47
Hình 5-20: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu một pha điều khiển không đối xứng
48
49
KẾT LUẬN
Thời gian làm đồ án em có nhiều trải nghiệm cùng những kinh nghiệm và kiến thức cho chuyên ngành của mình. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè em đã hoàn thành đồ án. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp của thầy cô và bạn đọc.
Trong đồ án em đã học hỏi được những phần như:
- Tìm hiểu và làm quen được với phần mềm mô phỏng PSIM
- Sử dụng các dụng cụ đo trong phòng thí nghiệm: Máy hiện sóng, đồng hồ vạn năng…
- Nghiên cứu và hiểu sâu hơn về các mạch chỉnh lưu
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khả năng học hỏi và giải quyết vấn đề. Khai thác được sức mạnh công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên chúng em chỉ thực hiện được một số kết quả mô phỏng mang tính tương đối so với lý thuyết đã học.
Vì vậy, sau khi hoàn thành đồ án này chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Mục đích của chúng em là phát triển đề tài này ứng dụng vào giảng dạy và học tập, từ đó giúp các bạn sinh viên nắm bắt và hiểu rõ hơn trong việc mô phỏng mạch điện tử công suất. Trong suốt 7 tuần tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng mô phỏng mạch chỉnh lưu cầu một pha không đối xứng, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy- Ths. Nguyễn Vũ Thắng đã giúp em hoàn thiện đề tài đồ án tốt nghiệp mà mình đặt ra cho bản thân. Em xin gửi lời cám ơn trân thành tới thầy. Xong cũng không thể không nhắc tới các thầy cô trong khoa Điện cũng như các thầy cô đã trực tiếp chỉ dạy em trong xuyên suốt thời gian trên giản đường đại học. Em xin gửi lời cám ơn tới toàn thể các thầy cô, đã tạo điều kiện cũng như ra sức chỉ bảo chúng em trong thời gian qua.
50 Em xin trân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bính (2002), Điện tử công suất, Bài tập – bài giải và ứng
dụng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh (2004), Điện
tử công suất, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phạm Quốc Hải (2009), Hướng dẫn thiết kế Điện tử công suất, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi (1999), Phân tích và giải mạch
Điện tử công suất, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đoàn Hòa Minh (2008), Giáo trình Thí nghiệm Điện tử công suất, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Trần Trọng Minh (2007), Bài giảng Điện tử công suất, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Văn Thịnh (2000), Tài liệu hướng dẫn thiết kế thiết bị Điện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP NGÀNH LUẬT
NỘI DUNG:
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN.
Họ và tên sinh viên: Phạm Thùy Linh. Mã sinh viên: 219801014.
Lớp : Luật D2019. Khóa:
TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KHXH&NV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP NGÀNH LUẬT
NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên sinh viên: Phạm Thùy Linh.
Mã sinh viên: 219801014.
Lớp: Luật D2019.
Thực tập tại: Tòa án nhân dân quận Hà Đông. Quận/huyện: Hà Đông
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Thông tin cơ bản về đơn vị/ doanh nghiệp tiếp nhận thực tập 1.1. Tên cơ quan/ doanh nghiệp :
- Tòa án nhân dân quận Hà Đông.
1.2. Địa chỉ, thông tin liên hệ:
(1) Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
(2) Thông tin liên hệ:
TT Tên Chức vụ Email Điện thoại
1 Nguyễn Văn Chí Chánh án Hadong.hanoi@toaan.gov.vn 024 33.824.262
2 Đào Duy Vương Phó Chánh án Hadong.hanoi@toaan.gov.vn 024 33.824.262
3 Ngô Thị Ánh Phó Chánh án Hadong.hanoi@toaan.gov.vn 024 33.824.262
1.3. Lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh
Tòa án nhân dân Quận Hà Đông có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật như:
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình; Tranh chấp về kinh doanh, thương mại; Tranh chấp về lao động .
- Giải quyết những yêu cầu sau đây: Yêu cầu về dân sự; Yêu cầu về hôn nhân và gia đình; Yêu cầu về kinh doanh, thương mại; Yêu cầu về lao động.
- Xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 13-9-1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Toà án quân sự gồm: ở Bắc bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn, Mỹ Tho. Uỷ ban nhân dân Trung bộ và Nam bộ, trong địa hạt hai bộ ấy, có thể đề đạt lên Chính phủ xin mở thêm Toà án quân sự ở những nơi trọng yếu khác. Về thẩm quyền xét xử, Toà án quân sự xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trừ trường hợp phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật (Điều 2). Toà án quân sự xét xử tất cả các hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc sau ngày 19-8-1945. Ngoài ra, đối với những nơi ở xa các Toà án quân sự đã được thành lập theo Sắc lệnh này, thì trong những trường hợp đặc biệt, Chính phủ “có thể cho Uỷ ban nhân dân địa phương thành lập một Toà án quân sự có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc định trong Sắc lệnh này” (Điều 7). Về thẩm quyền theo lãnh thổ trong Sắc lệnh này chưa được đề cập đến. Ngày 26-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh ấn định địa phương thẩm quyền của các Toà án quân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì thẩm quyền theo lãnh thổ của các Toà án quân sự được xác định như sau: Toà án quân sự Hà Nội xét xử các vụ án xảy ra tại thành phố Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang; Toà án quân sự Hải Phòng xét xử các vụ án xảy ra tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh; Toà án quân sự tỉnh Thái Nguyên xét xử các vụ án xảy ra tại Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La;...Đồng chí Phan Mỹ được bổ nhiệm làm Chánh án đầu tiên của Tòa án quân sự Hà Nội. Việc thành lập Tòa án quân sự với chức năng xét xử tất cả các hành vi xâm hại đến sự vững mạnh của Nhà nước đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng. Trong đó Tòa án nhân dân Quận Hà Đông thuộc đơn vị quản lý của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.
Những ngày đầu thành lập, Tòa án quân sự Hà Nội tập trung thực hiện công tác xét xử, phục vụ kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, bảo vệ sức mạnh và kỷ luật của quân đội. Năm 1946, tại đình làng La Khê, Hà Đông, Tòa án quân sự Hà Nội đã mở phiên tòa đầu tiên, xử tử hình tên Quản Dưỡng phạm tội bắn vào đoàn nhân dân đi biểu tình ở tỉnh Hà Đông. Địa danh này đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định xây dựng “Bia ghi dấu sự kiện địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ” và tổ chức khánh thành vào ngày 20/4/2014. Bên cạnh hệ thống Tòa án quân sự, ngày 24/01/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Toà án (Tòa án thường) và các ngạch Thẩm phán. Ở thành phố Hà Nội có Tòa án đệ nhị cấp Hà Nội (năm 1950 đổi tên thành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), có thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự và thương sự; về biên chế có 7 Thẩm phán đệ nhị cấp, gồm: Chánh án là ông Vũ Tiến Tuân; Dự thẩm: ông Nguyễn Trọng Lưu và Lê Tài Triển; Thẩm phán: ông Nguyễn Bích Liên và Vũ Tuấn Sán; Phó biện lý: ông Lê Đình Chân và Lương Văn Hòa. Năm 1957, căn cứ vào yêu cầu cách mạng, hệ thống Tòa án được tổ chức lại theo hướng các Tòa án quân sự được nhập vào hệ thống Tòa án thường. Theo đó, Tòa án quân sự Hà Nội được nhập vào Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
1.5. Cơ cấu lãnh đạo, sơ đồ tổ chức
Tòa án nhân dân Quận Hà Đông thuộc đơn vị quản lý của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội. Tòa án nhân dân quận Hà Đông hiện có 26 công chức, trong đó có 10 Thẩm phán. Chánh án: Ông Nguyễn Văn Chí; Phó Chánh án: Ông Nguyễn Việt Hưng; Đào Duy Vương; Ngô Thị Ánh;..
*Cơ cấu tổ chức của Tòa án được thể hiện theo sơ đồ sau: CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN THẨM PHÁN BỘ PHẬN GIÚP VIỆC - CHÁNH VĂN PHÒNG -NHÂN VIÊN GIÚP VIỆC
THƯ KÝ
1.6. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của cơ sở thực tập
- Toà án xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động); những vụ án hành chính.
- Toà án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp.
- Toà án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
- Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
1.7. Môi trường làm việc của cơ sở thực tập
Toà án nhân dân quận Hà Đông là cơ quan xét xử, thuộc hệ thống ngành tư pháp của nước ta. Hệ thống toà án có vai trò giữ vững công lý, công bằng trong các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, tất cả cả vấn đề xung đột trong cuộc sống, các vấn đề trong tranh chấp trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án giải quyết tất cả các lĩnh vực bao gồm hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của toà. Toà án là cơ quan tài phán cuối cùng có quyền quyết định, quyền phán xét định tội, định khung hình phạt, mức hình phạt của tội phạm, phân xử vấn đề tranh chấp về quyền lợi tài sản của nguyên đơn bị đơn, thiệt hại về sức khoẻ tính mạng con người thì được bồi thường bao nhiêu, phương thức bồi thường như thế nào, lao động không được trả lương bị người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được đảm bảo các quyền lợi gì,..
Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân quận Hà Đông đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu lực, hiệu quả công tác xét xử, đảm bảo thực thi pháp luật công bằng, nghiêm minh. Trong quá trình xét xử, các phiên tòa luôn thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bảo đảm tính công bằng, dân chủ và nghiêm minh. Sau mỗi phiên tòa, các thẩm phán chủ tọa đã tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm với đầy đủ thành phần nhằm tiếp thu các ý kiến đóng góp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của hội đồng xét xử.
Việc tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, chất lượng xét xử thẩm vấn công khai tại phiên tòa được nâng cao, bảo đảm ra quyết định, bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Các vụ án lớn, phức tạp được dư luận quan tâm đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết và được Toà án đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
2. Thông tin về bộ phận thực tập ( phòng Thư ký)
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn chính của bộ phận thực tập
a) Chức năng, chuyên môn chính của thư ký tòa
Theo quy định tại điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì “ Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được
đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án”. Như vậy
có thể thấy thư ký tòa án là người có học thức và được quy định cụ thể là trình độ cử nhân Luật trở lên và được tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Thư ký Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thư ký Toà án còn là người giúp việc cho Thẩm phán để thực hiện những tác nghiệp trong quá trình giải quyết vụ án. Thư ký Toà án phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của Thẩm phán nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng, do Chánh án Tòa án phân công để giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng, sự điều hành của Thẩm phán và Hội đồng xét xử.
b) Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án
(1) Nhiệm vụ chung : Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo Luật tổ
chức tòa án:
– Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
– Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(2) Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án
Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định