Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH văn hóa TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 65)

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Phong trào "TDĐKXDĐSVH", thực hiện chính sách phát triển GĐVH đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp triển khai bằng nhiều chương trình hành động, các nội dung, tiêu chí xây dựng ĐSVH, phát triển GĐVH đã được Nhân dân hưởng ứng tích cực. Có thể khẳng định mục tiêu xây dựng ĐSVH, phát triển GĐVH là động lực để phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Thông qua phong trào, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được chuyển tải đến người dân nhiều nội dung thiết thực, khơi dậy tinh thần yêu nước, trân trọng các giá trị truyền thống, uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân, tương ái được phát huy thể hiện qua các phong trào xây dựng GĐVH; thôn, khối phố văn hóa; toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC; tộc họ văn hóa; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,… đã được lồng ghép triển khai một cách đồng bộ, tỷ lệ gia đình, thôn, khối phố đạt chuẩn văn hóa ở nhiều địa phương tăng cao.

Các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư, lồng ghép các nội dung, chương trình phát triển GĐVH, nhất là phong trào xây dựng GĐVH, thôn, khối phố văn hóa, tộc họ văn hóa. Hầu hết các thôn, khối phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều hộ khá và giàu tăng lên, hộ nghèo giảm và không còn hộ đói; các tệ nạn xã hội, vụ việc tiêu cực được hạn chế. Nhiều địa phương đã xây dựng cổng làng khang trang, xây dựng mới Nhà văn hóa đạt chuẩn NTM, làm đường bê tông liên thôn, liên xóm,… Một số hoạt động lớn để phát triển GĐVH tại thôn, khối phố, KDC đã trở thành ngày hội lớn.

Sự quan tâm vào cuộc mạnh mẽ của BCĐ các cấp, các Ban điều hành, Ban vận động thôn, khối phố, các ban, ngành, Mặt trận, hội đoàn thể và đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân, từ các hoạt động phong trào, thực hiện chính sách phát triển GĐVH đã có nhiều cá nhân và tập thể được tuyên dương, khen thưởng góp phần nâng cao chất lượng GĐVH trên địa bàn huyện.

Chính sách xây dựng GĐVH đã đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao đời sống, xây dựng các phong trào TD ĐKXD ĐSVH và khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa, nhiều gia đình đạt danh hiệu gia đình, theo đó, gia đình văn hóa đạt 94%, tỷ lệ thôn, khối phố văn hóa đạt 91.3%; có 7/11 xã, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và đạt chuẩn văn minh đô thị; 32/44 Tộc họ phát động ra mắt đạt danh hiệu Tộc họ văn hóa; có 90,5% cơ quan, đơn vị; 90,9% xã, thị trấn; 95,6% khu dân cư và 94% số hộ đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.... Từ những kết quả đó đã thể hiện được sự quan tâm của các cấp, các ngành, tạo được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia triển khai các hoạt động văn hóa, các phong trào thi đua, nâng cao chất lượng chính sách phát triển GĐVH tại các địa phương trên địa bàn huyện. [120, tr.10, 11]

2.3.2. Những hạn chế

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào, chính sách phát triển GĐVH ở các cấp, các ngành có buớc chuyển biến nhưng chưa đồng đều, ổn định, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ.

Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển GĐVH; triển khai các hoạt động phong trào xây dựng ĐSVH ở KDC còn chậm; một số nơi hoạt động của Ban chỉ đạo chưa thường xuyên.

Việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa thật sự được quan tâm đúng mức, xây dựng GĐVH, thôn, khối phố văn hóa có nơi chất lượng chưa cao. Sự tham gia thực hiện phong trào của các tầng lớp Nhân dân chưa đồng đều; vai trò của trưởng thôn, khối phố, người cao tuổi... chưa được phát huy triệt để, chưa khơi dậy được sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân.

Tác động và hiệu quả của thực hiện chính sách phát triển GĐVH gắn với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương chưa mạnh, chưa có tính thuyết phục, phong trào có xu hướng dàn trải, chưa khai thác được nhân tố con người và huy động nội lực trong quá trình thực hiện.

Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa của huyện và các địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ đóng góp kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn, kinh phí dành cho tổ chức hoạt động của nhà văn hóa thôn, khối phố chưa đáp ứng được yêu cầu

Có nơi, có lúc, tổ chức tiệc cưới, tang lễ, ma chay không đúng quy định, tổ chức quy mô lớn, rải nhiều vàng mã trên đường đưa tang, dùng loa nén âm lượng lớn quá giờ quy định, cúng bái rườm rà...

Còn một số trường hợp nam nữ chung sống đã có con nhưng chưa đăng ký kết hôn. [120, tr.12]

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu

Các cấp chính quyền và các đoàn thể tại các địa phương đã kết hợp để tổ chức nhiều công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách phát triển GĐVH, qua đó xây dựng nhiều mô hình GĐVH, KDC kiểu mẫu, KDC không có tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân tại địa phương. Đồng thời tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, mỗi hộ gia đình nên nhiều kế hoạch, chương trình được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo các tiêu chí về xây dựng GĐVH, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng NTM, thực hiện xét công nhận GĐVH, KDC văn hóa, kiểu mẫu theo trình tự, thủ tục, quy định pháp luật về chính sách phát triển GĐVH.

Công tác tuyên truyền từng bước được kiện toàn, thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, các KDC đăng ký xây dựng GĐVH, KDC văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng NTM, đô thị văn minh.

Mỗi thành viên Ban Công tác Mặt trận KDC, Ban dân số kế hoạch hóa gia đình, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Ban vận động TDĐKXDĐSVH, công chức VHXH đã nâng cao ý thức tự giác và phát huy tinh thần trách nhiệm, trau dồi kiến thức liên quan đến chính sách phát triển GĐVH, KDC văn hóa, kiểu mẫu; không ngừng nâng cao kỹ năng đối thoại, thuyết phục, hòa giải tranh chấp trong nhân dân, mâu thuẫn trong các thành viên gia đình. [120, tr.13]

2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền một số nơi chưa mạnh, có nơi trong một thời gian dài còn “khoán trắng” cho Mặt trận hoặc cán bộ VHXH.

Một số địa phương, công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu, chưa thực hiện tốt quy chế hoạt động nên việc chỉ đạo, hướng dẫn chưa kịp thời; việc củng cố Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Ban vận động cấp cơ sở có nơi còn chậm, còn lúng túng trong triển khai thực hiện.

Một số cơ quan, đơn vị chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, cộng đồng xã hội, KDC chưa kịp thời đổi mới các nội dung hương ước, quy ước, nội dung ký kết thực hiện chính sách phát triển GĐVH, KDC văn hóa.

Thực trạng kinh tế xã hội của huyện còn khó khăn nên nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực ĐSVH còn hạn chế, nhất là thiết chế phục vụ vui chơi giải trí.

Cán bộ Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Ban vận động từ huyện đến cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách ở các xã, thị trấn thường xuyên biến động nên chưa có điều kiện tập trung chuyên sâu phát triển GĐVH. [120, tr.14]

2.3.3.3. Những vấn đề đặt ra

Phải có sự thống nhất trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân về thực hiện chính sách và triển khai hoạt động phong trào.

Ban chỉ đạo, Ban vận động các cấp thường xuyên được kiện toàn, luôn đổi mới quy chế hoạt động, xây dựng hương ước quy ước ...

Định kỳ kiểm tra, đánh giá, đảm bảo nội dung sát với thực tế địa phương, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình để cổ vũ động viên, nhân rộng mô hình, chính sách phát triển GĐVH.

Phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn với nhiều hình thức tuyên truyền trọng tâm, nâng cao nhận thức của công chức và nhân dân.

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa và nguồn kinh phí hoạt động cho BCĐ, BVĐ từ huyện đến cơ sở. [120, tr.15]

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quy trình thực hiện chính sách phát triển GĐVH như Xây dựng kế hoạch; Phổ biến, tuyên truyền; Triển khai thực hiện chính sách; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách; Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách phát triển GĐVH. Qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách để đề xuất các giải pháp phù hợp thực hiện chính sách phát triển GĐVH. Các cấp, các ngành đã tăng cường sự phối hợp, quyết tâm, nỗ lực của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển GĐVH tại các địa phương; Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Ban vận động từ huyện đến cơ sở; Xây dựng mô hình gắn kết các tiêu chí văn hóa; Chú trọng các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính truyền thống, kịp thời biểu dương, tôn vinh các gia đình kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu; khối phố văn hóa, tộc họ văn hóa...

Qua đó mỗi cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của chủ trương, chính sách gia đình văn hóa và thực thi chính sách phát triển GĐVH là động lực để phát triển kinh tế, xã hội gắn với nâng cao đời sống tinh thần, giá trị truyền thống văn hóa kết hợp chính sách xây dựng đời sống văn hóa, hình thành nhiều mô hình GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu... Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả hơn nữa chính sách phát triển GĐVH đòi hỏi các cấp, các ngành cần khắc phục những hạn chế, xây dựng cơ chế, chính sách và có những giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển GĐVH trong thời gian đến. Luận văn tiếp tục nghiên cứu chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VĂN HÓA TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH văn hóa TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)