Quy trình thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH văn hóa TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 36)

1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa

Trên cơ sở chủ trương chung, Bộ VHTT&DL và Hội LHPN Việt Nam đã thực hiện kế hoạch, Chương trình phối hợp với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có nội dung phối hợp về văn hóa, gia đình cụ thể như sau:

Lĩnh vực văn hóa

Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ với các cấp Hội. Đặc biệt tăng cường giao lưu với cấp Hội cơ sở, nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa trong các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt của các cấp Hội.

Tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng, miền trên địa bàn cả nước.

Đẩy mạnh thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây

dựng và phát triển văn hóa đọc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các cấp hội, hội viên Hội phụ nữ.

Lĩnh vực gia đình

Hàng năm phối hợp tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ngày quốc tế gia đình (15/5), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (25/11), Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với chủ đề hoạt động từng năm.

Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững; thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép nội dung giáo dục đời sống gia đình vào các buổi sinh hoạt, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình cho cán bộ các cấp Hội, nhằm tạo dựng môi trường an toàn, tin cậy, yêu thương trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Tiếp tục củng cố và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Phối hợp tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các Đề án thành phần của Chiến lược. Phối hợp triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình thông qua các Câu lạc bộ của Hội liên hiệp Phụ nữ tại địa phương và thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình sau khi được ban hành chính thức.

Phối hợp thực hiện một số hoạt động triển khai Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. [20]

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa

Thực hiện chính sách phát triển GĐVH là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích cực triển

khai thực hiện, tuyên truyền Luật PCBLGĐ, Luật HN&GĐ nói chung và thực hiện vận động nhân dân, các gia đình thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đồng thời đảm bảo quyền lợi, thực hiện dân chủ cơ sở, bình đẳng pháp luật của người dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo điều kiện để các gia đình thực hiện đúng các tiêu chí, được xét công nhận GĐVH và thực hiện đạt kế hoạch của các địa phương hàng năm.

Qua việc thực hiện công tác tuyên truyền đã tác động rất lớn đến tư tưởng, nhận thức của người dân, tổ chức, các hộ gia đình, khu dân cư trong việc phối hợp, chấp hành, triển khai thực hiện chính sách phát triển GĐVH đạt kết quả tốt. Nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL, thực tiễn áp dụng đúng đắn, tuân thủ triệt để pháp luật, thực hiện chính sách phát triển GĐVH, khu dân cư văn hóa, đã từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho mọi người dân, nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay để xây dựng GĐVH, KDCVH ở các địa phương đáp ứng được các tiêu chí để xét công nhận GĐVH, KDCVH theo quy định, bảo đảm thực hiện chính sách phát triển GĐVH đạt hiệu quả trong thực tiễn.

1.3.3. Triển khai thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa

Trong tổ chức và thực hiện chính sách xây dựng GĐVH thì phối hợp thực hiện chính sách có ý nghĩa quan trọng tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách, đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp; xác định rõ tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các tổ chức cá nhân tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách.

Bộ VH, TT&DL đã chủ trì phối hợp với các Bộ như: Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Các cơ quan thuộc Chính Phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị 16/2008/CT- TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật PCBLGĐ, các cấp, các ngành, đoàn thể, tích cực tuyên truyền Luật PCBLGĐ,

Luật HN&GĐ, Luật Bình đẳng giới; xây dựng các mô hình hoạt động lồng ghép nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng BLGĐ. Các địa phương chú trọng phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên chính sách pháp luật của Nhà nước về PCBLGĐ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, triển lãm tranh ảnh nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6); Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25-11); Hình thành CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”. Thông qua các buổi sinh hoạt CLB, các thành viên được nâng cao nhận thức về việc thực hiện chính sách dân số; được học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng triển khai mô hình “Ngày pháp luật”, trong đó có nội dung sinh hoạt tập trung vào phổ biến các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật PCBLGĐ, Luật Bình đẳng giới. Đến nay, các cơ quan, đơn vị, ở các địa phương duy trì thường xuyên mô hình “Ngày pháp luật". Sở Tư pháp các tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên cơ sở về Luật PCBLGĐ và các văn bản pháp luật mới thiết thực với đời sống của các gia đình; biên soạn, biên tập và phát hành hàng nghìn tờ rơi về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhân Tháng hành động vì trẻ em tới cơ sở... Thực hiện phong trào xây dựng GĐVH, thực hiện chính sách phát triển GĐVH đã góp phần tích cực vào việc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, thúc đẩy phong trào xây dựng làng, thôn, khu phố văn hoá ngày càng phát triển.

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa

Thanh tra, kiểm tra để tìm ra những địa phương điển hình, cách làm hay, thực hiện, áp dụng pháp luật HNGĐ, PCBLGĐ, phát triển GĐVH đạt kết quả; phát hiện các địa phương chưa chỉ đạo sát sao và giám sát chặt chẽ việc thực hiện pháp luật HNGĐ, chính sách GĐVH để thực hiện các kế hoạch, xây dựng cơ chế chính sách phát triển GĐVH trong thời gian đến.

Thông qua công tác triển khai thực hiện chính sách, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát triển GĐVH nhằm nêu cao trách nhiệm, quyền hạn của các

cấp chính quyền theo quy định của Luật HNGĐ, Luật PCBLGĐ, nâng cao năng lực, trách nhiệm mỗi các bộ, công chức, cơ quan chức năng trong việc thực hiện và thi hành chính sách về phát triển GĐVH.

Trên cơ sở thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, các cơ quan chuyên môn thực hiện phối hợp thanh tra, giám sát ở các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách về công tác văn hóa, gia đình, xây dựng GĐVH, KDCVH và UBND các cấp. Qua đó tham mưu cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo triển khai kịp thời, nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, đảm bảo thực hiện chính sách phát triển GĐVH ở các địa phương đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

1.3.5. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách phát triển

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH văn hóa TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w