

c/Ngang bằng lãi suất: Hiệu ứng Fisher quốc tế

Mối quan hệ giữa lãi suất thực vả lãi suất danh nghĩa được để cập đầu tiên bởi Ixring Fisher (1930) như một phẩn lý thuyết của ông ấy trong việc đầu tư, Theo Fisher. với giả định thị trường vốn là hoàn hảo và các dòng vốn có thể chuyên dịch tự do, lãi suất thực ở các nước sẽ tiễn về mức cân bằng. Lúc này một sự chênh lệch trong lãi suất danh nghĩa thể hiện chênh lệch trong lạm phát, hay nói cách khác lãi suất danh nghĩa trong dài hạn sẽ hoàn toàn đi chuyên cùng hướng với lạm phát kì vọng. Và Fisher nhân mạnh rằng trong dải hạn, lãi suất thực là không đổi và sẽ không chịu tác động của cả lạm phát lẫn lãi suất danh nghĩa. Mô hình của Fisher được xây đựng như sau:

Trong đó:

𝑅𝑡 là cho lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đáo hạn tại thời điểm t.

𝐸𝑡−1(𝑅𝑡∗) là lãi suất kì vọng tại thời điểm t-1 của trái phiếu đáo hạn tại thời điểm t 𝐸𝑡−1(𝜋𝑡) là lạm phát kì vọng cho thời điểm t từ thời điểm t-1

Từ phương trình (1). ta có:

Lãi suất và lạm phát thường có giá trị không cao nên 𝐸𝑡−1(𝑅𝑡∗)𝐸𝑡−1(𝜋𝑡) sẽ có giá trị gần bằng 0 nên có thể loại bỏ khỏi phương trình (2). Ta có phương trình mới như sau:

Theo phương trình trên. người cho vay sẽ yêu cầu một lãi suất danh nghĩa có thể bù đắp phần sự mắt giá của đồng tiền do khoảng thời gian đải của nợ vay, khoảng bù đắp này được tính bằng lạm phát kì vọng. Vì thể, nếu chúng ta nhận thấy có sự mất giá đồng tiền, ngay lập tức một sự thay đôi trong lạm phát kỉ vọng sẽ được chuyển hoàn toàn vào lãi suất danh nghĩa đề lãi suất thực là không đối. Thông tin từ phương trình trên cung cấp thật sự hữu ích cho cả các nhà nghiên cứu và các nhà làm chính sách. Ví dụ, nếu hiệu ứng Fisher tổn tại, lạm phát kì vọng sẽ là một thước đo tốt đùng để dự đoán lãi suất danh nghĩa. Vì thế, nhiều nghiên cứu được thực hiện để kiểm định môi quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát, hay nói chỉnh xác hơn là kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher, Mô hình tổng quát đo lường mỗi quan hệ này như sau :

Thông qua kiểm đinh sự tồn tại của hiệu ứng Fisher, hay nói cách khác là phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất ở các quốc gia Asean trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 bằng các phương pháp kiểm định kinh tế lượng. Phương pháp Johansen cho phép phát hiện mối liên hệ đồng liên kết tuyến tỉnh giữa các biến và thuật toán ACE cho phép chuyển đổi các biến dể kiểm định mối liên hệ phi tuyển giữa chúng. Cuối

cùng, mô hình VECM được áp dụng để phân tích vẻ cần bằng dài hạn giữa lạm phát vả lãi suất. Kết quả kiểm định cho thấy chuỗi dữ liệu ở Singapore và Đông Timor dừng bậc 0 trong khí ở quốc gia còn lại đừng bậc 1. Ở hầu hết các quốc gia đang phải triển khu vực Đông Nam Á, bài nghiên cứu tìm được mỗi quan hệ đồng liên kết giữa lạm phát và lãi suất. Trong đó, mối quan hệ này lả tuyến tính ở sáu quốc gia Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam và là mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến ở Brunei. Không có bằng chứng về sự tồn tại của hiệu ứng Fisher tại Myanmar. Trên cơ sở này, các nhà đầu tư và các nhà chính sách cần có cái nhìn rõ hơn vẻ mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất để cân nhắc, xem xét khi đưa ra những giải pháp, chính sách thích hợp khi điều hành nên kinh tế vĩ mô.

( trích dẫn theo nghiên cứu của Phạm Duy Hùng, Hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến)

Phân biệt lãi suất chính sách và các mức lãi suất khác

Các nước hiện nay không có sự đồng nhất về khái niệm lãi suất chính sách và đôi khi là phối hợp nhiều loại lãi suất. Lãi suất chính sách của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và mục tiêu CSTT của NHTW là một trong số đó. Việc thực hiện CSTT phải linh hoạt thông qua việc đánh giá xem xét các yếu tố rủi ro bao gồm các yếu tố liên quan đến sự bất ổn tài chính, cộng thêm với việc đánh giá các phát triển hiện tại và viễn cảnh tương lai đối với hoạt động kinh tế và giá cả xét trên khía cạnh đạt được sự tăng trưởng bền vững với sự ổn định giá cả.

Ngân hàng Trung ương Anh

Theo Bank of England (2006), CSTT của NHTW Anh có bốn mục tiêu:

- Lãi suất thị trường qua đêm phải phù hợp với mức LSCB chính thức của NHTW (official Bank rate). - Một khuôn khổ CSTT hiệu quả, an toàn và linh hoạt đối với việc quản trị thanh khoản của hệ thống ngân hàng – cả đối với các thị trường tiền tệ cạnh tranh và nơi thích hợp, sử dụng tiền của NHTW – trong hoạt động hàng ngày và trong các điều kiện áp lực hoặc bất thường khác.

- Một khuôn khổ CSTT đơn giản, thông suốt và minh bạch. - Các thị trường tiền tệ đồng bảng Anh cạnh tranh và bình đẳng.

=> Công cụ CSTT của NHTW Anh là lãi suất cơ bản chính thức của NHTW trả trên dự trữ của NHTM (Offical bank rate paid on commercial bank reserves) kể từ ngày 18 tháng 5 năm 2006 cho đến hiện nay.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Mục tiêu cơ bản của CSTT của NHTW Châu Âu (ECB) là duy trì sự ổn định giá cả. ECB tập trung vào tỉ lệ lạm phát thấp hơn nhưng gần ở mức 2% trong thời kỳ trung hạn . Để đạt được mục tiêu cơ bản này, giống như các NHTW khác, ECB tiến hành phân tích toàn diện sự phát triển kinh tế trên cơ sở hai trụ cột chính là phân tích kinh tế và phân tích tiền tệ.

Phân tích kinh tế đánh giá các yếu tố tác động đến sự tiến triển của giá cả từ ngắn hạn đến trung hạn, tập trung vào các hoạt động kinh tế thực tế và các điều kiện tài chính của nền kinh tế. Nghiên cứu kinh tế quan tâm đến sự tiến triển của giá cả qua các thời kỳ dưới tác động của cung – cầu hàng hóa, dịch vụ và các thị trường yếu tố sản xuất. ECB tiến hành xem xét hàng quý các yếu tố sau (không kể đến các yếu tố khác):

- Sự phát triển của tổng sản lượng;

- Nhu cầu và các điều kiện thị trường lao động; - Một dãy rộng các chỉ số giá cả và chi phí; - Chính sách tài chính;

- Cán cân thanh toán đối với khu vực Châu Âu.

Phân tích kinh tế cũng bao gồm một sự phân tích toàn diện các cú sốc tác động đến khu vực Châu Âu, sự ảnh hưởng của chúng đến chi phí và hành vi giá cả và các viễn cảnh từ ngắn hạn đến trung hạn về sự lan

Một phần của tài liệu Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)