Cơ hội tiết kiệm năng lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ ngành gốm sứ, các cơ hội tiết kiệm năng lượng (Trang 25 - 26)

Để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì chúng ta cần xem xét đến chi phí sản xuất. Để sản xuất sản phẩm gốm sứ cần sử dụng hai loại năng lượng chính đó là năng lượng điện và nhiên liệu để đốt lò như: than, củi,gas…Chi phí năng lượng để sản xuất ra gốm chiếm khoảng 30-60% của sản phẩm. Vì vậy, giảm được chi phí năng lượng đầu vào sẽ đưa lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà sản xuất gốm sứ.

Trong lĩnh vực quản lý.

Các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ ở Bát Tràng cần nhận thức được vai trò của tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh để mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, bởi trên thực tế, lợi ích của việc quản lý năng lượng

luôn cao hơn so với chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được từ TKNL có thể bù đắp cho chi phí đầu tư chỉ trong một thời gian không lâu.

Các biện pháp cụ thể:

Rà soát quy trình bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị.

Lập kế hoạch lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của đơn vị.

Giám sát các quy trình hoạt động của hệ thống tiêu thụ năng lượng trong cơ sở sản xuất.

• Tắt tất cả các bóng đèn, điều hòa khi không có nhu cầu sử dụng

• Đối với các thiết bị, máy móc dùng điện, nhiệt cần phải được vận hành theo một quy trình kỹ thuật phù hợp, có thể tiết kiệm được 5% điện năng và năng lượng tiêu thụ cấp cho lò nung nếu vận hành máy hợp lý điều đó đòi hỏi người sử dụng phải được trang bị những kiến thức cơ bản về các phương pháp sử dụng năng lượng hợp lý, an toàn và tiết kiệm nên phải có tài liệu hướng dẫn, tập huấn…

• Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng và các thiết bị sử dụng điện do môi trường làm việc ở đây rất bụi bặm và bẩn…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ ngành gốm sứ, các cơ hội tiết kiệm năng lượng (Trang 25 - 26)