địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Là một huyện thuần nông nên vào thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình xây dựng NTM, huyện Cư Kuin gặp rất nhiều khó khăn do cần nguồn kinh phí quá lớn so với nguồn lực của địa phương. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ; sản xuất chưa phát triển; tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết.
Nhận rõ những khó khăn ấy, huyện Cư Kuin đã xây dựng, triển khai thực hiện hàng loạt Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình, dự án để từng bước hiện đại hóa nông thôn. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, Đảng bộ và chính quyền huyện Cư Kuin luôn đề cao vai trò của tổ chức Đảng và tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mọi lĩnh vực. Đảng bộ huyện cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thường xuyên bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình xây dựng NTM. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, từ đó đã tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân chung sức tham gia xây dựng NTM.
Bên cạnh đó kinh nghiệm của huyện Cư Kuin là khơi dậy sức dân trong xây dựng NTM, Huyện ủy đã chỉ đạo các Đảng ủy xã và các chi bộ thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động quần chúng tham gia, nhất là đóng góp công sức xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
Theo Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Cư Kuin, những tiêu chí liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng đều là tiêu chí khó đối với huyện. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhân dân đã tích cực tham
2019, người dân đóng góp hơn 21,5 tỷ đồng để làm đường nông thôn, đường nội đồng, kênh mương thủy lợi... Nhờ đó, tính đến hết năm 2019, tỷ lệ đường liên xã, đường trục xã đã bê tông và nhựa hóa gần 89%; đường trục thôn, buôn được cứng hóa, bê tông hóa và nhựa hóa gần 65%; hơn 60% đường ngõ xóm đảm bảo sạch và không lầy lội vào mùa mưa; gần 65% đường nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Riêng tiêu chí thủy lợi, hiện huyện Cư Kuin đã có 8/8 xã đạt; 67 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, với tổng chiều dài hệ thống kênh mương là 123,7 km (có 78,81 km đã được kiên cố hóa) bảo đảm tưới chủ động cho 82,5% diện tích cây trồng có nhu cầu nước tưới của toàn huyện.
Bên cạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, Đảng bộ và chính quyền huyện còn tập trung lãnh đạo, vận động nông dân tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Riêng trong năm 2019, huyện đã xây dựng 5 mô hình về chăn nuôi và trồng trọt; mở 5 lớp tập huấn về các mô hình sản xuất đạt hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân. Địa phương luôn quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tạo mọi điều kiện để các tổ chức hợp tác trên địa bàn đổi mới phương thức quản lý, hình thức kinh doanh để góp phần thực hiện và giữ vững tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM. Trên địa bàn huyện hiện có 4 hợp tác xã; 5 tổ hợp tác; 32 tổ sản xuất cà phê bền vững; 8 tổ thủy nông.
Các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gắn Chương trình xây dựng NTM với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được quan tâm. Vai trò của tổ chức đảng và chính quyền ở các địa phương được nâng lên rõ rệt, tinh thần phát huy dân chủ được nâng cao. Niềm tin của người dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ngày càng sâu sắc.
1.5.2. Kinh nghiệm tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Với lợi thế địa hình rất đa dạng, đồi núi chiếm phần lớn đất đai của huyện phù hợp trồng các loại cây ăn quả, chăn nuôi. Bên cạnh đó, Thanh Chương còn là vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Lam và sông Giăng rất thuận lợi cho trồng trọt và
phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng; khai thác các tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Từ khi đề án xây dựng NTM triển khai, huyện Thanh Chương luôn xác định xây dựng NTM là chương trình liên tục, lâu dài, không chạy theo thành tích, hướng tới xây dựng NTM phát triển bền vững, toàn diện. Trong đó quan điểm xuyên suốt là quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp cùng với thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm then chốt. Nông dân là chủ thể để triển khai thực hiện, đồng thời, vận động sự đóng góp của các nguồn lực theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho nông dân tại vùng sản xuất tập trung đi lại thuận tiện, thu hoạch sản phẩm, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, huyện Thanh Chương tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện được điều này, huyện đã chỉ đạo các xã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp. Cán bộ chính quyền các cấp tập trung hỗ trợ hộ gia đình phát triển sản xuất, tạo chuỗi giá trị, mối liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp. Nhờ đó, huyện đã xây dựng được nhiều mô hình nông nghiệp tập trung, có giá trị kinh tế cao như: Mô hình nhà kính, nhà lưới ở Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Thanh Dương, Võ Liệt; mô hình trồng bí Thanh Lĩnh, Thanh Tiên; mô hình chăn nuôi gà tại Thanh Xuân; mô hình trồng và chế biến chè ở Thanh Thủy, Thành Hà; mô hình trồng ổi, táo tại xã Thanh Mỹ; mô hình nuôi ong với 17 hộ gia đình tại xã Thanh Hà…;
Việc phát triển mô hình vườn mẫu cũng đặc biệt được quan tâm, hướng đến phát triển du lịch vườn mẫu. Đến nay, huyện đã xây dựng được hàng chục vườn mẫu đạt chuẩn với đa dạng các loại cây trồng. Cùng với đó, việc sản xuất theo chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, tem truy xuất nguồn
sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm đạt OCOP trên toàn huyện lên 11 sản phẩm trong đó có 3 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao gồm: Chè Thanh Chương, hương Liên Đức, gà Thanh Chương, cam phủ màn Tổng đội, trám đen, nước súc miệng Nosmoking, răng miệng Xuân Vinh, nhút bà Quế …
Để đảm bảo khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương, huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ đối với các sản phẩm OCOP. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng nông thôn trên địa bàn, hướng đến sự phát triển nông nghiệp toàn diện của Thanh Chương.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phong trào “Toàn dân chung sức xây
dựng nông thôn mới” do Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương phát động đã đạt
kết quả cao. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình, từ đó nhiệt tình hưởng ứng tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, có 810,4km đường đảm bảo đường thông, hè thoáng; có 725 tuyến (tương đương 476km) đường giao thông nông thôn được thắp sáng, với 17.082 bóng đèn các loại. Hệ thống giao thông được các xã quan tâm đầu tư, cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa thôn, xóm không ngừng được đầu tư xây mới, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân, cụ thể: Cứng hóa được hơn 104,7km đường các loại, kiên cố hóa được 4 trường học; đầu tư xây mới 2 chợ nông thôn; xây mới 5 nhà văn hóa và 6 sân vận động trung tâm xã… Đời sống văn hóa trên địa bàn huyện được tăng cường, đẩy mạnh và đi vào chiều sâu; quốc phòng – an ninh đảm bảo, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.
Mặc dù là huyện thuần nông, thu nhập của người dân trên địa bàn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp; thiên tai, dịch bệnh trên người, vật nuôi và cây trồng… đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn lực của nhân dân nhưng không vì thế mà công cuộc xây dựng NTM bị chững lại. Nhờ sự đồng thuận
và chung tay hưởng ứng tích cực của cán bộ và nhân dân trên địa bàn, hiện nay huyện đã có 18 xã đạt chuẩn NTM, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn xuống 4,58%; thu nhập bình quân năm 2019 đạt khoảng 38,5 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt trên 41 triệu đồng/người/năm.
Quan điểm của Đảng bộ huyện Thanh Chương là: Xác định xây dựng NTM là cả một quá trình bền bỉ và dựa vào sức dân là chính nên chủ trương chung của toàn huyện là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Với phương châm tất cả trong hệ thống chính trị phải vào cuộc, rà soát cụ thể, xây dựng kế hoạch sát đúng, phân công cụ thể cho các tổ chức, thành viên để triển khai, chỉ đạo, phân rõ việc nào nhân dân làm, việc nào nhà nước và nhân dân cùng làm, việc nào nhà nước làm để cùng nhau thực hiện”. Nhờ vậy, đến nay đã có những kết quả nhất định, bà con nhân dân rất phấn khởi và tiếp tục cố gắng đóng góp nhiều hơn nữa để xây dựng quê hương Thanh Chương ngày càng giàu mạnh.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận và phân tích được một số khái niệm về chính sách, chính sách công, nông thôn, NTM, chính sách xây dựng NTM; các chủ thể, phương thức thực hiện chính sách xây dựng NTM; các yếu tố tác động đến việc thực hiện và kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng NTM ở một số địa phương, qua đó để đánh giá tổng quát những kết quả đạt được, những vấn đề cần áp dụng, nghiên cứu trong đề tài của Luận văn. Để làm rõ hơn về những nội dụng này, tác giả tiếp tục nghiên cứu đến thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tại Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KRÔNG PẮC