Tiêu biểu cho công việc quản lý đô thị là xây dựng bộ máy công quyền, một chính quyền đô thị vững mạnh về mọi mặt để đảm bảo được các yêu cầu về quy hoạch cho sự ổn định và phát triển của thành phố và của quận Ngũ Hành Sơn phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu, đảm bảo tính toàn diện và sự tham gia đông đảo của người dân và các doanh nghiệp.
- Xây dựng mô hình chính quyền đô thị thể hiện rõ mối quan hệ với chính quyền Trung ương và bộ máy chính quyền đô thị cấp dưới, quyền lực và giới hạn.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đô thị,
- Về đội ngũ, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền đô thị quận Ngũ Hành Sơn, đội ngũ này nhất thiết phải qua đào tạo về trình độ chuyên ngành và về quản lý hành chính công. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ toàn tâm toàn ý phục vụ trong phạm vi phần hành được giao, thực sự là công bộc của dân trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận về chính sách quản lý đô thị đã trình bày tại Chương 1, thực trạng thực hiện chính sách quản lý đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng tại Chương 2. Chương 3 đã đưa ra các nhóm giải pháp đó là: Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở pháp lý; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý đô thị. Các nhóm giải pháp được đưa ra có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện chính sách quản lý đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng và chung trên các địa phương khác trên cả nước.
KẾT LUẬN
Thực hiện chính sách quản lý đô thị cần phải có những chủ trương, chính sách hỗ trợ để thực hiện về cả vĩ mô lẫn vi mô, có kế hoạch và tầm nhìn của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thông qua việc đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu, tìm hiểu nhu cầu, xác định mục tiêu định hướng chính sách quản lý đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, luận văn đã bắt đầu làm rõ một số nguyên nhân và mặt hạn chế, qua đó đưa ra một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý đô thị cho địa bàn quận.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả không thể tránh khỏi các thiếu sót. Bản thân luôn mong muốn nhận được sự đóng góp của thầy, cô và Hội đồng khoa học để nội dung luận văn của mình được hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2019), Nghị định Số: 37/2019/NĐ-CP; Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch.
2. Chính phủ (2019), Nghị định Số: 37/2010/NĐ-CP; Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
3. Chính phủ (2020), Nghị định Số: 85/2020/NĐ-CP; Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kiến trúc.
4. Chính phủ (2010), Nghị định Số: 39/2010/NĐ-CP; Về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
5. Chính phủ (2019), Nghị định số 72/2019/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
6. Chính phủ (2014), Nghị định Số: 37/2014/NĐ-CP; Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
7. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định Số: 147/QĐ-TTg; Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định Số: 432/QĐ-TTg; Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
9. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định Số: 1353/QĐ-TTg; Về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”.
10.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định Số: 201/QĐ-TTg; Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
11.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định Số: 2357/QĐ-TTg; Phê duyệt “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
12.Quốc hội khóa VII (2009), Luật quy hoạch đô thị; Số , Hà Nội 13. Quốc hội khóa VIII (2014), Luật xây dựng; Số , Hà Nội
14.Quốc hội khóa (2020), Nghị quyết số 119/2020/QH14 cho phép thành phố Đà Nẵng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị
15. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.
16.UBND thành phố Đà Nẵng (2014), Quyết định số 2000/QĐ-UBND; Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đà Nẵng.
17.Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng (2017), Quy hoạch phân khu Thành phố Đà Nẵng – Tỷ lệ 1/5000.
18.Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby (2010), “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management” , WB.
19.Era Babla - Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou (2011), “Investing in Public Investment, An Index of Public Investment Efficiency”, IMF.
20.Hồ Việt Hạnh (2017), “Bàn về khái niệm chính sách công”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12, tr 3-6.
21.Nguyễn Hữu Hoan (2014), “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội”.
22.Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”
23.Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.