Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu BÀI học KINH NGHIỆM và LIÊN hệ THỰC TRẠNG nợ CÔNG của VIỆT NAM 1 bài học cho hy lạp, châu âu và thế giới (Trang 25 - 27)

2. LIÊN HỆ NỢ CÔNG VIỆT NAM

2.3. Gợi ý chính sách

So với các nền kinh tế khác trong khu vực, gói kích thích tài khóa của Việt Nam để giảm thiểu tác động của Covid-19 tương đối khiêm tốn, một phần nhờ nỗ lực ngăn chặn đại dịch hiệu quả của Việt Nam. Để tiếp tục phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong bối cảnh môi trường còn nhiều biến động, Việt Nam cần lưu ý thực hiện một số biện pháp để việc quản lý nợ công được an toàn, bền vững. Cụ thể:

Thứ nhất , sử dụng vốn một cách hợp lí và có hiệu quả. Muốn vậy cần đổi mới

mô hình kinh tế, cải thiện bộ máy tổ chức hoạt động các cơ quan nhà nước, đầu tư có trọng điểm tránh đầu tư dàn trải thất thoát.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nhà nước thất thoát vốn. Cần giảm bảo lãnh chính phủ đối với các dự án của DNNN, để các doanh nghiệp hoạt động độc lập, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài. Trừ những dự án có hiệu quả kinh tế, việc chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho những dự án bị từ chối cũng có nghĩa là chấp nhận một khoản đầu tư kém hiệu quả ngay từ khi chưa được đầu tư. Chỉ có vậy mới cải thiện sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, cần phải tách bạch chức năng của các DNNN. Điều này có nghĩa là các DNNN hoạt động không vì mục đích thương mại, đối với các DNNN này vẫn cần có sự hỗ trợ, bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện chức năng xã hội. Đối với các DNNN kinh doanh thương mại, Nhà nước cần tiến hành thoái vốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hồi

vốn Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường đầu tư tư nhân trong trung và dài hạn.

Thứ hai, phải có ưu tiên rõ ràng trong việc chi tiêu nợ công. Những ưu tiên cần

đặt ra là cơ sở hạ tầng công ích, dịch vụ phục vụ đời sống an sinh xã hội như hệ thống y tế công và cơ sở hạ tầng công cộng. Các doanh nghiệp nhà nước cần chú trọng phát triển lợi ích, mở rộng đầu tư.

Thứ ba, nợ công ở Việt Nam phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

nhà nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ cần tìm kiếm các giải pháp quản lý hiệu quả. Cần thay đổi cách tính nợ công để thu nhận được chính xác nhất về số liệu về khoản nợ công của Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, huy động vốn trong nước thay vì vay vốn nước ngoài, từng bước thay

thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước để giảm rủi ro vỡ nợ và an toàn tài chính quốc gia. Nợ trong nước sẽ huy động thông qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện được điều này vừa điều chỉnh được cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, vừa giảm được những biến động bất lợi về tỷ giá khi vay nợ nước ngoài. Ngoài ra, nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài vì những ưu đãi từ nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ giảm mạnh, điều này buộc Chính phủ phải đi vay thương mại tại các ngân hàng nước ngoài để trả nợ.

Thứ năm, cần thực hiện kỷ luật tài khóa rõ ràng, nghiêm ngặt, tránh tình trạng

thâm hụt ngân sách, rà soát lại những dự án đầu tư, phòng chống tham nhũng, minh bạch về tài chính.

Thứ sáu, xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả. Chế độ kiểm soát rất

cần sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm toán nhà nước của Việt Nam còn thấp, chưa đủ khả năng phân tích đánh giá bản chất của nợ công, phân loại đánh giá những tác động của nó có thể xảy ra với nền kinh tế. Hơn nữa, giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép chi tiêu công.. Luật Ngân sách nhà nước cũng cần rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công. Nếu không có cơ chế quản lý nợ công hiệu quả chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, cần làm gì để giảm áp lực của nợ công đối với nền kinh tế.

Thứ bảy, vừa vay để đầu tư, vừa vay để đảo nợ làm cho nợ công tăng lên nhanh

chóng. Cần chỉ định một “đầu mối” xử lý nợ công với quyền hạn trong việc huy động, phân bổ, chịu trách nhiệm có thể xem là phù hợp trong thời điểm hiện nay.

Thứ tám, minh bạch trong quản lý. Để góp phần giảm nợ công, việc quản lý sử

dụng vốn cần được sử dụng một cách nghiêm túc có hiệu quả.

Thứ chín, thu hút nguồn thu ngoại tệ. Thu hút nguồn thu ngoại tệ bằng cách

phát triển lĩnh vực xuất khẩu như nông sản, hải sản, da giày, khoáng sản. Phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án kinh tế. Thêm nữa là lực lượng lao động của nước ta đang rất dồi dào, đây là điều kiện cho đất nước phát triển tất cả các ngành thế mạnh, cũng như là sức hút cho việc đầu tư từ các nước.

Thứ mười, xử lý nghiêm minh cán bộ có dấu hiệu sai phạm trong các dự án kinh

tế gây thất thoát lớn cho nhà nước. Rà soát lại tính hiệu quả của các dự án đang trong quá trình thực hiện hoặc sắp được triển khai trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tình hình kinh tế- xã hội hiện nay, nợ công là một vấn đề mà các nền kinh tế cần đặt sự quan tâm sâu sắc. Không chỉ vậy, đối với các sinh viên trường Đại học Ngoại thương - những chủ nhân, những nhà quản lý kinh tế tương lai của đất nước thì đây là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Từ việc phân tích diễn biến, nguyên nhân và bài học rút ra từ Khủng hoảng nợ công Hy Lạp, đồng thời dựa trên tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể đưa ra một vài gợi

ý chính sách về quản lý nợ công của Nhà nước, đồng thời thấy được tầm quan trọng của Nhà nước đối với các chính sách quản lý nợ công.

Do trình độ còn nhiều hạn chế nên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của cô giáo để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quan trọng, cần thiết và quý báu để hoàn thành tiểu luận này.

Một phần của tài liệu BÀI học KINH NGHIỆM và LIÊN hệ THỰC TRẠNG nợ CÔNG của VIỆT NAM 1 bài học cho hy lạp, châu âu và thế giới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w