DAO ĐỘNG KÝ, TIA ÂM CỰC VAØ MÁY GHI X-Y
10.1 ỐNG PHÓNG ĐIỆN TỬ (CRT) 1 Các bộ phận trong CRT (cathode ray tube)
10.1.1 Các bộ phận trong CRT (cathode ray tube)
Tim đèn F: Dùng để đốt nóng catốt của CRT, điện thế đốt tim đèn là 6,3
VAC.
Catốt C: Ở bề mặt có phủ một lớp oxit kim loại khi tiếp thu nhiệt năng sẽ
bức xạ điện tử (hiện tượng nhiệt phát xạ).
Lưới điều khiển: Có dạng cái ly bằng nikel, có một lỗ để cho chùm điện
tử qua, lưới điều khiển này bao quanh catốt. Điện thế phân cực giữa catốt và
lưới sẽ tạo ra điện trường điều khiển số điện tử được phép ra khỏi lưới. Khi VGK (điện thế giữa lưới và catốt) càng âm thì số điện tử thoát ra khỏi lưới càng ít, nếu VGK đạt đến điện thế ngưng dẫn thì chùm tia điện tử không thoát ra được khỏi lưới.
Bản cực gia tốc A1 (H.10.1) có nhiệm vụ làm tăng tốc cho chùm tia điện tử, bản cực này có dạng hình trụ, một đầu hở hướng chùm tia điện tử đi vào, một đầu kín chỉ chứa một lỗ nhỏ tại tâm cho chùm tia điện tử tập trung lại và đi qua.
A2 A3: Hai bản cực này phối hợp với bản cực A1 tạo thành hệ thống thấu kính điện tử (H.10.2). Do sự phân cực điện áp khác nhau giữa A1, A2 và A2, A3 chúng ta có lực tĩnh điện tác động lên chùm tia điện tử, lực tác động này phụ thuộc vào các đường đẳng thế. Các sự phân cực điện áp này thay đổi thì các đường đẳng thế thay đổi sẽ tạo ra sự thay đổi độ hội tụ của chùm tia điện tử.
Hình 10.1: Ống phóng tia điện tử CRT
Hình 10.2: Hệ thống thấu kính hội tụ chùm tia điện tử dùng tĩnh điện
Bản lệch dọc và bản lệch ngang: Khi chùm tia điện tử đi qua bản lệch dọc
hoặc lệch ngang, thì điện trường giữa hai bản cực này sẽ lái chùm tia điện tử lệch theo chiều dọc và chiều ngang bằng lực tĩnh điện (điều này khác với sự lệch chùm tia điện tử của đèn hình trong ti vi bằng lực điện từ, nghĩa là có cuộn dây lệch thay cho bản cực lệch). Độ lệch của chùm tia điện tử theo chiều dọc hoặc ngang phụ thuộc vào điện áp giữa hai bản cực.
Ví duï 10.1: Bản cực lệch dọc có hai đầu, một đầu điện áp (+E/ )2 một đầu điện áp (−E/ )2 (H.10.3), thì khi đó điện áp giữa hai bản cực là E về phía trên, do đó chùm tia điện tử bị kéo lệch về phía trên.
Hình 10.3: Sự kéo lệch chùm tia điện tử
Còn nếu điện áp (−E/ )2 ở bản lệch trên và (+E/ )2 ở bản lệch dưới thì chùm tia điện tử bị kéo về phía dưới.
Độ lệch tia được xác định:
A1d=VL l 2DV/