- Đảm bảo nền kinh tế phát triển tăng trưởng ổn định, hoàn thiện môi trường pháp lý nhất là những chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cũng như ngân hàng hoạt động
- Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa kinh doanh, hợp tác đầu tư kinh tế với nước ngoài, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất.
- Đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp – lấy hiệu quả kinh doanh làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá, cần xóa bỏ tư tưởng phụ thuộc hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp vay. - Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời nhằm giúp cho ngân hàng có được các thông tin tài chính làm cho việc phân tích tín dụng được kịp thời chính xác. Thực hiện chế độ kế toán chặt chẽ.
22
- Nhà nước cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, qua đó để đảm bảo độ tin vậy cho các báo cáo tài chính, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án đầu tư.
3.2.2. Một số kiến nghị với Hiêp hội Ngân hàng.
- Xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy bao gồm các Nghị định Chính phủ, Quyết định và Thông tư của Thống đốc NHNN để hướng dẫn thi hành về luật ngân hàng. Cần có các văn bản liên ngành nhằm phối hợp kết hợp chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng với các hoạt động của các bộ, ngành liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Ngân hàng. Các văn bản phải được xây dựng với tinh thần khẩn trương, chất lượng vừa phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà, không cần thiết nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động tín dụng.
- Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn của ngân hàng. Ban hành hệ thống cơ chế, quy chế, tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ của các tổ chức tín dụng đối với dự án cho vay, hạn chế đi đến xóa bỏ sự can thiệp trái phép đối với quyền quyết định các khoản vay của các tổ chức tín dụng, mặt khác các tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiệm túc các quy định của pháp luật, xử phat nghiêm minh các trường hợp vi pham.
- Tăng cường hiêu lực điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
- Ngân hàng Nhà nước nên hình thành cơ quan phân tích đánh giá về tài chính và dự báo xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh các quy định và biện pháp giám sát. Cho phép NHTM được áp dụng nhiều biện pháp thích hợp với từng loại tài sản ngoài những biện pháp thông thường hiện nay để khai thác kể cả chấp nhận việc bán thấp hơn giá trị nhận cầm cố, thế chấp, coi đó là hiện tượng kinh tế bình thường để có vốn luân
23
chuyển. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý để các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ đứng ra tổ chức bán tài sản, cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn đối với các khoản nợ quá hạn, đặc biệt cần có chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ khó thu hồi phát sinh như miễn thuế doanh thu, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng từ khâu cập nhật số liệu, cung cấp số liệu đảm bảo thông tin chính xác kịp thời.
3.2.3. Một số kiến nghị với Hội sở.
-Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Các văn bản nhìn chung còn chưa đầy đủ. Để việc cho vay được thực hiện đúng quy trình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt công việc đươc nhanh chóng và công tác tín dụng được hiệu quả. Cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn kịp thời và chính xác nghiệp vụ khi có văn bản mới của NHNN, của các ngành và của Chính phủ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng.
- Cần có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cản bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng. Đổi mới mạnh mẽ quản trị điều hành. Kỷ cương kỷ luật trách nhiệm đầy đủ theo nguyên tắc cả ngân hàng là một hệ thống thống nhất, theo chuẩn mực pháp luật quy định và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế. Cần đẩy mạnh những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập từng việc, từng phần và cả hệ thống
- Có chiến lược khách hàng cụ thể chỉ đạo cho Chi nhánh đến tiếp thị, khai thác, mở rộng quy mô hoạt động. Đồng thời mở các chương trình đào tạo về kiến thức pháp luật marketing… hướng dẫn cho các cán bộ tín dụng kịp thời
về các kiến thức mới.
3.2.4. Một số giải pháp đối với Chi nhánh và phòng ban kiến tập.
24
- Tạo nguồn nhân lực và triển khai tiếp cận nhanh công nghệ ngân hàng hiện đại, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính… trên cơ sở xắp xếp cán bộ theo tiêu chí: năng lực, trình độ, nhận thức và phẩm chất đạo đức.
- Tiếp tục mở rộng thị trường với phương châm phát triển ổn định vững chắc nhằm tăng thị phần trong kinh doanh, đảm bảo chất lượng tín dụng lành
mạnh, nâng cao năng lực tài chính, thích ứng nhanh nhạy trong quá trình. - Thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để phát
huy những mặt làm tốt, chấn chỉnh kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh.
- Lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp để tăng cường tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ hiện có đi đôi với việc tập trung hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và chăm sóc khách hàng.
-Nâng cao năng lực quản lý điều hành tác nghiệp, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ viên chức phù hợp.
-Đẩy mạnh phát triển tốt mối quan hệ với các đợn vị có quan hệ tín dụng,
thanh toán… đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để thiết lập quan hệ. - Làm tốt công tác phân loại khách hàng, nâng cao năng lực thẩm định của các cón bộ từ đó tránh được rủi ro trong đầu tư tín dụng.
25
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn này, ngành Tài chính ngân hàng Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cũng trong tiến trình hội nhập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đăk Lăk cũng đã có nhiều đổi mới về quy mô, tổ chức hoạt động, các nghiệp vụ trong lĩnh vực tín dụng để phù hợp với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước. Chi nhánh đã khẳng định được vị thế của mình trong mạng lưới ngân hàng tỉnh nhà.
Tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng các hoạt động vẫn chưa ổn định và còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó chi nhánh vẫn cần phải không ngừng tích lũy kiến thức, tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ các Ngân hàng khác. Việc nghiên cứu phát huy uy tín, thế mạnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng là một vấn đề cấp thiết đối với ban lãnh đạo và cán bộ ngân hàng.
26
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT VN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1 Kết quả tình hình huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Đăk
Lăk 2007-2009 ...
Bảng 2 Kết quả hoạt động tín dụng chi nhánh Đăk Lăk 2007-2009 ...
Bảng 3 Bảng kết quả nợ xấu chi nhánh tỉnh Đăk Lăk 2007-2009 ...
Bảng 4 Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ chi nhánh tỉnh Đăk Lăk 2007- 2008...
Bảng 5 Cơ cấu cho vay theo thời gian...
Bảng 6 Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế ...
Bảng 7 Kết quả thu nợ...
28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Đăk Lăk 2007 2. Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Đăk Lăk 2008 3. Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Đăk Lăk 2009 4. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – TS. Lê Thị Mận
5. Trang web NHNo&PTNT www.agribank.com.vn
29
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu....1
Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK...2
1.1 Tổng quan về Agribank Việt Nam...2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển....2
1.1.2 Tầm nhìn sứ mạng...2
1.1.3 Nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ...3
1.1.4 Cơ cấu tổ chức...4
1.2 Giới thiệu về Agribank chi nhánh tỉnh Đăk Lăk...5
1.2.1 Cơ cấu tổ chức...5
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ...5
1.2.3 Chiến lược phát triển...5
1.2.4 Vị thế cạnh tranh...6
1.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh...7
1.3 Giới thiệu về phòng ban thực tập...9
Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK...11
2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng...11
2.1.1 Khái niệm tín dụng...11
2.1.2 Các hình thức tín dụng chủ yếu...11
2.1.3 Tín dụng ngắn hạn...12
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Đăk Lăk...13
2.2.1 Cơ cấu cho vay...13
2.2.2 Kết quả thu nợ...16
30
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động...17
2.3.1 Những mặt đạt được...17
2.3.2 Những hạn chế cần cải thiện...18
Chương III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐĂK LĂK...19
3.1 Định hướng và chiến lược phát triển hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới...19
3.1.1 Định hướng và chiến lược trong ngắn hạn...19
3.1.2 Định hướng và chiến lược trong dài hạn...20
3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk...21
3.2.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước...21
3.2.2 Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng...22
3.2.3 Một số kiến nghị với Hội sở...23
3.2.4 Một số giải pháp đối với Chi nhánh và phòng ban thực tập...24
Kết luận...25
Danh mục các từ viết tắt...26
Danh mục các bảng biểu...27
Tài liệu tham khảo...28
31