Bài học kinh nghiệm về triển khai thực hiện chính sách PTDLBV tạ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 - 68)

25.2% 20.8%

14.4%

7.2%

Không quan Chưa quanTrung bình Khá quan tâm Rất quan tâm

tâm tâm lắm

Đồ thị 2.3. Mức độ quan tâm của người dân về các quy định về bảo vệ môi trường của các dự án PTDL

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2021

Theo khảo sát cộng đồng dân cư địa phương, có khoảng hơn 30% người được hỏi không quan tâm nhiều đến các nội quy, quy định của địa phương và của các dự án về việc bảo vệ tài nguyên môi trường; khoảng 20% số người được hỏi không quan tâm đến các quy định này và chỉ có một số ít (7,2%) cho biết họ rất quan tâm đến các quy định này. Đồ thị trên cho thấy có khoảng một nửa người dân không quan tâm hoặc ít quan tâm đến các quy định liên quan đến môi trường. Tuy nhiên khảo sát về mức độ quan tâm đối với các quy định về bảo vệ môi trường của du khách đến địa phương lại mang đến kết quả khác, cụ thể: Khảo sát cho thấy đa số các du khách đều khá quan tâm đến các quy định về bảo vệ môi trường khi đến du lịch tại địa phương, chỉ có khoảng 3% du khách được hỏi cho biết họ không quan tâm đến các quy định này.

42% 34%

14.5%

3% 6.5%

KHÔNG QUAN ÍT QUAN TÂM TRUNG BÌNH KHÁ QUAN TÂM RẤT QUAN TÂM TÂM

Đồ thị 2.4. Mức độ quan tâm của du khách đối với các quy định về bảo vệ môi trường

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2021

Việc tuyên truyền về các dự án, chính sách PTDLBV là rất cần thiết đối với mọi đối tượng khác nhau, người dân cần hiểu rõ hơn về các tác động đối với môi trường và nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ. Đối với các nhóm khách du lịch, đa số đều mong muốn được trải nghiệm các không gian khác biệt do đó, rất quan tâm đến các quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường. Đây cũng vừa là chỉ số đo lường tính khả thi của dự án cũng là động lực để duy trì chính sách PTDLBV.

Tỉnh Cao Bằng đã tuyên truyền, quảng bá về du lịch, tuy nhiên, các chương trình của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng thường tập trung vào các sản phẩm du lịch với đối tượng là du khách.

Hộp 2: Phỏng vấn cán bộ huyện Quảng Hòa về hoạt động tuyên truyền chính sách PTDLBV

Huyện thực sự vẫn chưa xây dựng được chương trình tuyên truyền sâu rộng, các hoạt động tuyên truyền chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở các sản phẩm du lịch. Để xây dựng được nội dung tuyên truyền công phu, chúng tôi cần nhiều kinh phí và nhân lực có chuyên môn, mà những yếu tố này, huyện còn rất hạn chế.

Huyện cũng tạo điều kiện để các trường học tổ chức các khóa dã ngoại cho học sinh đi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên để qua đó giáo dục cho

các em về tầm quan trọng và sự cần thiết của môi trường.

Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ huyện Quảng Hòa, 2021

Trên thực tế, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện phần lớn chưa lồng ghép được nội dung tuyên truyền chính sách. Tuyên truyền các sản phẩm du lịch hay nâng cao kiến thức về môi trường đối với du khách và cộng đồng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ kế hoạch tuyên truyền chính sách PTDLBV.

* Phân công phối hợp giữa các chủ thể và các bên liên quan

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng được phân công nhiệm vụ như sau:

+ Quản lý nhà nước về các hoạt động du lịch, chỉ đạo hỗ trợ huyện lập Kế hoạch phát triển du lịch bền vững.

+ Thông tin, phổ biến các quy hoạch, định hướng phát triển du lịch, quy định của pháp luật đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và huyện Quảng Hòa.

+ Tổng hợp nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các cấp quản lý, người dân địa phương về phát triển du lịch bền vững, ngoại ngữ; đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, lưu trú, lữ hành...cho các cá nhân kinh doanh dịch vụ theo các tiêu chuẩn quy định.

+ Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ cho các đối tác tham gia các hoạt động phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện và tỉnh.

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá về các tour du lịch trải nghiệm trong vùng Công viên ĐCTC.

+ Phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện xây dựng, tư vấn thực hiện các mô hình quản lý, xử lý rác thải tại các điểm đến du lịch; xây dựng phương án bảo tồn kiến trúc truyền thống, làng nghề; tư vấn hỗ trợ triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản gắn với phát triển du lịch.

+ Phối hợp với UBND huyện tiến hành xúc tiến, kết nối các đơn vị liên quan trong quản lý điểm đến và cung cấp dịch vụ du lịch.

- Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Quảng Hòa:

Phòng Văn hóa và Thông tin: Có nhiệm vụ chủ trì và tham mưu cho UBND huyện trong công tác lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện. Hàng năm phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện và Ban quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng, đơn vị doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tổ chức hội thảo lập kế hoạch để lấy ý kiến các bên liên quan đến các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch.

Chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, theo quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt.

Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc tại địa phương: thành lập các Đội văn nghệ, phân chi hội Bảo tồn dân ca; duy trì tổ chức các lễ hội, tổ chức các trò chơi, môn thể thao truyền thống; tham mưu cho UBND huyện về các giải pháp bảo tồn kiến trúc nhà sàn, trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng; ẩm thực địa phương...

Hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập Ban giám sát cộng đồng về phát triển du lịch bền vững và đề xuất cơ chế kinh phí cho các Ban duy trì hoạt động có hiệu quả.

Phòng Nông nghiệp và PTNT: Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin trong việc lập Kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện. Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ liên quan: rà soát, đánh giá tiềm năng phát triển sản xuất; hỗ trợ sản xuất; hướng dẫn các xã, thị trấn sản xuất các sản phẩm nông lâm thủy sản thân thiện với môi trường phục vụ du lịch.

Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát nhu cầu của các hộ, cá nhân tham gia thực hiện sản xuất các sản phẩm nông lâm thủy sản thân thiện với môi trường phục vụ du lịch, mang đặc trưng riêng của huyện; Phối hợp với các đơn vị liên quan xúc tiến ký kết biên bản hợp tác cho các hộ

sản xuất tham gia chương trình với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện, trong và ngoài tỉnh.

Có kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật cho các cá nhân, đơn vị cam kết tham gia chương trình sản xuất các sản phẩm nông lâm thủy sản thân thiện với môi trường.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị, cá nhân thực hiện chương trình; hỗ trợ và phát triển các mô hình, sáng kiến về sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin trong việc lập Kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện; Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch, bảo tồn và phát triển các kiến trúc truyền thống tại các làng bản, các điểm du lịch.

Kiểm tra việc xây dựng theo giấp phép xây dựng tại các điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Tham mưu bố trí các nguồn vốn để cải tạo, sửa chữa các tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch trên địa bàn.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin trong việc lập Kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện; Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và kiểm tra công tác vệ sinh môi trường dọc các tuyến đường quốc lộ, nhất là tại các điểm di sản, điểm du lịch;

Phối hợp với các phòng ban liên quan và UBND các xã, thị trấn lập quy hoạch và xác định vị trí tập kết rác, bãi rác, phân loại rác và khu vực xử lý rác thải tại các thôn xóm nói chung, các làng du lịch cộng đồng, điểm du lịch...

Thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về vệ sinh môi trường lồng ghép trong các cuộc họp thôn xóm.

Phối hợp với các phòng ban, chuyên môn, Ban quản lý CVĐC xây dựng những băng rôn, khẩu hiệu, bộ nhận diện để tuyên truyền, phổ biến các hoạt động bảo vệ, vệ sinh môi trường tại nơi công cộng, tại các điểm du lịch, tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. Có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo

định kỳ hiện trạng công tác vệ sinh môi trường tại các làng du lịch cộng đồng, các điểm du lịch, điểm di sản cho UBND huyện để có biện pháp chỉ đạo, giải quyết.

Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn vận động các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong khu vực có hoạt động du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch đăng ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường; tổng hợp nhu cầu, đề xuất của các cá nhân, đơn vị kinh doanh, cộng đồng dân cư về việc hỗ trợ các hoạt động bảo vệ, vệ sinh môi trường vào kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch: Có nhiệm vụ phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin trong việc lập Kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện; tham mưu cho UBND huyện trình Tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ lớn trong Kế hoạch phát triển du lịch bền vững hàng năm, đồng thời cân đối bổ sung ngân sách địa phương cho các hoạt động thường xuyên của phòng Văn hóa để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quản lý về công tác du lịch.

- Huyện đoàn Thanh niên: Có trách nhiệm tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư, nhất là thanh thiếu niên tham gia thực hiện các nội dung phát triển du lịch bền vững của huyện. Tổ chức thành lập các Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch; định kỳ tổ chức ra quân quét dọn, thu gom rác thải và vận động nhân dân bỏ rác vào thùng, vứt rác đúng nơi quy định, khơi thông cống rãnh, chăm sóc trồng mới cây xanh, trồng hoa tại các đoạn đường trong thôn xóm đi vào các điểm du lịch. Tiếp tục thực hiện mô hình “Tuyến đường thanh niên tự quản” tại các xóm, xã, khu, điểm du lịch.

Khuyến khích, hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển các mô hình du lịch theo hướng thân thiện với môi trường; tuyên truyền giáo dục để góp phần hình thành cho đoàn viên thanh niên văn hóa ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch đến địa phương. Huyện xác định thanh niên là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong các phong trào đổi mới của huyện, đồng thời là thế hệ mới, dễ dàng hội nhập và học hỏi các kiến thức mới. Do đó, giai đoạn

đầu, huyện tập trung nâng cao nhận thức và đào thạo thế hệ thanh niên, để từ đó, lực lượng nòng cốt này sẽ tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, lan tỏa các thông điệp về DLBV đến các cộng đồng khác nhau: phụ nữ, thiếu niên, người cao tuổi, bà con DTTS,...

UBND các xã, thị trấn: Có nhiệm vụ làm vụ tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững của huyện cũng như đề xuất các nhiệm vụ liên quan đến địa phương. Trực tiếp chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính sách của tỉnh, của huyện tại địa phương và đề xuất vận động một số quỹ để duy trì phát triển các điểm du lịch tại địa phương như Quỹ vì môi trường để phục vụ các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh chang cảnh quan môi trường.

Hộp 3: Phỏng vấn sâu cán bộ huyện về hoạt động phối hợp thực thi chính sách

Huyện có sự phân công nhiệm vụ khá rõ ràng trong quá trình thực thi chính sách. Các phòng ban cũng đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ do Ban lãnh đạo đề ra. Cho đến nay, tuy chưa cao nhưng huyện cũng đã đạt được các kết quả nhất định. Tuy nhiên, do có sự tham gia của nhiều phòng ban khác nhau và mang tính liên ngành, đôi khi hoạt động mất tính linh hoạt và gây chậm trễ khi thực thi.

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ huyện Quảng Hòa, 2021

Nhìn chung, huyện Quảng Hòa đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, cộng đồng chưa còn ít tham gia. Sự phối kết hợp trong hoạt động triển khai chính sách phát triển du lịch bền vững của huyện vẫn bị hạn chế trong phạm

vi các phòng ban khối hành chính sự nghiệp, ít có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cộng đồng. Hạn chế này vô hình chung khiến các dự án không tận dụng được các nguồn lực xã hội. Do đó, công tác thực thi chính sách chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn.

Tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Quảng Hòa nói riêng chưa tận dụng được nguồn vốn và hỗ trợ từ các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn, các đóng góp rất hạn chế, chỉ dừng lại ở một số hoạt động nhất định như tập huấn chuyên môn, cải tạo cơ sở vật chất tại nơi lưu trú như dự án xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo cầu đường.

Một số doanh nghiệp tham gia hợp tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, qua đó, huyện Quảng Hòa là một trong những huyện có tiềm năng du lịch có thể được hưởng lợi gián tiếp:

+ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn: Tiếp tục triển khai các hạng mục trong Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp thác Bản Giốc.

+ Công ty CP điện tử tin học Viễn thông: Tiếp tục triển khai các hạng mục trong dự án Đầu tư khu du lịch về nguồn lịch sử và sinh thái tại Pác Bó, Hà Quảng và thành phố Cao Bằng.

+ Công ty CP du lịch Tây Bắc Việt: Tiếp tục triển khai dự án động Ngườm Pục, Thạch An.

+ Công ty cổ phần Hoàng Gia Cao Bằng: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện Khách sạn Pác Bó (khách sạn 5 sao) tại thành phố Cao Bằng.

-. Duy trì chính sách phát triển du lịch bền vững tại huyện Quảng Hòa

Hoạt động duy trì chính sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước tiên, là tính khả thi của chính sách. Trong khuôn khổ luận văn này, các chính sách PTDLBV trên địa bàn huyện chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án du lịch cụ thể, được triển khai bởi huyện, kết hợp với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Do đó, các chính sách cần phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, văn hóa, xã hội, cần nhận được sự đồng lòng của người dân trong qua trình triển khai.

Một số dự án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân sẽ được đề cập và cho người dân cơ hội thảo luận, ví dụ các dự án khi được phê duyệt cần triển khai song song với kế hoạch quy hoạch, đền bù đất đai cho người dân thuộc vùng quy hoạch. Theo khảo sát của tác giả, đa số người được

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN QUẢNG HÒA, TỈNH CAO BẰNG (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w