THỨC
1.Tổng quan kết quả đạt được Năm 2010
Tăng trưởng GDP
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% (biểu đồ 4). Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới
Hoạt động ngân hàng
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%; tín dụng tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%.
Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể (đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân
31
NHÓM 17 TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KTE203.8
hàng thương mại tăng 5,53%). Giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp.
Tăng trưởng xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.
Giai đoạn 2011-2015
Kinh tế phục hồi đà tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế và kiểm soát
Nhờ sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận, nhất trí của toàn dân nên trong khó khăn nền kinh tế nước ta vẫn lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2010 theo giá so sánh 2010 đạt 6,42% giảm xuống chỉ còn tăng 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012, nhưng năm 2013 đã tăng lên đạt 5,42%; năm 2014 đạt 5,98% và sơ bộ năm 2015 đạt 6,68%. Tính ra, trong 5 năm 2011-2015, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 5,91%, đưa quy mô nền kinh tế nước ta năm 2015 gấp 1,33 lần năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế nước ta trong 5 năm 2011-2015 tuy thấp hơn tốc độ tăng bình quân mỗi năm của các giai đoạn 5 năm trước và không đạt mục tiêu đề ra là tăng bình quân mỗi năm 6,5-7%, nhưng vẫn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới.
Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục thu được những thành tựu mới
Phát huy kết quả và kinh nghiệm mở cửa và hội nhập quốc tế thu được trong 25 năm đổi mới 1986-2010, nướcta đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tích cực triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong 5 năm 2011-2015 đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 8 nước (Đức, I-ta-li-a, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi- li-pin) và quan hệ đối tác toàn diện với 3 nước (U-crai-na, Mỹ, Đan Mạch), nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược lên 15 nước và quan hệ đối tác toàn diện lên 10 nước, trong đó tất cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liêp hợp quốc đều trở thành đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện của nước ta.
Trong lĩnh vực hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, ngoài tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, nước ta còn ký kết 5 Hiệp ước thương mại tự do song phương, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê; Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU. Đồng thời tham gia 7 Hiệp định thương mại tự do đa phương, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN; các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nước ta hiện nay đã trở thành đối tác thương mại tự do với 55 nền kinh tế, trong đó có 15/20 nền kinh tế lớn nhất thế giới; đồng thời có quan hệ thương mại với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhờ kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại nên dự trữ ngoại tệ tại thời điểm 31/12 hằng năm của nước ta đã tăng từ 13,6 tỷ USD năm 2011 lên 25,7 tỷ USD năm 2012; 26,3 tỷ USD năm 2013; 34,6 tỷ USD năm 2014 và ước tínhđạt 39,3 tỷ USD năm 2015.
32
Giai đoạn 2016-2020
Tiếp nối những thành tựu đạt được của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, trong giai đoạn 5 năm tiếp theo 2016-2020, kinh tế vĩ mô dần ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội vào đường lối chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu còn hạn chế; tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xảy ra... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020.
Kinh tế tăng trưởng khá, từng bước chuyển dịch sang chiều sâu, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng,
lạm phát được kiểm soát, đặc biệt năm 2020 nền kinh tế vẫn đạt tăng trưởng dương dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19
Mặc dù tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 2016-2020 không đạt mục tiêu đã đề ra, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN. Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn tốc độ tăng của Xin-ga- po (2,44%); Thái Lan (3,42%); Ma-lai-xi-a (4,8%); Phi-li-pin (6,6%); In-đô-nê-xi-a (5,07%); chỉ thấp hơn Cam-pu-chia (7,09%). Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng.
Về kiểm soát lạm phát: Công tác điều hành, kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hợp trong từng giai đoạn. Công tác thống kê, phân tích, dự báo về giá cả, thị trường được tăng cường
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 cho thấy, lạm phát trong nền kinh tế được kiểm soát tốt, thể hiện rõ nét việc đổi mới tư duy trong lựa chọn mục tiêu ưu tiên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ năm 2011 trở về trước, với tư duy lựa chọn mục tiêu ưu tiên là tăng trưởng nhanh, mô hình tăng trưởng nghiêng về số lượng hơn chất lượng, chiều rộng hơn chiều sâu, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, sử dụng lực lượng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên… nên lạm phát cao, lặp đi lặp lại. Từ năm 2012 đến nay, với mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động kiểm soát lạm phát nên lạm phát luôn giữ ở mức kiểm soát, giai đoạn 2016-2020 luôn đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020 CPI tăng 3,15%, thấp hơn mức tăng 7,65%/năm của giai đoạn 2011-2015.
Cơ cấu lại nền kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, thực chất hơn trong các ngành, lĩnh vực
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống 15,34% năm 2017, năm 2019 còn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85% ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 4. Năm 2020, trước bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng và là bệ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an sinh, an dân trong đại dịch.
Thương mại trong nước phát triển thông qua phát triển hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ; cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn
Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 đạt 4.377,4 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ.
Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019; riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính 545,36 tỉ USD, tương đương khoảng 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 282,66 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực
33
NHÓM 17 TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KTE203.8
quan trọng cho tăng trưởng 31 kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Năm 2021
Tăng trưởng GDP 6 tháng của Việt Nam đạt 5,64%, đây là mức khá cao so với các nước trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; thu ngân sách nhà nước lũy kế 6 tháng đạt 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ; chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm...
Kinh tế vĩ mô được ổn định, lạm phát được kiểm soát, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng dịch vụ và giảm tỉ trọng nông-lâm-thủy sản. Đầu tư khu vực Nhà nước tiếp tục giảm, đầu tư khu vực ngoài Nhà nước tiếp tục tăng, góp phần ổn định kinh tế.
2.Những hạn chế bất cập trong nền kinh tế giai đoạn 2010-2021 Năm 2010
Chất lượng tăng trưởng không cao, thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở năng suất lao động và nâng cao hiệu quả.
Thậm hụt ngân sách liên tục cao, nợ công tăng nhanh. Theo bộ tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến giảm 0,4 điểm % gdp xuống còn 5,8% gdp (dự toán là 6,2% gdp), vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh trong những năm vừa qua.
Lạm phát cao gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu chính phủ điều chỉnh là không quá 8%.
Thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao trong khi dự trữ ngoại hối vẫn ở mức thấp, gây sức ép lên tỉ giá.
Tỉ giá, lãi suất có nhiều biến động. Năm 2010, thị trường ngoại hối việt nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá usd/vnd, ở một số thời điểm, tỉ giá usd/vnd trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh.
Thị trường chứng khoán biến động thất thường. Tính đến ngày 29/12/2010, tổng vốn hóa thị trường của hai sở giao dịch chứng khoán niêm yết của việt nam là 37,128 triệu usd, tương đương khoảng 38,62% gdp.
Giai đoạn năm 2011-2015
Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, tiếp tục là trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù lạm phát được kiềm chế và kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn đang tiềm ẩn. Trong năm 2011, lạm phát 2 chữ số vẫn diễn ra một phần do nguyên nhân khách quan là sự tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế vẫn chịu sức ép lớn từ bội chi ngân sách. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước trong những năm 2011-2015 đã lên tới 5,7% so với 5,52% của giai đoạn 2006-2010.
Tỷ lệ nợ Chính phủ năm 2015 bằng 50,3% GDP, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là không vượt quá 50% GDP, nợ công , nợ nước ngoài của quốc gia tuy thấp hơn ở mức Quốc hội cho phép nhưng đã cao hơn tỷ lệ tỷ lệ nợ phổ biến của các nước đang phát triển và đang tăng qua các năm.
Đời sống một bộ phận dân cư chậm được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục
Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước tuy đã giảm nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở một số vùng vẫn còn rất cao. Ví dụ vùng trung du và miền núi phía Bắc là 16%; Tây Nguyên 11,3%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 9,8%.
Thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra ở một số vùng địa địa phương, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc it người.
34
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tuy có giảm nhưng rất chậm. Hằng năm thường có trên dưới một triệu lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp và khoảng 1,3 triệu người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm.
Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn nhưu Hà Nội, thành phố Hồ Chí