Thực tập có thực sự cần thiết? Những kinh nghiệm từ thực tập có giúp ích cho công việc sau này? Đây là câu hỏi mà đại đa số các sinh viên hay thắc mắc khi nhắc đến thực tập.
Công việc thực tập có thể không phải là công việc mà tôi làm sau này. Vì vậy nhiều người cho rằng, thực tập không cần thiết và không lại hiệu quả cho việc phát triển nghiệp vụ với công việc tương lai. Trong trường hợp này của tôi thì đúng là vị trí thực tập không hề liên quan đến công việc, chuyên ngành mình học và làm sau này.Tuy nhiên từ những khó khăn gặp phải trong quá trình thực tập, tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hiểu sâu hơn các vấn đề đã biết, mở rộng và tiếp thu những điều mới, học hỏi thêm khả năng liên kết các vấn đề với nhau để học cách
sáng tạo. Những điều học được từ thực tập là vô cùng lớn, khắc phục những vấn đề được học đã cũ không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung hỗ trợ kiến thức cho bản thân.Sau đây là các bài học tôi rút ra trong quá trình thực tập:
Bài học về chủ động và tự tin:
Bài học về chủ động là bài học lớn nhất và đáng giá nhất sau quá trình thực tập. Thực trạng giáo dục ở việt nam từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, thậm chí cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp như cao đẳng, đại học còn nhiều bất cập, đặc biệt thiếu sự chủ động của người học. Môi trường giáo dục này đã áp dụng vào người học từ khi còn rất nhỏ và kéo dài trong hơn mười năm đi học. Vì vậy, việc thay đổi từ thụ động sang chủ động là một bước tiến rất lớn của sinh viên so với các cấp học trước đây. Mặc dù, tính chủ động này đã được là quen trong chương trình đào tạo nghề chuyên nghiệp, thay vì giảng viên là người cầm tay chỉ việc thì giảng viên là người hướng dẫn với yêu cầu người học tự học, tự nghiên cứu theo định hướng. Tuy nhiên môi trường thực tập và làm việc thực tiễn là môi trường phát huy mạnh mẽ nhất cũng là môi trường học hỏi tính chủ động một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất.
Đứng trong môi trường thực tế, tôi sẽ phải học hỏi và áp dụng sự chủ động từ những việc nhỏ nhất như chủ động chào hỏi, làm quen; chủ động tìm hiểu công việc, chủ động tìm người hướng dẫn, chủ động đưa ra các câu hỏi, những vướng mắc trong công việc. Đặc biệt với công việc phức tạp, khó có thể nắm bắt ngay từ đầu như việc làm thực tập sinh kế toán, việc làm thực tập sinh IT,... sự chủ động sẽ giúp tôi sớm làm quen và nhanh chóng thích nghi với môi trường, công việc.
Từ sự chủ động, tôi giúp nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân. Điều này giúp tôi tự tin hơn. So với việc tôi là người mới như tờ giấy trắng chưa có gì thì sau quá trình thực tập ít nhiều tôi đã có những nét vẽ cơ bản cho tờ giấy của mình, nếu tôi là người tiếp thu nhanh thì tôi có thể nhanh chóng vẽ thêm, phát triển những kiến thức cơ bản và sử dụng nó một cách hiệu quả theo cách của tôi. Nó giúp tôi có thông tin để trao đổi với đồng nghiệp vừa tạo sự tương tác và hòa đồng với đồng nghiệp vừa là cơ hội học hỏi thêm, tích lũy thêm nữa cho công việc của mình.
Kinh nghiệm về kỹ năng mềm:
Kỹ năng mềm được trang bị trong nhà trường là kỹ năng mền cơ bản mà các môi trường làm việc điều cần và đều yêu cầu. Tuy nhiên những môi trường làm việc cụ thể thì ngoài những kỹ năng mềm cơ bản, chúng ta cần những kỹ năng mềm khác nhằm phục vụ cho công việc. Những kỹ năng mềm đặc thù và nâng cao của từng môi trường làm việc cụ thể là những kỹ năng sử dụng nhiều và hiệu quả nhất đối với công việc của tôi.
Kỹ năng mềm như chất xúc tác để tôi đưa những lý thuyết được học tiến gần với thực tiễn công việc. Đây là điều mà không chỉ sinh viên mà ngay cả người đã đi làm cũng liên tục phải trau dồi. Những kỹ năng tinh tế được dễ dàng thể hiện qua giao tiếp, cách lắng nghe, cách làm việc nhóm và thuyết trình, cách xử lý các vấn đề, cách tư duy để đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả,…
Qua việc quá trình thực tập và giải quyết công việc, tôi sẽ được học hỏi và áp dụng những kỹ năng này. Nếu may mắn và dựa vào sự cố gắng của tôi sau khi thực tập, tôi có thể được nhận vào chính môi trường, đơn vị thực tập đó để làm việc thì những kiến thức tôi học sẽ được sử dụng một cách triệt để. Còn nếu công việc thực tập không phải là công việc mà tôi theo đuổi sau này thì đừng lo, những kỹ năng này luôn cần thiết trong quá trình giải quyết công việc hoặc đơn giản là việc gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng tương lai.
Ngoài hai kinh nghiệm lớn kể trên, quá trình thực tập đtôi đến cho tôi những mối quan hệ mới từ người bạn và đồng nghiệp. Tôi hãy duy trì và phát triển các mối quan hệ này vì họ là những người ít nhiều liên quan đến ngành học cũng như công việc sau này của tôi, chính những con người này có thể đtôi lại sự phát triển và tương lai, mở rộng cơ hội thể hiện bản thân và cơ hội tim việc làm của tôi.
Những lợi ích và kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực tập là hành trang, là những bài học quý báu cho sinh viên bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Để từ đó mỗi cá nhân có kế hoạch phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân. Trên đây là những bàì học kinh nghiệm sau khi đi thực tập được tổng hợp lại, là những điều thiết yếu cho sinh viên