- Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
2.1.2. Một số đặc trưng chung của văn hóacác dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam
- Dưới góc nhìn địa - văn hóa, tiểu vùng văn hóa xứ Quảng nói chung và nói riêng văn hóa các DTTS ở tỉnh Quảng Nam có sự hiện diện, giao hòa của hầu hết các loại hình di sản văn hóa thể hiện những đặc trưng văn hóa khác nhau, có những niên đại khác nhau, hàm chứa những nội dung lịch sử khác nhau nhưng đều gắn liền với những đặc điểm về địa lý tự nhiên và quá trình hình thành, phát triển của mảnh đất này.
- Sự đa dạng, hỗn hợp đặc trưng được thể hiện rõ nét ở: (1) Sự giao lưu, gắn kết văn hóa từ quá trình tụ cư, hỗn cư và hợp cư của người Chăm, người Việt, người Hoa (Chăm – Việt Hoa); (2) Sự giao lưu, gắn kết văn hóa giữa khối cư dân đồng bằng ven biển với đồng bào các tộc người thiểu số vùng cao; và (3) cùng những ảnh hưởng không nhỏ của sự giao lưu văn hóa khu vực Đông – Tây Trường Sơn (do địa lý tự nhiên của vùng cư trú giáp Lào).
- Nhà làng của các tộc người thiểu số Quảng Nam đã trở thành không gian chung, nhà làng được dựng nên từ sức mạnh và tinh thần đoàn kết của cộng đồng người miền núi. Tiêu biểu, như: Đối với đồng bào Cơtu, ngoài gươl mẹ (gươl chung
của làng) thì xung quanh còn có các gươl con (gươl tô bhúh) tượng trưng cho các tộc họ trong làng; đối với đồng bào Co, Nhà làngđược làm theo kiểu nhà dài ở từng nóc, là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình… Chính đặc điểm văn hóa này tạo dựng cho đồng bào có ý thức rất cao về dòng tộc, làng gốc không gian sinh tồn, tinh thần cố kết cộng đồng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với làng của mình.
- Quá trình cộng cư giữa các dân tộc anh em đã đem lại nét đặc trưng trong văn hóa phi vật thể của các DTTS ở tỉnh Quảng Nam, đó là tính đa dạng giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống xã hội mang tính bản sắc truyền thống và khác biệt của từng tộc người (từ ngôn ngữ, các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày, đến kiến trúc nhà làng và nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, hôn nhân, tang ma, thờ cúng...). Một số minh chứng đã cho thấy, như: (i) Tộc người Cơ tu (ở các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang…) với nghệ thuật trang trí nhà Gươl, cồng chiêng, nói lý - hát lý, các điệu dân ca - dân vũ (có điệu múa Tâng tung- Da dá của Cơ tu là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia), nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu (di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia)…; (ii) Các tộc người Cor, Cadong, Xêđăng (ở các huyện Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My) với tập quán, các nghi lễ, nghệ thuật diễn xướng dân gian (hát đối đáp ting ting của người Ca Dong, biểu diễn nhạc cụ đấu chiêng của người Cor, đàn Klôngpút của người Ca dong), nghề dệt thổ cẩm (nghề dệt dồ của người Xêđăng dưới chân núi Ngọk Linh, dệt thổ cẩm Bhnoong ở Phước Sơn), nghề ủ rượu cần của người Cadong ở Bắc Trà My, đồng bào Cor (Bắc Trà My) với đặc trưng hình ảnh “cây nêu” văn hóa truyền thống sử dụng trong lễ cúng (nghi lễ dựng cây nêu và bộ Gu của người Cor là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia)…; (iii) Với tộc người Gié – Triêng có những bài hát ru, hát trong khi dệt vải và trống H’gơ r của nhóm địa phương Tà Riềng (Gié – Triêng)... Qua đó tạo ra bức tranh sinh động, đa sắc văn hóa đang hiện hữu trong đời sốngcủa nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng Nam thêm đa dạng phong phú.
- Từ việc chịu tác động khách quan của nhu cầu sinh tồn trong điều kiện tự nhiên và thể hiện trong văn hóa - lối sống, tất cả những điều đó đã tạo nên những đặc tính tư duy đã trở thành phẩm chất của con người xứ Quảng nói chung và các tộc người bản địa khu vực miền núi Quảng Nam nói riêng. Bên cạnh, sự ý thức của đồng
bào rất cao về dòng tộc, về làng gốc không gian sinh tồn, về tinh thần cố kết cộng đồng, thì họ còn có những đặc tính về: sự cần cù, sáng tạo, thông minh, cởi mở, khoan hòa nhưng rất kiên trung, bất khuất. Những phẩm chất này giúp cho họ và con người xứ Quảng nói chung luôn hiên ngang trong quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa cũng như khát vọng vươn lên trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương ngày nay.