Tia tử ngoại

Một phần của tài liệu Chương 3: Sóng cơ potx (Trang 60 - 68)

D ẠNG BÀI TẬP

B DẠNG ÀI TẬP

6.5.3 Tia tử ngoại

a. Định nghĩa:

Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím (λ <0,4µm) đến cở 10−9m.

b. Nguồn phát:Nguồn phát ra tia tử ngoại là những vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao ( trên20000C). Mặt Trời là một nguồn phát tia tử ngoại rất mạnh. Khoảng 9%công suất của chùm ánh sáng mặt trời là thuộc về các tia tử ngoại.

Các hồ quang điện cũng là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh.

Trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm, người ta dùng các đèn thuỷ ngân làm nguồn phát các tia tử ngoại. c. Tính chất và ứng dụng:

Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ, có tính chất tác dụng nhiệt.

Tia tử ngoại bị thuỷ tinh, nước v.v. . . hấp thụ rất mạnh. Thạch anh thì gần như trong suốt đối với các tia tử ngoại có bước sóng nằm trong vùng từ0,18µmđến0,4µm(gọi là vùng tử ngoại gần).

Tia tử ngoại có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Nó có thể làm cho một số chất phát quang. Nó có tác dụng iôn hoá không khí. Ngoài ra, nó còn có tác dụng gây ra một số phản ứng quang hoá, phản ứng quang hợp v.v. . . Tia tử ngoại còn có tác dụng sinh học.

Trong công nghiệp, người ta sử dụng tia tử ngoại để phát hiện các vết nứt nhỏ, vết xước trên bề mặt các sản phẩm tiện. Muốn vậy, người ta xoa trên bè mặt sản phẩm một lớp bột phát quang rất mịn. Bột sẽ chui vào các khe nứt, vết xước. Khi đưa sản phẩm vào chùm tử ngoại, các vết đó sẽ sáng lên.

Trong y học, người ta dùng tia tử ngoại để chữa bệnh còi xương. 6.6 Tia Ronghen ( Tia X)

6.6.1 Ống Ronghen ( Tia X)

Năm 1895, nhà bác học Rơnghen (Roentgen), người Đức, nhận thấy rằng khi cho dòng tia catốt trong ống tia catốt đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn như bạch kim hoặc vonfram thì từ đó sẽ phát ra một bức xạ không nhìn thấy được. Bức xạ này đi xuyên qua thành thuỷ tinh ra ngoài và có thể làm phát quang một số chất hoặc làm đen phim ảnh. Người ta gọi bức xạ này là tia Rơnghen hay tiaX Ống Rơnghen đơn giản là những ống tia ca tốt, trong đó lắp thêm một điện cực

bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy (như platin, vonfram v.v. . . ) để chắn dòng tia catốt. Cực kim loại này gọi là đối âm cực AK. Đối âm cực thường được nối với anốt. Áp suất trong ống vào khoảng10−3mmHg . . Vì khi ống Rơnghen hoạt động, đối âm cực bị nóng lên rất mạnh, nên trong các ống Rơnghen hiện đại, người ta phải làm nguội đối âm cực bằng một dòng nước chảy trong lòng của nó.

Ngoài ra, để tăng dòng êlectrôn trong tia âm cực, người ta dùng catốt là một sợi dây kim loại nung nóng.

6.6.2 Bản chất, tính chất và ứng dụng của tia Ronghen

a. Bản chất:

Tia Rơnghen đi qua điện trường và từ trường mạnh thì nó không bị lệch đường. Như vậy, tia Rơnghen không mang điện.

Về sau, người ta mới xác nhận được rằng tia Rơnghen là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại. Người ta đã tìm được cách đo bước sóng của tia Rơnghen và thấy nó nằm trong khoảng từ10−12µm(Tia Ronghen cứng) đến10−8µm(tia Rơnghen mềm).

b. Tính chất và ứng dụng:

+ Tính chất nổi bật của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên. Nó truyền qua được những vật chắn sáng thông thường như giấy, bìa, gỗ. Nó đi qua kim loại khó khăn hơn. Kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì khả năng cản tia Rơnghen của nó càng mạnh. Chẳng hạn, tia Rơnghen xuyên qua dễ dàng một tấm

nhôm dầy vài cm, nhưng lại bị lớp chì dầy vài mm cản lại. Vì vậy, chì được dùng làm các màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật Rơnghen.

+ Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh mà tia Rơnghen được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện, trong công nghiệp để dò các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc.

+ Tia Rơnghen có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh, nên nó được dùng để chụp điện.

+ Tia Rơn ghen có tác dụng làm phát quang một số chất. Màn huỳnh quang dùng trong việc chiếu điện là màn có phủ một lớp platinocyanua bary. Lớp này phát quang màu xanh lục dưới tác dụng của tia Rơnghen.

+ Tia Rơnghen có khả năng iôn hoá các chất khi. Người ta lợi dụng đặc điểm này để làm các máy đo liều lượng tia Rơnghen.

+ Tia Rơnghen có tác dụng sinh lí. Nó có thể huỷ hoại tế bào, giết vi khuẩn. Vì thế tia Rơnghen dùng để chữa những ung thư nông, gần ngoài da.

6.6.3 Giải thích cơ chế phát ra tia Ronghen

Các electrôn trong tia catốt được tăng tốc trong điện trường mạch, nên thu được một động năng rất lớn. Khi đến đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử của đối âm cực, xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử và tương tá với hạt nhân nguyên tử và một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm. Đó chính là tia Rơnghen.

Phần lớn động năng của electrôn bị biến thành nội năng làm nóng đối âm cực. Phần còn lại biến thành năng lượng của chùm tia Rơnghen.

6.6.4 Tác dụng quang điện của tia Ronghen

Phonon của tia Ronghen mang năng lượng cực tiểu: ε= hc

λmax

= 6,625.10−34.3.10810−8= 124eV

Năng lượng này quá lớn nên nó có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với tất cả các kim loại.

6.6.5 Công thức về tia Ronghen

Giả sử ta bỏ qua động năng của electron khi bức ra khỏi Katot, động năng của electron khi đập vào đối Katot chính là công của lực điện trường:

1 2mv

2 =eUAK (6.10)

Năng lượng truền cho đối Katot (dưới dạng động năng) được chia thành hai phần. Một phần làm đối Katot tỏa nhiệt; một phần cung cấp cho phonon thoát ra ngoài.

1 2mv

2=Wi+hc

λ (6.11)

6.7 Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ

6.7.1 Thuyết điện từ ánh sáng

Dựa vào sự tương tự giữa các tính chất của sóng điện từ và ánh sáng và phát triển sóng ánh sáng của Huyghen và Frexen, năm1860, nhà bác học Macxeon đã nêu giả thuyết mới về bản chất áng sáng:ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng ngắnlan truyền trong không gian.

Mối liên hệ giữa tính chất điện và từ với tính chất quang của môi trường: c

v =

√εµ=n (6.12)

Vớin=√εµ;εlà hằng số điện môi,µlà độ từ thẩm.

Lorentz chứng tỏ được rằng, hằng số điện môi ε=F(f) , vớif là tần số của ánh sáng.

6.7.2 Thang sóng điện từ

Tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy được, tia hồng ngoại và các sóng vô tuyến đều có chung bản chất là sóng điện từ.

Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước sóng dài, ngắn khác nhau. Tia Rơnghen có bước sóng: 10−12m→10−9m

Tia tử ngoại có bước sóng:10−9m→4.10−7m

Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng: 4.10−7m→7,5.10−7m Tia hồng ngoại có bước sóng:7,5.10−7m→10−3m Các sóng vô tuyến có bước sóng:10−3m→ ∞

Ngoài ra, trong sự phân rã của hạt nhân nguyên tử người ta thường thấy có phát ra những sóng điện từ có bước sóng cực ngắn (dưới ). Sóng này gọi là tia gamma.

Thực ra, giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt. Vì bước sóng khác nhau nên tính chất của các tia sẽ rất khác nhau.

+ Các tia có bước sóng càng ngắn (tia gamma, tia Rơnghen) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ iôn hoá không khí.

B. DẠNG BÀI TẬP

Chủ đề 1. Xác định khoảng vân - tọa độ vân sáng và vân tối trên miền giao thoa Phương pháp: Áp dụng công thức: i= λD a →λ= a.i D (6.1) Chú ý: 1µm= 10−6m= 10−3mm 1nm= 10−9m= 10−6mm 1pm= 10−12m= 10−9mm 1A0= 10−10m= 10−7mm

Nếu chonkhoảng vân trên chiều dàil, khoảng vân trên bề rộng l là: Ta có: n= l i + 1→i= l n−1 (6.2) Tọa độ vân sáng: x=kλD a =ki với k∈Z (6.3)

Nếu k = 0, vân sáng bậc 0 ( vân trung tâm);k=±nvân sáng bậc n. Tọa độ vân tối:

x= k+1 2 λD a = k+1 2 i với k∈Z (6.4)

Nếu k = 0, vân tối thứ nhất ;k=nvân tối thứ n + 1; k = -n: vân tối thứ n

Chú ý: Nếu thí nghiệm Young được thực hiện trong môi trường có chiếc suất n thì bước sóng ánh sáng trong môi trường đó sữ giảm đi n lần so với bước sóng trong môi trường chân không:

λ0= λ

n →i0 = i

n (6.5)

1.Trong thí nghiệm Young: a = 0,5mm; D = 2m, chiếu vào hai khe một bức xạ có bước sóngλ= 0,5µm a.Tìm khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên miền giao thoa ?

b. Xác định tọa độ vân sáng bậc 2, vân tối thứ 3 ?

c. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 2 và khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân tố thứ 3 ? 2.Người ta đếm được trên màn 12 vân sáng trải dài trên bề rộng 13,2mm. Xác định khoảng vân ?

3.Trong thí nghiệm Young: a = 0,9mm, D = 2m. Khoảng cách từ vân sáng bậc nhất đến vân sáng bậc 11 là 15mm. Xác định bước sóng ánh dùng trong thí nghiệm ?

4. ( Đề thi đại học 2004) Trong thí nghiệm Young, người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe là 0,64mm, từ hai khe đến màn ảnh là 2m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 2mm. Tính bước sóngλ?

5.Trong thí nghiệm Young: a =1mm, D = 3m. Chiếu vào hai khe Young một ánh sáng đơn sắc thì người ta đo được khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên miền giao thoa là 1,5mm.

a. Tính bước sóng ánh sáng, ánh sáng đó có màu gì ?

b. Xác định khoảng cách giữa vân sáng bậc ba và vân tối thứ tư nằm về cùng một phía đối với vân trung tâm ?

c. Nếu thực hiện thí nghiệm Young trong nước có chiếc suấtn= 4

3. Tính khoảng vân ?

Phương pháp:

*Tính khoảng vâni:i=λD a *Lập tỉ:p= xM

i

Nếu: p=k( nguyên) thì:xM =ki:M là vân sáng bậck. Nếu: p=k+1 2(bán nguyên) thì:xM = k+1 2 i:M là vân tối thứk−1.

1. Trong thí nghiệm Young: a = 1,2mm;λ= 0,6µm. Trên màn giao thoa người ta đếm được 16 vân sáng trải dài trên bề rộng 18mm.

a. Tính khoảng cách từ hai khe đến màn ?

b. Thay ánh sáng đơn sắc trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóngλ0 thì trên bề rộng miền giao thoa trên người ta đếm được 21 vân sáng. Tínhλ0 ?

c. Tại vị trí cách vân trung tâm 6mm là vân sáng hay vân tối ( bậc hay thứ mấy ) đối với hai bức xạ trên ? 2.Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc thì trên màn thu được một hệ vân. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 9mm. Hỏi tại vị trí M và N cách vân trung tâm 5mm và 4mm cho vân sáng hay vân tối bậc hay thứ mấy ?

Chủ đề 3.Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được trên miền giao thoa Phương pháp:

*Tính khoảng vâni:i=λD

a ; Chia nữa miền giao thoa:l=OP = P Q 2 *Lập tỉ: p= OP i = L 2i =k(nguyên) +m(lẽ) (6.6) Kết luận:

Nữa miền giao thoa cók vân sáng thì cả miền giao thoa có2.k+ 1vân sáng. Nếum <0,5: Nữa miền giao thoa cókvân tối thì cả miền giao thoa có2.kvân tối.

Nếum≥0,5: Nữa miền giao thoa cók+ 1vân tối thì cả miền giao thoa có 2(k+ 1)vân tối. 1. Trong thí nghiệm Young: a = 0,5mm, D = 2m. Nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ= 0,5µm. Hỏi trên bề rộng miền giao thoa 13mm có bao nhiêu vân sáng và bao nhiêu vân tối ?

2. Trong thí nghiệm Young:a= 2mm, D= 3m, ánh sáng đơn sắc có bước sóngλ = 0,5µm. Bề rộng của miền giao thoa không đổi là 3cm.

a. Xác định số vân sáng và vân tối quan sát được trên miền giao thoa ?

Chủ đề 4.Trường hợp nguồn phát hai ánh sáng đơn sắc. Tìm vị trí trên màn ở đó có sự trùng nhau của hai vân sáng thuộc hai hệ đơn sắc?

Phương pháp:

Đối với bức xạλ1: toạ độ vân sáng:x1=k1λ1D a . Đối với bức xạλ2: toạ độ vân sáng:x2=k2λ2D

a .

Để hệ hai vân trùng nhau:x1=x2 hay :k1λ1=k2λ2 k∈Z

Suy ra các cặp giá trị củak1, k2tương ứng, thay vào ta được các vị trí trùng nhau. Chú ý: Chỉ chọn những vị trí sao cho:|x| ≤OP

1. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1= 0,5µmvàλ2. Biết rằng vân sáng bậc 12 củaλ1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạλ2.

a. Xác địnhλ2?

b. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc 5 của bức xạλ1đến vân sáng bậc 11 của bức xạλ2( đều nằm về cùng một phía của vân trung tâm). Biết a = 1mm; D = 1m.

2.Trong thí nghiệm Young: a = 2mm, D = 2m.

a. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóngλ1= 0,45µmvàλ2= 0,5µm. Xác định trên miền giao thoa mà tại đó có sự trùng nhau của hai hệ vân trên ?

b. Chiếu tơi hai khe thêm thành phần đơn sắc thứ ba có bước sóngλ3= 0,6µm. Xác định vị trí mà tại đó có sự trùng nhau của ba bức xạ trên ?

3.Trong thí nghiệm Young:a= 1,1mm, D= 1,8m. Người ta chiếu vào hai khe Young đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt làλ1= 0,55µmvà λ2 = 0,66µm. Hỏi trên miền giao thoa có bề rộng 12mm có bao nhiêu vị trí cho màu giống vân trung tâm ?

4.Trong thí nghiệm Young: a = 2mm, D = 1m. Dùng bức xạ có bước sóngλ1 = 0,4µmđể xác định vị trí vân sáng bậc ba. Tắt bức xạλ1 sau đó chiếu vào hai khe Young bức xạλ2> λ1 thì tại vân sáng bậc ba nói trên ta quan sát được vân sáng của bức xạλ2. Xác địnhλ2 ?

5. Trong thí nghiệm Young:a= 1,5mm, D= 3m. Người ta chiếu vào hai khe Young đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt làλ1= 0,4µmvàλ2= 0,6µm. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống vân trung tâm ?

6.(Đề thi đại học 2009) Trong thí nghiệm Young: a = 0,5mm, D = 2m. Người ta chiếu đồng thời vào hai khe Young hai bức xạ có bước sóng 450nm và 600nm. Gọi M và N là hai điểm nằm về cùng phía vân trung tâm cách vân trung tâm lần lượt là 4,5mm và 22mm. Trên đoạn MN có bao nhiêu vị trí trùng nhau của hai bức xạ nói trên ?

7.( Đề thi đại học 2003)Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Young là 0,2mm. Khoảng cách từ hai khe Young đến màn là 1m. Người ta chiếu vào hai khe Young hai bức xạ có bước sóng λ1= 0,6µmvàλ2. Trên bề rộng 2,4cm, người ta đếm được có 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân, biết rằng hai trong ba vạch nằm ngoài cùng. Tínhλ2 ?

8.Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn kaf 2m, ánh sáng đơn sắc có bước sóngλ1= 0,66µm. Biết bề rộng của miền giao thoa là 13,2mm. a. Tính khoảng vân và số vân sáng và vân tối quan sát được trên màn?

b. Nếu đồng thời chiếu hai bức xạ có bước sóngλ1, λ2 thì vân sáng thứ 3 của bức xạλ2 trùng với vân sắng

Một phần của tài liệu Chương 3: Sóng cơ potx (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)