Sử dụng phương pháp ước lượng lại sai số chuẩn.
22
CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Theo như kết quả từ cuộc khảo sát ngẫu nhiên 40 sinh viên năm nhất tại trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TPHCM và kết quả xử lý số liệu theo mô hình hồi quy năm biến, ta rút ra nhận xét cũng như các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên:
- Biến phụ thuộc kết quả học tập tăng khi hai biến độc lập X1: thời gian tự học trung bình trong một ngày của sinh viên (giờ/ngày) và X2: Tỉ lệ số buổi tập trung nghe giảng trên lớp trên môn (100%) tăng. Do đó, để nâng cao kết quả học tập, sinh viên cần nâng cao tỉ lệ số buổi học trên lớp, chăm chú nghe giảng và ghi chép một cách đầy đủ
các kiến thức giảng viên truyền đạt, trong lớp tích cực tương tác và đặt câu hỏi để nắm rõ và chắc các kiến thức. Bên cạnh đó, ngoài giờ học trên lớp, sinh viên cũng cần tăng
thời gian tự học của bản thân, ôn luyện lại các kiến thức được học trên lớp và tìm hiểu thêm nhiều tài liệu, học thêm nhiều kiến thức khác ngoài kiến thức được giảng dạy.
- Biến phụ thuộc kết quả học tập tỉ lệ nghịch với hai biến độc lập X3: Thời gian trung bình tham gia các hoạt động khác (câu lạc bộ, thiện nguyện, làm thêm,..) trong một ngày (giờ/ngày) và X4: Thời gian trung bình sử dụng Internet cho mục đích giải trí trong một ngày (giờ/ngày). Do đó, để nâng cao kết quả học tập, sinh viên cần biết cân bằng thời gian tham gia các hoạt động cũng như thời gian sử dụng Internet với mục đích giải trí và thời gian học của bản thân. Sinh viên không nên dành quá nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ, hoạt động làm thêm,... hay lãng phí quá nhiều thời gian để lướt Facebook, Instagram, xem Youtube,... với mục đích giải trí, điều này sẽ khiến kết quả học tập giảm sút trầm trọng.
24
HẠN CHẾ CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Các biến độc lập được nhóm đề xuất đều là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập một cách chủ quan, chủ yếu nhìn nhận từ cá nhân, bản thân sinh viên. Hạn chế của mô hình là thiếu các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: chất lượng giảng dạy của giảng viên, môi trường học tập, tác động từ bạn bè,...
Do thời gian có hạn nên mẫu quan sát chủ yếu mà nhóm khai thác là đối tượng
sinh viên Đại học Ngoại thương là những đối tượng có kết quả học tập khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học, do đó mà kết quả biến phụ thuộc khá cao.
KẾT LUẬN
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học
tập của sinh viên: thời gian tự học trung bình trong một ngày của sinh viên (giờ/ngày), tỉ lệ
số buổi tập trung nghe giảng trên lớp trên môn (100%), thời gian trung bình tham gia các hoạt động khác (câu lạc bộ, thiện nguyện, làm thêm,..) trong một ngày (giờ/ngày) và thời gian trung bình sử dụng Internet cho mục đích giải trí trong một ngày (giờ/ngày).
Sau khi kiểm định hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp với lý thuyết kinh tế hay không, kết quả là các biến độc lập X1 , X2 , X3 , X4 đều có tác động đến biến phụ thuộc Y vì có P_value < 0,05. Vậy số biến độc lập phù hợp và được sử dụng trong mô hình là: 4 biến độc lập.
Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình, kết quả nhận thấy là mô hình hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu, có 77.47% sự biến thiên của kết quả học tập có thể
được giải thích bởi các biến độc lập như trong mô hình, 22.53% còn lại có thể là
do ảnh hưởng của những biến ngoài mô hình và do sai số ngẫu nhiên.
Mô hình nghiên cứu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, cách khắc phục hợp lý được đề xuất là sử dụng sai phân cấp 1.
Sử dụng phương pháp kiểm định White để phát hiện phương sai có thay đổi hay không, kết quả cho thấy là mô hình nghiên cứu trên có hiện tượng phương
sai thay đổi vì nR²> Chi-square0.05(4). Để khắc phục hiện tượng nói trên, nhóm đề
xuất sử dụng phương pháp ước lượng lại sai số chuẩn.
26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Võ Thị Tâm, 2010, Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính
quy Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
TIẾNG ANH
1. Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A. and Rustichini, A., 2000. College Choice and Academic Performance, version of paper prepare for the conference on
“Politiche pubbliche per il lavoro” in Pavia.
2. Irfan Mushtaq & Shabana Nawaz Khan, 2012, Factors Affecting Students’ Academic Performance, Global Journal of Management and Business Research, Volume 12.