Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn kinh t h c qu c t ế ọ ố ế II đề tài tình hình đầu tư trự ếp nướ c ti c ngoài trên thế giới và việt nam giai đoạn 2000 2020 (Trang 53 - 56)

L ỜI MỞ ĐẦ U

2. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, Việt Nam không chỉ là một quốc gia

tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường, ngành nghề đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ năm 2007 (Biểu đồ 4) khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự khởi sắc của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực sự bắt đầu nhờ nỗ lực chuẩn hóa thủ tục đầu tư gắn với hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với bối cảnh mới (gia nhập WTO năm 2007).

Thống kê cho thấy, tính lũy kế đến 2020, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần 21.5 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, khai khoáng và viễn thông. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào, Liên bang Nga, Campuchia, Venezuela và Myanmar với số vốn đầu tư chiếm khoảng 65% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong số các quốc gia tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước có số lượng dự án và tổng số vốn cam kết đầu tư lớn nhất. Không bó hẹp trong khu vực châu Á, các doang nghiệp Việt Nam còn mở rộng sang Australia, New Zealand, Mỹ, Canada,…

40

Để đón đầu cho dòng vốn đầu tư này, hàng loạt ngân hàng Việt Nam đã “theo chân” doanh nghiệp Việt ra nước ngoài như: BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, SHB…Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những dấu ấn nhất định. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai...Trong quá trình đầu tư đó, các DN Việt Nam gặp nhiều thuận lợi do sự gần gũi về mặt địa lý giữa các quốc gia, quan hệ ngoại giao hữu nghị tốt đẹp, được sự ủng hộ của chính quyền nước sở tại… nên hoạt động đầu tư đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 FDI ra nước ngoài

Biểu đồ 21: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cp giy phép ca Vit Nam giai đoạn 2001 - 2020

Ngun: Tng cc Thng kê

41

KT LUN

Tóm lạ i, dòng vố n FDI của thế giới từ năm 2000 đến năm 2020 có rất nhiều biến động. Có những giai đoạn FDI thế giới giảm sâu (2001-2005) hay có những giai đoạn gia tăng đột biến (2015=2016), nhưng nhìn chung những sự biến động ấy đều có mối liên hệ đối với bối cảnh của thế giới, bối cảnh chính trị, kinh tế của các nước đầu tư và nhận đầu tư.

Trên giác độ vi mô, đầu tư nước ngoài FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và nó đã khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước được đầu tư. Từ năm 2020, dòng chảy FDI của thế giới bị chững lại một nhịp do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 nhưng cùng với đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế với dòng vốn FDI dồi dào đến từ đầu tư mới vào các tài sản sản xuất và từ hoạt động M&A xuyên biên giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

Đối với Việt Nam, Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.

42

TÀI LIU THAM KHO

1. Hidekatsu Asada, "Effects of Foreign Direct Investment and Trade on Labor Productivity Growth in Vietnam", Journal of Risk and Financial Management (MDPI), August 2020

2. Petr Pavlínek, "Regional Development Implications of Foreign Direct Investment in Central Europe", 2004

3. World Bank, POLICY RESEARCH WORKING PAPER 1745, “How Foreign Investment Affect Host Countries”, March 1997

4. Ari Kokko, "The Home Country Effects Of Fdi In Developed Economies", April 2006

5. Hayakawa Kazunobu - Lee Hyun-Hoon - Park Donghyun, "The role of home and host country characteristics in FDI: firm-level evidence from Japan, Korea and Taiwan", December 2010

6. Jaan Masso – Urmas Varblane – Priit Vahter, "THE IMPACT OF

OUTWARD FDI ON HOME-COUNTRY EMPLOYMENT IN A LOW COST TRANSITION ECONOMY", 2007

7. FDI flows by industry 2019, OECD Statistics 8. World Investment Report 2020, UNCTAD 9. World Investment Report 2019, UNCTAD

10. Does the worldwide shift of FDI from manufacturing to services accelerate economic growth 2011, Nadia Doytch, Merih Uctum, ScienceDirect

11. Determinants of Services FDI Inflows in ASEAN Countries, Journal of Economics and Management

12. World Investment Report 2005, 2008, 2009, 2010, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

13. Annex table 14: Value of announced greenfield FDI projects, by destination, 2003-2020

14. Annex table 5. Value of net cross-border M&As by region/economy of seller, 1990–2020

15. World Investment Prospects Survey 2008 – 2010

43

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn kinh t h c qu c t ế ọ ố ế II đề tài tình hình đầu tư trự ếp nướ c ti c ngoài trên thế giới và việt nam giai đoạn 2000 2020 (Trang 53 - 56)