Các chính sách kinh tế của Singapore đối phó với tình hình dịch

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ KINH tế vĩ mô đề tài một số vấn đề cơ bản của nền KINH tế SINGAPORE GIAI đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 31)

2. NỘI DUNG

2.4.2. Các chính sách kinh tế của Singapore đối phó với tình hình dịch

Ngày 6/4, Singapore đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung trị giá hơn 5 tỷ SGD (tương đương 3,55 tỷ USD) bao gồm hỗ trợ lương, miễn thuế và các khoản thanh toán một lần để chống lại tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat nhấn mạnh đây là gói ngân sách chưa từng có tiền lệ trong thời kỳ đặc biệt. Động thái này diễn ra một tuần sau khi Singapore công bố các biện pháp hỗ trợ mới trị giá 30 tỷ USD để ứng phó với nguy cơ kinh tế suy thoái sâu.

Cuối tháng Ba vừa qua, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore cho biết đã nới lỏng chính sách tiền tệ khi hạ tỷ giá tham chiếu, qua đó cho phép đồng nội tệ dollar Singapore (SGD) yếu hơn so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính nhằm hỗ trợ tăng trưởng theo hướng xuất khẩu. Cơ quan này nhận định bất ổn lớn vẫn còn tồn tại và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh, cũng như mức độ hiệu quả của các biện pháp chính sách. Thay vì sử dụng công cụ lãi suất, Singapore quản lý chính sách tiền tệ bằng cách cho đồng SGD tăng hoặc giảm so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại.

Covid -19 là nguyên nhân chính khiến Chính phủ Singapore phải tính đến điều chỉnh lại mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của nước này. Những năm gần đây, kể từ sau kỷ niệm 50 năm lập nước, Singapore liên tục nghiên cứu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng theo đó, nước này dự kiến đẩy mạnh khu vực công nghiệp trong nền kinh tế (công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sáng tạo…), giảm dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ vì cho rằng khả năng cạnh tranh của Singapore trong một số ngành dịch vụ truyền thống đã trở nên kém đi nhiều; một số ngành dịch vụ đã đạt đến mức tăng trưởng tới hạn. Tuy nhiên, việc phụ thuộc nguồn cung linh phụ kiện và các sản phẩm đầu vào đã làm Singapore trở nên thận trọng hơn. Bộ trưởng Công Thương nước này dự kiến sẽ

29

duy trì khu vực sản xuất xoay quanh tỷ trọng 20% của nền kinh tế và tiếp tục tìm kiếm cách thức chuyển đổi, đa dạng hóa khu vực dịch vụ, chú trọng các ngành dịch vụ tiềm năng như thông tin, truyền thông, thương mại bán buôn…

Singapore cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn cung cũng như sự phụ thuộc thị trường xuất khẩu vào một vài đối tác. Mạng lưới các hiệp định thương mại tự do không ngừng được mở rộng đến các khu vực và đối tác, nước này dự kiến sẽ khống chế tỷ lệ xuất khẩu vào một thị trường đơn lẻ không quá 15% tổng giá trị xuất khẩu. Đối với một số hàng hóa thiết yếu, Singapore sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo xây dựng năng lực sản xuất nội tại; tiếp tục quan tâm để đẩy mạnh sự đa dạng hóa cả về nguồn hàng thực phẩm, nguồn nguyên vật liệu lẫn nguồn lao động để tránh mọi nguy cơ đứt gãy trong tương lai.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ KINH tế vĩ mô đề tài một số vấn đề cơ bản của nền KINH tế SINGAPORE GIAI đoạn 2008 2018 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w