3.2.1. Kiện toàn hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình NTM
Tập trung tổ chức sắp xếp và kiện toàn hệ thống chính trị từ thị xã đến các xã, sau khi đại hội Đảng các cấp và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; nhất là củng cố chức danh lãnh đạo chủ chốt và sắp xếp lại các phòng ban của thị xã, bố trí cán bộ hết sức tinh gọn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đảm bảo năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, sự điều hành của UBND các cấp và công tác phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tổ chức củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thị xã, điều chỉnh; Đồng thời, bổ sung Quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tăng cường trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong việc tham mưu thực hiện giữ chuẩn, nâng chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư NTM kiểu mẫu và xây dựng xã NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, tổ chức củng cố, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của xã, Ban Chỉ đạo thực hiện xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; Phân công và quán triệt nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Ban Phát triển thôn hoạt động hiệu quả, chất lượng. Tăng cường trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người dân hưởng ứng và tham gia thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt công tác, giao ban định kỳ, đột xuất, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, rút kinh nghiệm đề ra những giải pháp phù hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình. Đồng thời, khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng NTM tạo phong trào thi đua chung tay xây dựng NTM ở từng địa phương, từng địa bàn dân cư.
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn NTM
Tiếp tục tập trung chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản Chỉ thị, nghị quyết, quyết định và các văn bản khác của Trung ương, của tỉnh Quảng Nam liên quan đến xây dựng NTM, nhất là các chủ trương, chính sách mới về xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của Chính phủ và cơ chế chính sách của tỉnh về xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, nhất là vai trò người đứng đầu trong việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM. Hằng năm đưa nhiệm vụ này vào thành
những chỉ tiêu để đánh giá xét Đảng bộ, xét xã văn hóa nông thôn mới; đồng thời, đánh giá năng lực lãnh đạo, điều hành của mỗi cán bộ chủ chốt ở các địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức, như tuyên truyền thông qua truyền hình, hệ thống truyền thanh; Đồng thời, tuyên truyền trực quan như pano, biểu ngữ, hoặc hội họp....nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về Chương trình MTQG xây dựng NTM, phát huy vai trò chủ thể của người dân đối với chương trình, nâng cao ý thức tự giác, tự chủ của người dân, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Phát huy vai trò của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động; đa dạng hóa các nội dung, phương pháp triển khai thực hiện. Triển khai nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, cụ thể như phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”; phát động các cuộc thi “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu”; “Vườn - Tường - Đường đẹp”; Phụ nữ có cuộc vận động “ Gia đình 5 không 3 sạch”, “Tuyến đường tự quản kiểu mẫu”, “ Tổ tự quản về môi trường”; phát động mô hình “camera an ninh”, “Khu dân cư phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông”...Thường xuyên tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ địa phương tham quan học tập kinh nghiệp lẫn nhau, tạo phong trào thi đua gữa các địa phương, thôn, xóm, hộ dân trong quá trình thực hiện chương trình.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống truyền thanh, truyền hình thị xã, hệ thống truyền thanh xã, thôn; tăng cường thời lượng phát thanh, xây dựng nhiều chuyên mục về xây dựng NTM; trong đó chú trọng đến chất lượng nội dung các chuyên mục; phát huy tuyên tuyền trên hệ thống truyền thanh xã, thôn để kịp thời cung cấp những thông tin bổ ích đến người dân.
Thường xuyên quan tâm tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể các văn bản chỉ đạo mới của Trung ương, tỉnh về thực hiện xây dựng NTM cho cán bộ ban, ngành thị xã, xã và thôn, nhất là các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sản xuất... để nắm bắt và triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả.
3.2.3. Huy động tốt các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, nguồn lực của địa phương
Để thực hiện tốt mục tiêu đầu tư duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; khu dân cư NTM kiểu mẫu; Đồng thời, thực hiện xây dựng đạt xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thị xã Điện Bàn cần tập trung mọi nguồn lực để đầu tư thực hiện; trên cơ sở nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội ngày 28/7/2021 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, thị xã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể và có cơ chế lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn; tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, HTX, vốn tín dụng và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Tham mưu xây dựng các đề án trung hạn về đầu tư giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, điện thủy lợi hóa đất màu, các công trình phục vụ sản xuất và các đề án về văn hóa, y tế, giáo dục, nước sạch, môi trường v.v… Có cơ chế tạo điều kiện cho địa phương tổ chức khai thác quỹ đất tạo nguồn thu để đầu tư xây dựng; Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực từ người dân (lao động và tiền mặt) đối ứng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn theo chương trình lồng ghép xây dựng NTM.
Tiếp tục tham mưu xây dựng cơ chế thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, thu hút các HTX, doanh nghiệp vào liên kết đầu tư lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cộng đồng; tranh thủ cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư liên kết xây dựng các dự án phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo chuổi giá trị mới, tạo ra sản phẩm chất lượng và giá trị cao; nhằm nâng cao thu nhập của bà con nông dân, tập trung cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao sự hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tốt và hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, giải ngân nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đảm bảo theo kế hoạch, theo quy định và đảm bảo công khai minh bạch.
Đẩy mạnh và phát huy nguồn lực từ người dân để đầu tư những tiêu chí ít liên quan đến nguồn vốn và người dân tự đầu tư thực hiện như chỉnh trang vườn, nhà ở, cảnh quan môi trường trong khu dân cư. Mặt trận, các đoàn thể xã, thôn cần có kế
hoạch tổ chức tuyên truyền vận động người dân tự chỉnh trang, xây dựng vườn kinh tế, hiệu quả về thu nhập, sữa chữa, nâng cấp và xây mới nhà ở; chỉnh trang tường rào, cổng ngõ, trồng hoa; tham gia dọn vệ sinh hàng tháng, tạo cảnh quan nông thôn mới xanh, sạch, đẹp. Vận động người dân thực hiện tốt các tiêu chí về văn hóa, an ninh trật tự đảm bảo các tiêu chí chất lượng và bền vững.