Kết quả triển khai thực hiện chính sách giảm nghèobền vững trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 45 - 68)

địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020

2.3.1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản

Trong 05 năm, giai đoạn 2016-2020, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và các bộ, ngành Trung ương liên

quan (trực tiếp là Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội) về công tác giảm nghèo, đặc biệt là Nghị quyết số 76/2014/QH13, ngày 24/6/2014 của Quốc hội về “đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020”; Nghị quyết số

80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Chính phủ về “định hướng giảm nghèo bền vững

thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020”; Quyết định số 1614/QĐ-TTg, ngày 15/9/2015

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp

tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -

2020”; Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-

2020”; Quyết định số 152/QĐ-BCĐCTMTQG, ngày 11/02/2020 của Ban Chỉ đạo

Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về “ban hành Kế hoạch tổng kết lĩnh vực giảm nghèo”….

Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện, trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cụ thể:

HĐND tỉnh ban hành các văn bản như: Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND,

ngày 14/12/2016 về “Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn

2016-2020”; Nghị quyết số 34/2017/NQ-HĐND, ngày 08/12/2017 về “quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND, ngày 08/12/2017 về “quy định mức chi phí hỗ trợ chuẩn bị và quản lý thực hiện dự án đối với một số dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”....

UBND tỉnh ban hành các văn bản như: Quyết định số 1061/QĐ-UBND,

ngày 04/5/2017 về “ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền

vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 1007/QĐ-UBND, ngày

cho ngân sách tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016”; Quyết

định số 1386/QĐ-UBND, ngày 18/5/2016 về việc “giao chi tiết kế hoạch vốn thông

báo sau thực hiện CTMTQG năm 2016”; Quyết định số 3844/QĐ-UBND, ngày 28/12/2016 về việc “thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 4007/QĐ-UBND, ngày 30/12/2016 về việc “bổ sung dự toán chi năm 2016 cho các đơn vị”; Quyết định số 395/QĐ-

UBND, ngày 22/02/2017 về việc “giao nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung

ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016”; Báo cáo số

233/BC-UBND, ngày 01/9/2020 về việc “tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 395/QĐ-UBND, ngày

22/02/2017 về việc “giao dự toán bổ sung từ ngân sách Trung ương thực hiện các

Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016”; Quyết định số 1012/QĐ-UBND, ngày

26/4/2017 về việc “phân bổ mức vốn đầu tư phát triển cho các đơn vị để triển khai

thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017”, Quyết định số 1283/QĐ-

UBND, ngày 30/5/2017 về việc “phân bổ vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung

ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm

2017”; Quyết định số 1061/QĐ-UBND, ngày 04/5/2017 về “ban hành Kế hoạch

thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020”;

Quyết định số 633/QĐ-UBND, ngày 17/3/2017 về “ban hành danh mục loại dự án

được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020”; Kế hoạch số

7446/KH-UBND, ngày 20/9/2017 về việc “rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm

2017”; Công văn số 3841/UBND-CN, ngày 23/5/2017 về việc “hướng dẫn thực

hiện cơ chế đầu tư đặc thù theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 10 Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ”; Công văn số 8452/UBND-CN, ngày 26/10/2017

về việc “điều chỉnh một số nội dung Công văn số 3841/UBND-CN, ngày 23/5/2017

của UBND tỉnh”; Công văn số 7097/UBND-KGVX, ngày 08/9/2017 về “hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”; Quyết định số 554/QĐ-UBND, ngày 16/3/2018 về việc

phân bổ chi tiết nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2018”; Quyết định số 726/QĐ-UBND, ngày

09/4/2018 về việc “giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và mức vốn đầu tư phát triển cho các

đơn vị để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018”; Kế

hoạch số 2680/KH-UBND, ngày 06/4/2018 về “thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia Giảm nghèo về thông tin năm 2018”; Quyết định số 375/QĐ-UBND, ngày 26/02/2020 về “ban hành chương trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020”; các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn các huyện trong tỉnh....

Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh đã xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình Giảm nghèo bền vững hàng năm theo lĩnh vực và địa bàn, nhằm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu mà chương trình giảm nghèo đề ra đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện hệ thống các chính sách, chương trình, dự án, vừa hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, người nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, vừa ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện chính sách nhanh và bền vững đối với các địa phương còn nghèo, khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhìn chung, để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và chính sách giảm nghèo bền vững nói riêng; cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Đắk Lắk đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện, trên cơ sở kế thừa các chính sách, dự án giảm nghèo mang tính định hướng của Trung ương và hoạch định, xây dựng, bổ sung các chính sách giảm nghèo của tỉnh phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo kịp thời, làm cơ sở để các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện theo đúng chủ trương, định hướng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các chính sách, chương trình giảm nghèo đang còn hiệu lực của tỉnh

Đắk Lắk chủ yếu triển khai áp dụng chung cho tất cả các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhưng chưa có chính sách giảm nghèo mang tính đặc thù cho đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trong khi đây chính là đối tượng rất cần sự quan tâm hỗ trợ vì tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Một số chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo đầu tư chưa hiệu quả, còn dàn trải, chồng chéo, trùng lặp chế độ, đối tượng trên cùng một địa bàn, việc hỗ trợ còn mang tính bình quân, mức hỗ trợ thấp, hiệu quả chưa cao; bố trí nguồn lực chưa hợp lý, lồng ghép hoạt động giữa chương trình, dự án giảm nghèo với các chương trình, dự án khác chưa gắn kết, đồng bộ.

2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo và rà soát, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá kết quả. Song song với đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững các địa phương thường xuyên được củng cố, kiện toàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách, giúp đỡ trực tiếp các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Đồng thời, Ban Chỉ đạo tổ chức giao ban định kỳ đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo, chỉ ra tồn tại, nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và có giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền (với nhiều hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, đài phát thanh và truyền hình các huyện, thị xã, thành phố…; các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề…)

đồng thời, giúp họ tiếp cận và áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từng bước thoát nghèo.

Công tác giảm nghèo đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh tích cực tham gia. Các chính sách, dự án về giảm nghèo đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phủ rộng trên địa bàn tỉnh; người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, tín dụng... Bộ mặt nông thôn tiếp tục có nhiều đổi mới, đặc biệt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng bãi ngang ven biển đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân đã biết lựa chọn loại hình sản xuất cây, con chủ lực, gắn với yếu tố thị trường; mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới, công nghệ mới vào sản xuất… góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo; xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Cùng với cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các hội, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn cũng tích cực vào cuộc. Các tổ chức đã phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, đưa các hoạt động giảm nghèo đi vào cuộc sống. Nhiều phong trào đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và khơi dậy được ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, tự nguyện ý thức trách nhiệm đăng ký thoát nghèo bền vững, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng, đặc biệt là trong giám sát điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm.

Với quyết tâm giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống người dân, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình, kế hoạch và tăng nguồn lực đầu tư, cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho chương trình giảm nghèo; kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở,

hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ dân tộc thiểu số nghèo. Một số kết quả đạt được:

Bảng 2.3. Kết quả giảm hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 - 2020

Năm

Hộ nghèo chung toàn tỉnh Hộ nghèo dân tộc thiểu số

Số hộ

nghèo Tỷ lệ nghèo Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo

2015

(theo chuẩn nghèo 2016-2020) 81.592 19,37 50.322 37,17 2016 76.434 17,83 47.504 34,02 2017 66.956 15,37 42.774 30,04 2018 57.180 12,81 37.067 25,49 2019 46.033 9,33 30.589 18,93 2020

(theo chuẩn nghèo 2016-2020)

39.250 7,91 26.820 17,40

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Về kết quả các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020:

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm xuống còn 9,33%, giảm 10,04% so với cuối năm 2015, đạt bình quân 2,51%/năm. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 18,93%, bình quân giảm 4,56%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm còn 32,54%, bình quân giảm 5,77%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các thôn, buôn đặc biệt khó khăn giảm còn 21,64%, bình quân giảm 5,38%/năm. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 4,36% so với cuối năm 2019 xuống còn 4,97%, bình quân cả giai đoạn đạt 2,88%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (Thủ

tướng Chính phủ giao: 2,67%/năm, HĐND tỉnh giao: 2,87%/năm); tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,5%, xuống còn 12,43%, bình quân cả giai đoạn đạt 4,95%/năm (kế hoạch HĐND tỉnh giao là 4 - 4,5%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 4,5%, xuống còn 27,64%, bình quân cả giai đoạn đạt 5,51%/năm (kế hoạch HĐND tỉnh giao là 4 - 4,5%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Kết quả thực hiện mục tiêu tăng thu nhập các hộ nghèo, hộ cận nghèo: Ngoài việc tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn ĐBKK, ưu tiên nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho các xã phát triển, giảm và khắc phục rủi ro cấp cộng đồng, thông qua cơ chế tự chủ của cộng đồng và tham gia của người dân; giải quyết tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, buôn đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất. Qua đó đã góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo trong tỉnh đến cuối năm 2020 dự kiến tăng lên 1,9 lần so với năm 2015 theo mục tiêu Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 14/02/2016 của HĐND tỉnh.

Kết quả thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn TỈNH đắk lắk (Trang 45 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)