Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng hàng rào phi thuế quan tại hoa kỳ, nhật bản và hàn quốc đối với quần áo, hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc (HS61) và quần áo, hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim (Trang 51 - 52)

Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác ngoại giao với Chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Thiết lập các mối quan hệ song phương tốt đẹp sẽ giúp nước ta giành được những ưu đãi và gỡ bỏ dần những công cụ phi thuế quan. Chính phủ cũng nên hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu bao gồm đối thủ cạnh tranh, chính sách, luật lệ mới, đối tác tiềm năng và người tiêu dùng. Đồng thời, việc nâng cao vai trò đại diện của các cơ quan quản lý, cơ quan đại diện tại nước ngoài trong đàm phán, giúp đỡ giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách.

Hai là, Việt Nam nên hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thương mại theo chuẩn quốc tế. Hiện nay, nước ta đang trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với thế giới. Nền kinh tế quốc tế khi vận hành phải tuân thủ những quy luật và nguyên tắc chung của nó. Sự chồng chéo hay lạc hậu của các quy định pháp luật trong nước đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may. Chính vì vậy, Nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý chuẩn hóa để khuyến khích cạnh tranh, góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả và duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ba là, các cơ quan quản lý cần tăng cường, đẩy mạnh các kênh thông tin, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp xuất khẩu dệt may

34

Việt Nam về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh nghiệp nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, khá hạn chế trong việc hiểu biết, ứng xử với các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng tinh vi như hiện nay. Vì vậy, việc hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước là hết sức quan trọng để họ chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đối phó với những yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu chủ lực. Đồng thời, Chính phủ phải tăng cường giám sát các doanh nghiệp trong việc duy trì, cải thiện hệ thống quản lý sau khi được cấp chứng nhận ISO - 9000 cũng như giúp các nhà cung ứng có thể tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội mà vẫn giữ vững năng lực về tài chính, nhân lực và kỹ thuật.

Bốn là, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên được Chính phủ quan tâm trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay. Trong đại dịch Covid - 19, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đứt gãy nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu chững lại tại các thị trường. Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của bộ máy Nhà nước thì các doanh nghiệp này sẽ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, phá sản. Bên cạnh đó, thông qua việc đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao cùng những chuyên gia có kinh nghiệm tốt sẽ giúp nước ta đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật và nhanh chóng đưa thêm nhiều công nghệ mới vào phục vụ quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng hàng rào phi thuế quan tại hoa kỳ, nhật bản và hàn quốc đối với quần áo, hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc (HS61) và quần áo, hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim (Trang 51 - 52)