Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phòng,chống dịch

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 37 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phòng,chống dịch

dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng

- Điều kiện tự nhiên

Yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống COVID-19 của TP. Đà Nẵng bởi thành phố giữ vị trí địa chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch của vùng Duyên hải miền Trung và cả nước.

TP. Đà Nẵng có tọa độ từ vĩ độ 15°15' đến 16°40' Bắc và kinh độ từ 107°17' đến 108°20' Đông, ở vị trí trung lộ của nhiều tuyến đường trọng yếu về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của Việt Nam. Thành phố cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đồng thời, TP. Đà Nẵng chỉ cách thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc (Thành phố Huế đã được mở rộng và đang đề xuất trở thành thành phố trực thuộc Trung ương).

TP. Đà Nẵng nằm ở cửa ngõ của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của khu vực Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, xa hơn nữa là các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Ngoài ra, TP. Đà Nẵng là điểm kết nối của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng đó là: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

TP. Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt, đó là: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C, cao nhất là vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8, với nhiệt độ trung bình từ 28oC- 30oC, thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2, với nhiệt độ trung bình từ 18- 23oC. TP. Đà Nẵng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, tháng 11, với mức trung bình từ

85,67% - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7 với mức trung bình từ 76,67% - 77,33%.

Địa hình TP. Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có biển vừa có núi, với nhiều khu vực sinh thái độc đáo, khu vực đèo Hải Vân, khu vực Sơn Trà còn rất hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn - có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

Với vị trí quan trọng trong liên kết vùng, kết nối cả nước và quốc tế, TP. Đà Nẵng đã và đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển của vùng, trở thành một trong những cực phát triển và hội tụ của các luồng dân cư, khách du lịch trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, trong việc triển khai thực hiện các chính sách phòng, chống COVID-19, các kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 đối với sự đa dạng về đối tượng thụ hưởng chính sách. Đặc biệt đối với thực thi triển khai các giải pháp phòng, chống dịch đó không chỉ người dân thường trú mà còn tính đến đến những đối tượng rất lớn là khách du lịch, người lao động tự do sinh sống và làm việc ở thành phố.

Ngoài ra, đặc điểm khí hậu của thành phố sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động phòng, chống dịch của thành phố. Mùa khô thường có nắng nóng liên tục sẽ gây một số trở ngại đối với người dân nếu thực hiện biện pháp giãn cách kéo dài. Vào mùa mưa thì liên tục có mưa, đặc biệt thường xuyên hứng chịu những cơn áp thấp nhiệt đới và bão. Đây là một trong những yếu tố không thể xem nhẹ trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một trong những nhân tố khác cũng ảnh hưởng khá quan trọng trong thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của TP. Đà Nẵng là mật độ dân số của thành phố khá cao. TP. Đà Nẵng đứng ở vị trí 13 trên toàn quốc trong khi diện tích xếp thứ 59. TP. Đà Nẵng có số dân thành thị đứng thứ ba trong các thành phố

trực thuộc Trung ương, sau TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, đứng thứ năm toàn quốc sau tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, nếu tính cả diện tích huyện Hoàng Sa thì mật độ dân số là 743,36 người/km2, nếu không tính diện tích huyện Hoàng Sa thì mật độ dân số vào thời điểm 01/4/2009 là 907 người/km2, bằng 1/2 mật độ dân số của Hà Nội, bằng 1/4 mật độ dân số của TP Hồ Chí Minh; xếp thứ 12 trên toàn quốc về mật độ dân số. Nếu so sánh giữa các tỉnh có mật độ dân số cao thì mật độ dân số Đà Nẵng chỉ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn TP. Đà Nẵng đạt 1.134.310 người xếp thứ 39 cả nước, chiếm 1,18% dân số cả nước, mật độ dân số đạt 740 người/km². Ngoài ra, dân số của thành phố chủ yếu sống tại các khu vực thành thị, với 988.569 người, chiếm 87,2% dân số toàn quốc, dân số sống tại nông thôn, chiếm 12,4% dân số, với 145.741 người.

Trước giai đoạn xảy ra dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng được đánh giá là thành phố năng động, tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vào loại khá cao và liên tục ổn định. Theo báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng về phát triển kinh - tế xã hội năm 2019, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) ước tăng 6,47% so với năm 2018, giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước tăng 7,65%; Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 4,0%; Giá trị gia tăng khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản ước tăng 1,2%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 3,9%; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (giá hiện hành) ước tăng 3,6%; Tỷ lệ tạo việc làm tăng thêm đạt trên 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 53% và tỷ lệ thất nghiệp còn 3,89%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,64%; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm (chuẩn mới đa chiều) còn 3,29% [32]. Với tốc độ gia tăng của ngành dịch vụ và cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình thực hiện các chính sách phòng, chống dịch của của TP. Đà Nẵng.

Trong những năm qua, hệ thống y tế của thành phố ngày càng được đầu tư. Các chỉ số y tế của thành phố Đà Nẵng ngày càng được cải thiện và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay, TP. Đà Nẵng có chỉ số giường bệnh/10.000 dân là 79,17 giường, chỉ số bác sỹ/10.000 dân là 17,35; Chỉ số tỷ lệ

xã, phường có trạm y tế và đạt chuẩn quốc gia về y tế và chỉ số có bác sĩ thường xuyên và tăng cường là 100% (Phụ lục Bảng 2.2).

Có thể nói, các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và điều kiện dân số, hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố. Trong đó, yếu tố khí hậu là vào mùa mưa bão, mật độ dân số đông, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống y tế có ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình thực thi chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, với những khu vực phát triển, tập trung như khu du lịch, khu chung cư và những khu vực giáp ranh, quản lý khách du lịch và người nước ngoài, quản lý tạm trú người dân đến sinh sống và làm việc tại TP. Đà Nẵng là những vấn đề sẽ gây ra những khó khăn, phức tạp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những đối tượng này chính là những đối tượng thụ hưởng và chịu tác động của chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

- Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng đó là toàn bộ HTCT của thành phố, bao gồm: Đảng bộ, HĐND, UBND và MTTQ. Các tổ chức đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống chỉnh thể thống nhất từ Cấp thành phố đến Cấp quận, huyện và Cấp xã, phường. Trong đó, UBND là cơ quan hành chính nhà nước giữ vai trò điều tiết, thực thi các hoạt động trong chính sách bằng những công cụ quản lý để thực hiện những chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện nay, TP. Đà Nẵng có 19 đảng bộ trực thuộc, với 598 tổ chức cơ sở đảng, với 53.564 đảng viên. Hệ thống tổ chức đảng của Đảng bộ Thành phố hoạt động theo Điều lệ Đảng, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư và hướng dẫn của các cơ quan Đảng Trung ương. Về hành chính, Thành phố được tổ chức thành 8 đơn vị hành chính Cấp quận, huyện gồm: 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa), với 56 đơn vị cấp phường, xã (45 phường và 11 xã). MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị tập hợp quần chúng nhân dân và tham gia

giám sát, phản biện chính sách nói chung và chính sách phòng, chống COVID-19 nói riêng của TP. Đà Nẵng.

Ngoài HTCT của TP. Đà Nẵng, chủ thể tham gia thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố còn có các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế có trụ sở làm việc đóng trên địa bàn; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người nước ngoài đang sinh sống ở TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, đây là những đối tượng thụ hưởng chính sách là chủ yếu và chỉ tham gia chấp hành để cùng với chính quyền thực hiện chính sách phòng, chống COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Những chủ thể trên đây có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quá trình thực

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w