1. Đánh giá chung về tác động luật thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam:
2.2.8 Còn nhiều bất cập ở các thủ tục hành chính thuế:
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần - quy định chồng chéo, chưa rõ ràng và thiếu thực tế. Đối với những nước mà Việt Nam có ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, nếu thu nhập phát sinh tại nước đó, DN có thể xem xét áp dụng miễn giảm thuế tại Việt Nam cho phần thu nhập nói trên theo Hiệp định. Tuy nhiên, để được hưởng miễn giảm thuế theo Hiệp định, DN lại phải tiến hành rất nhiều thủ tục, hồ sơ phức tạp và hầu như không thực hiện được.
Tóm lại, những hạn chế của chính sách thuế TNDN hiện hành tập trung ở những điểm lớn như sau:
- Về thuế suất: tuy ở mức trung bình so với khu vực, tuy nhiên vẫn còn cao hơn một số nước, vùng lãnh thổ, chưa thực sự tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Có nhiều quy định chồng chéo, chưa rõ ràng và thiếu thực tế: Xác định doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi, như: thời điểm xác định doanh thu, xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể; Các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ, chưa thực sự rõ ràng, một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế, vô hình chung, DN phải chịu thuế nhiều hơn. Mặt khác, sự thiếu minh bạch dễ mang đến rủi ro nghề nghiệp của cả phía DN và cả cán bộ thuế trong quá trình thực thi.
- Việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập tính thuế của một số hình thức kinh doanh: như bán hàng qua mạng, bán hàng đa cấp... chưa được quy định.
- Xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu đãi chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế). Để phù hợp với thực tế, cần phải xác định rõ khoảng các khoản thu nhập này. Đồng thời, các khoảng thu nhập khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế thì cũng nên được ưu đãi thuế.
- Có một số ưu đãi thuế chưa phù hợp.
- Vấn đề quản lý hành chính thuế còn thiếu công bằng, thiếu minh bạch, khó hiểu và gây khó khăn cho DN.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Định hướng sửa đổi luật thuế TNDN của Đảng và Nhà nước:
Việc sửa đổi Luật thuế TNDN nhằm đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu sau đây:
- Một là, tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thực hiện giảm mức thuế suất chung để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Hai là, cải cách ưu đãi thuế nhằm tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước trong giai đoạn sắp tới trên cơ sở thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực.
- Ba là, việc sửa đổi Luật thuế TNDN tuy có tác động giảm thu ngân sách nhà nước trong vài năm đầu nhưng phải đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn.
Giải pháp về quản lý hành chính:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế chính sách, pháp luật thuế theo hướng đơn giản, công bằng, minh bạch, công khai.
- Tăng cường giám sát việc thực hiện tự khai, tự nộp của đối tượng nộp thuế.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế theo hướng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại.
- Đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính thuế bằng việc áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế. Hiện tại, đã áp dụng kê khai thuế qua mạng nên đã giảm được phần nào chi phí cho DN. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi tốt nhất cho DN cần phải nâng cấp hệ thống và triển khai sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng của ngành thuế. Trong điều kiện ứng dụng hiện tại cần phân quyền khai thác và chia sẻ thông tin nhiều hơn cho các phòng tuyên truyền hỗ trợ và các phòng chức năng khác.
Giải pháp về chính sách thuế:
Căn cứ theo Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 để đưa ra một số giải pháp về chính sách thuế đối với thuế TNDN:
- Thuế suất thuế thu nhập DN ở mức 25% như hiện nay là quá cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. Hơn nữa việc áp mức thuế suất “cào bằng” 25% như hiện nay với mọi DN được cho là dễ dàng hơn với ngành thuế, nhưng không hợp lý, nhất là trong bối cảnh tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính ở trong
nước đến các DN không giống nhau. Do đó, thuế suất thuế TNDN nên mạnh dạn không chờ đến năm 2020 mà ngay năm 20152016 có thể giảm về mức 20%.
- Đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
- Bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Sửa đổi theo hướng: quy định điều kiện để xác định khoản chi được trừ, liệt kê cụ thể các khoản không được trừ; những khoản không được liệt kê thì đương nhiên DN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập (Ví dụ: Các khoản chi phí hợp lý nên được đưa vào chi phí được trừ: chi thù lao cho Hội đồng quản trị… )
- Bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: Hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử,… khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu DN, thỏa thuận trước về giá của các DN liên kết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiểu luận về thuế thu nhập doanh nghiệp, từ tiểu luận có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
₋ Thứ nhất, chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong những nội dung cụ thể của chính sách thuế và quản lý thuế TNDN ở Việt Nam.
₋ Thứ hai, Tiểu luận đã vận dụng cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình đánh giá tác động của thuế thu nhập doanh
nghiệp để phân tích dữ liệu và đánh giá tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến doanh thu của doanh nghiệp nộp thuế đến lao động, năng suất lao động đến lợi nhuận đến tăng trưởng kinh tế, đến chính số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng số thuế nói chung bằng phương pháp định lượng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo 2 khía cạnh là tiếp cận vĩ mô và tiếp cận vi mô
₋ Thứ ba, tiểu luận đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.
₋ Cuối cùng, nhưng ko kếm phần quan trọng đó là để hoàn thiện chính sách thuế TNDN rất cần sự can kết, kiên định đồng hành của chính phủ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.tuvanluatvietnam.vn/vn/service/thue-thu-nhap- http://www.tuvanluatvietnam.vn/vn/service/thue-thu-nhap- doanh-nghiep-31.html file:///D:/MASTER%20BUSINESS/TAX/Ho%C3%A0n%20thi %E1%BB%87n%20lu%E1%BA %ADt%20thu%E1%BA%BF%20thu %20nh%E1%BA%ADp%20doanh%20nghi%E1%BB%87 p.htm http://www.taichinh247.com/2010/08/luat-thue-thu-nhap-dn-go- chua-het-roi.html http://v1000.vn/2011-11-04-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-trong- chien-luoc-cai-cach-he-thongthue-viet-nam http://vneconomy.vn/20 http://vov.vn/Home/Thue-thu-nhap-doanh- nghiep-can-giam-ve20/20126/212866.vov 111108034651200P0C6/xin-giam-som-thue-thu-nhap-doanh- nghiep.htm http://www.vtca.vn/TabId/70/ArticleId/7192/PreTabId/66/Default.asp x