Hệ thống nhà nướ c

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ữ u LU n GI a kỳ môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài TÌNH HÌNH địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ và xã hộ ỘNG hòa LIÊN BANG i của c đức (Trang 27 - 37)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.3.1. Hệ thống nhà nướ c

a) Thchế Nhà nước và Hiến pháp – Thchế nhà nước

Trang 21

Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia nghị viện liên bang (kết hợp Cộng hòa liên

bang, nghị viện và dân chủ đại diện) gồm 16 bang. Mỗi bang là một thực thể có chủ quyền

riêng, có hiến pháp riêng, có nghị viện riêng, có chính quyền riêng, có tòa án riêng. Tuy

nhiên, theo điều 31 Hiến pháp Đức thì Luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.

Như đa số các nước trên thế giới, mô hình nhà nước Đức theo chế độ nghị

viện - liên bang. Chế độ này có ưu điểm về cân bằng chính trị và do đó tạo ra sự ổn định nhờ khả năng chia sẻ và kiểm soát quyền lợi và quyền lực giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng, khi các bên cần thỏa hiệp với nhau. Hệ thống liên bang giúp giảm thiểu các xung đột về quyền lợi chính trị.

Hệ thống chính trị Đức dựa trên nguyên tắc cân bằng quyền lực và có kiểm soát, được thiết kế để các đảng quá nhỏ không thể tham gia chính quyền gây mất ổn định chính trị, nhưng cũng không để cho một đảng nào dễ dàng chiếm đa số trong hạ nghị viện dẫn đến khuynh loát chính quyền (buộc phải liên minh với một hay một vài đảng khác để thành lập chính phủ). Các đảng chỉ được chia ghế trong hạ nghị viện nếu giành được ít nhất 3 ghế tại

3 khu vực bầu cử địa phương hoặc giành được nhiều hơn 5% tổng số phiếu bầu theo tỷ lệ trên phạm vi toàn quốc. Nhờ đó, các đảng dung hòa được sự chống đối, hình thành nên cơ

chế đồng thuận, xử sự ôn hòa và giúp ngăn ngừa các chính sách tồi được thực thi. Kết quả là hệ thống chính trị Đức đảm bảo dân chủ nhưng vẫn tập trung mà không độc đoán.

Sự cân bằng chính trị ở Đức được thiết lập cả theo chiều ngang và theo chiều dọc. Theo chiều ngang, đó là nhờ chế độ nghị viện với chính quyền được chia làm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp để không một cơ quan nào được duy nhất nắm giữ quyền lực, điều cần thiết để tránh dẫn đến mất ổn định và độc tài. Cân bằng theo chiều dọc đạt được nhờ cơ chế chính quyền liên bang và cơ quan đại diện của địa phương tại quốc hội liên bang là thượng nghị viện.

Luật cơ bản - Hiến pháp

Luật cơ bản được thông qua năm 1949 tại Bonn lúc đầu được coi là tạm thời. Sau khi tái thống nhất năm 1990 Luật cơ bản trở thành hiến pháp lâu dài. 146 điều của Luật cơ bản đứng trên tất cả các quy phạm pháp luật của Đức và ấn định những quyết định về hệ thống và giá trị cơ bản của nhà nước.

Trang 22

Hệ thống chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản hiến pháp năm 1949 mang tên Luật cơ bản. Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của cả lưỡng viện quốc hội; các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong các điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh viễn.

Hình 3. Hthống chính trịCộng hòa Liên bang Đức

b) Lập pháp –Quc hội liên bang

Trang 23

Quố c hội Liên bang (Hạ nghị viện hay Hạ viện) là cơ quan quyền lực nhất trong thể chế

nghị viện-liên bang, còn gọi là Viện dân biểu. Là cơ quan lập hiến và lập pháp tại Đức. Hệ thống bầu cử của Đức tương đối phức tạp, quy định mỗi đảng tranh cử phải giành được ít nhất 5% số phiếu bầu hoặc có ít nhất 3 người được bầu trực tiếp, tránh tình trạng quốc hội bị phân chia thành nhiều nhóm nhỏ mới được tham gia Quốc hội Liên bang (QHLB). Thành viên QHLB là thành viên cấp Liên bang được bầu trực tiếp từ công dân Đức.

Nhiệm vụ:

• Bầu và có thể bãi nhiệm Thủ tướng Liên bang bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm. Cho đến nay ở nước Đức có hai lần Hạ nghị viện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng. Đó là vào năm 1974 và 1982, tuy nhiên chỉ có một lần thành công vào năm 1982

• Lập pháp: mặc dù đa số dự thảo luật được cơ quan hành pháp nghiên cứu khởi xướng, tuy nhiên QHLB xem nhiệm vụ lập pháp là trách nhiệm quan trọng nhất của họ, tập trung nhiều năng lực để đánh giá và sửa đổi các dự luật trước khi thông qua biểu quyết. Các Ủy ban chuyên trách có nhiệm vụ thảo luận trước khi trình Quốc hội.

• Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp. Phần trực tiếp giám sát kiểm tra của Hạ viện với Chính phủ do phe đối lập trong Hạ viện tiến hành

công bố công khai.

Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc sớm nếu Thủ tướng bị

thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Thủ tướng yêu cầu Tổng thống giải tán QHLB, và tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Hạ viện sẽ bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký. Chủ tịch Hạ viện thực thi toàn quyền quản lý và bảo vệ trong tòa nhà Hạ viện. Không được khám xét hoặc thu giữ

tại các cơ sở của Hạ viện khi chưa có sự cho phép của Chủ tịch. Chủ tịch QHLB thường là thành viên của đảng giữ nhiều ghế nhất trong hạ nghị viện. Mỗi đảng trong hạ nghị viện được cử một phó chủ tịch, kể cả đảng đã cử chủ tịch.

Các cơ quan của QHLB: Cơ quan điều hành của Hạ viện là Hội đồng Trưởng lão và Đoàn Chủ tịch.

(1) Hội đồng Trưởng lão bao gồm Chủ tịch Hạ viện, Phó Chủ tịch và 23 thành viên được Hạ viện bầu, trong đó có các thư ký của các nhóm lập pháp. Hội đồng Trưởng lão có nhiệm vụ quản lý công việc nội bộ của Hạ viện. Là cơ quan quyết định nghị trình phiên họp. Hội đồng Trưởng lão có chức năng:

• Giúp Chủ tịch trong việc tiến hành công việc và đảm bảo các nhóm lập pháp đạt

được thỏa thuận.

• Quyết định về các vấn đề nội bộ của Bundestag, giải quyết các hoạt động như

vậy không cần thẩm quyền của Chủ tịch.

Vào đầu kỳ họp, Hội đồng Trưởng lão đạt thỏa thuận với các nhóm lập pháp để

xem xét thành viên của các Ủy ban Quốc hội Liên bang và được Hạ viện thông qua.

(2) Đoàn chủtch là cơ quan thường trực của hạ nghị viện, gồm chủ tịch và các phó chủ tịch hạ nghị viện, họp hàng tuần để điều hành hoạt động nội bộ hạ nghị viện. Đoàn Chủ tịch còn giám sát Cảnh sát Quốc hội Đức, là lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ Quốc hội Liên bang.

Các ủy ban

Hầu hết các công việc trong Hạ viện đều được các Ủy ban thường trực đảm trách. Số lượng Ủy ban gần tương đương các Bộ Liên bang và các chức năng cũng gần tương tự. Số lượng Ủy ban được Hạ viện quyết định thay đổi theo khóa. Một số Ủy ban cụ thể là Ủy ban Ngân sách (cùng với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính tương ứng với Bộ Kinh tế - Sáng tạo và Bộ Tài chính), Ủy ban Văn hóa và Truyền thông, Ủy ban Thể dục Thể thao, Ủy ban Du lịch, Ủy ban về Các vấn đề pháp lý và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Dân nguyện, Ủy ban Bầu cử, Miễn nhiệm và Quy tắc thủ tục, Ủy ban về Liên minh châu u, Ủy ban về Nhân quyền và Viện trợ nhân đạo.

Hội đồng Liên bang Đức

Hội đồng Liên bang Đức (Thượng nghị viện hay Thượng viện) là cơ quan đại diện cho 16 tiểu bang của Đức ở cấp Nhà nước, nên còn gọi là Viện bang biểu.

Chủ tịch Thượng viện là người có quyền lực thứ 4 sau Tổng thống, Chủ tịch Hạ

viện, Thủ tướng, và đứng trước Chánh án Tòa án Hiến pháp. Theo Hiến pháp Chủ

tịch được thay hàng năm giữa các Thống đốc, Chủ tịch-Bộ trưởng của mỗi bang.

Điều 52 Chtịch Thượng vin

Thượng viện sẽ bầu ra Chủ tịch Thượng viện với nhiệm kỳ 1 năm.

Chủ tịch sẽ triệu tập Thượng viện. Chủ tịch phải triệu tập Thượng viện nếu đại diện tối thiểu từ 2 Bang hoặc Chính phủ Liên bang yêu cầu.

Có 2 Phó Chủ tịch hỗ trợ cho Chủ tịch, đóng vai trò cố vấn và thay mặt khi Chủ tịch không có mặt.

Điều 57 Hiến pháp quy định Nếu tng thng mt khả năng điều hành thì Chủtịch Thượng vin sthay mặt để điều hành có nhiệm vụ và quyền hn Tng thng.

c) Hành pháp

Lãnh đạo hành pháp gồm thủ tướng và tổng thống với quyền lực tập trung vào thủ tướng.

Thủ tướng

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, là thành viên duy nhất của Chính phủ Liên bang được bầu, nhiệm kỳ 4 năm, không giới hạn số nhiệm kỳ. Hiến pháp trao cho Thủ tướng quyền tự chọn bộ trưởng là người đứng đầu các cơ quan chính trị quan trọng nhất.

Ngoài ra, Thủ tướng quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm quyền của các bộ.

Thủ tướng một mình chịu trách nhiệm về chính sách của chính phủ liên bang, không chia sẻ trách nhiệm và quyền lực với các bộ trưởng. Các bộ trưởng phải chấp hành chính sách của quốc gia do thủ tướng đưa ra. Nhưng bộ trưởng được đề xuất chính sách để văn phòng thủ tướng tổng hợp trình thủ tướng quyết định; được toàn quyền quyết định tổ chức công việc của bộ. Nội các chịu trách nhiệm xử lý khi có xung đột nảy sinh giữa các bộ trưởng.

Trang 26

Nội các gồm 16 thành viên, đứng đầu là Thủ tướng, 1 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ. Ngoài ra có 14 bộ trưởng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và Xã hội, Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Quốc phòng, Bộ Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên, Bộ Y tế,Bộ Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị, Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn hạt nhân, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Bộ Các vấn đề đặc biệt tương đương Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Tng thng

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính lễ nghi, nhiệm kỳ 5 năm, tối đa hai nhiệm kỳ. Tổng thống thường được chọn từ các lãnh đạo lão thành của đảng lớn nhất trong hạ nghị viện và được bầu trong Hội nghị Liên bang gồm dân biểu của hạ nghị viện liên bang và các bang. Tất cả các dân biểu liên bang chiếm một nửa số thành viên trong Hội nghị Liên bang; nửa còn lại là các thành viên được chọn lựa bởi các bang với số lượng theo tỷ lệ tương ứng với dân số của bang.

Nhiệm vụ chủ yếu của tổng thống là bảo đảm sự đoàn kết và ổn định của quốc gia; thực hiện các hoạt động chính trị mang tính biểu tượng như phê chuẩn các tướng lĩnh quân đội và quan chức chính phủ, các hoạt động ngoại giao nghi lễ quốc gia, ký các hiệp ướcquốc tế và công bố ban hành luật, đề cử để hạ nghị viện bầu thủ tướng và phê chuẩn sau khi nhận được đa số ủng hộ; phê chuẩn thành viên nội các theo đề nghị của thủ tướng.

Tổng thống đại diện đất nước đối với quốc tế và bổ nhiệm các thành viên Chính phủ, thẩm phán và quan chức cao cấp.

d) Tư pháp

Hệ thống tư pháp của Đức theo một cấu trúc đơn nhất, được chia thành 7 nhánh, gồm có: hiến pháp, phổ thông, hành chính, tài chính, lao động, xã hội và luật về bản quyền. Các nhánh tư pháp này hoạt động độc lập và song song với nhau, đứng đầu mỗi nhánh là một tòa án liên bang tối cao phụ trách lĩnh vực của mình.

Trang 27

Tòa án Hiến pháp Liên bang chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát hệ thống chính

trị dân chủ nhằm bảo đảm việc tuân thủ hiến pháp. Mỗi bang sẽ có một tòa án hiến pháp riêng. Tòa án Hiến pháp Liên bang là tòa án hiến pháp tối cao của quốc gia, không đóng vai trò là tòa án phúc thẩm cao nhất. Nhiệm vụ của Tòa án Hiến pháp Liên bang gồm: bảo vệ hiến pháp và trật tự dân chủ; kiểm soát các tác nhân chính trị; cấm một số đảng chính trị cực đoan hoặc xem xét các dự luật liên quan đến chiến dịch vận động tài chính của các đảng chính trị; xét lại tính hợp hiến của các đạo luật và phủ quyết nếu cần; phân giải các xung đột giữa các cấp của chính quyền; kiềm chế việc lạm quyền của các thẩm phán.

Các tòa án khác:

Tòa án phổ thông là nhánh lớn nhất để giải quyết các án dân sự và hình sự. Hệ thống

tòa án phổ thông chia làm 4 bậc. Các tòa án địa phương tiếp nhận các vụ kiện nhỏ về dân

sự và hình sự, kiêm các chức năng pháp lý thông thường như chứng thực. Bậc kế tiếp là các tòa án vùng, được chia làm hai nhánh riêng biệt: dân sự và hình sự. Các tòa án vùng

vừa khởi xử các án trọng điểm về dân sự và hình sự, vừa là tòa án phúc thẩm đối với các phán quyết bởi các tòa án địa phương. Bậc thứ ba là các tòa án phúc thẩm cấp bang, với hai nhánh dân sự và hình sự. Đứng đầu là Tòa án Tư pháp Liên bang, là tòa án tối cao giữ

vai trò phúc thẩm đối với tất cả các án khởi xử từ các tòa án cấp vùng và cấp bang.

Hệ thống tòa án hành chính, lao động và xã hội gồm có các tòa án địa phương, các tòa án cấp cao hơn, và đứng đầu tương ứng bởi tòa án liên bang. Hệ thống tòa án tài chính được chia làm hai bậc, đứng đầu bởi Tòa án Tài chính Liên bang, chịu trách nhiệm phân xử các án liên quan đến thuế. Tòa án Bản quyền Liên bang là duy nhất và tối cao.

Về mặt hành chính, các tòa án thuộc bang do các bộ tư pháp bang quản lý. Các tòa án liên bang do các bộ có thẩm quyền tương ứng trong chính quyền liên bang quản lý. Các cơ quan quản lý các tòa án đồng thời sẽ quản lý ngân sách chi tiêu của các tòa án. Ngoại lệ là Tòa án Hiến pháp được quyền tự đề xuất dự toán kinh phí hoạt động và nhận phê chuẩn từ chính quyền.

Một Tòa Chung của 5 tòa án tối cao: Tư pháp, Hành chính, Tài chính, Lao động và Xã hội được lập ra nhằm đảm bảo tính đồng nhất trong các phán quyết của hệ thống tư pháp.

Trang 28

Một phần của tài liệu TIỂ ậ ữ u LU n GI a kỳ môn địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài TÌNH HÌNH địa lý KINH tế, CHÍNH TRỊ và xã hộ ỘNG hòa LIÊN BANG i của c đức (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w