Bài học kinh nghiệm về triển khai thực hiện chính sách PTDLBV tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại HUYỆN QUẢNG hòa, TỈNH CAO BẰNG (Trang 65 - 68)

PTDLBV tại huyện Quảng Hòa

Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở những địa phương trong nước, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và hạ tầng du lịch sẵn có, huyện Quảng Hòa có thể đúc rút những kinh nghiệm về triển khai, thực hiện PTDLBV tại địa phương, đó là:

lịch cụ thể, chi tiết phù hợp với đặc điểm địa phương để tạo cơ sở cho công tác quản lý, thu hút đầu tư về hạ tầng du lịch; đây là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế quản lý hiệu quả việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch sẵn có tại địa phương; cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chủ động tham gia quản lý bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể biến nó thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương mình.

- Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và nguồn nhân lực du lịch tại chỗ; trong đó tập trung bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện.

- Có chiến lược nhằm tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hợp tác du lịch trong nước và quốc tế.

Qua những nội dung đã nghiên cứu ở chương 2 và căn cứ vào thực trạng chính sách phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Quảng Hòa nói riêng, có thể đưa ra một số kết luận sau:

Việc phát triển du lịch bền vững ở huyện Quảng Hòa trong những năm gần đây đã có những khởi sắc, đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên các chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh Cao Bằng chưa cụ thể rõ nét, do đó việc triển khai thực hiện các chính sách của huyện Quảng Hòa gặp nhiều khó khăn nhất là trong điều kiện huyện còn nghèo, chưa cân đối được thu chi. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh cần được ban hành cụ thể để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững cho tất cả các huyện, thành phố, trong đó sẽ mở ra cho Quảng Hòa cơ hội tốt để thực hiện vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Mặt khác, qua chương 2 tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng công tác thực thi chính sách PTDLBV, các khâu thực hiện còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền và giám sát, thanh tra chưa sát sao và còn mang tính quan liêu. Sự tham gia của người dân vào hoạt động PTDLBV rất mờ nhạt, chưa phát huy tối đa được tiềm năng trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, trong khi chờ đợi các chính sách do tỉnh ban hành, bằng nỗ lực của mình, huyện Quảng Hòa tiếp tục nghiên cứu vận dụng linh hoạt các chính sách của cấp trên để phát triển du lịch địa phương theo hướng bền vững. Đồng thời kiến nghị tỉnh Cao Bằng bổ sung, hoàn thiện một số chính sách để các huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển du lịch bền vững.

Thực trạng được nêu trong chương 2 là cơ sở để tác giả nghiên cứu và tìm ra các cách thức và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững huyện trong tương lai đối với huyện Quảng Hòa.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại HUYỆN QUẢNG hòa, TỈNH CAO BẰNG (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)