Các bên liên quan khác trong thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN lý rủi RO THIÊN TAI, THẢM họa tại TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 32)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: có nhiệm vụ trong trường hợp thiên tai xảy ra, cơ quan này kêu gọi và triển khai các hoạt đọng tài trợ cứu trợ khẩn cấp và hợp tác với phương tiện truyền thông từ trung ương đến địa phương.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC). Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện các hoạt động: Phòng chống và chuẩn bị đối phó với rủi ro, TT-TH; đối phó, cứu trợ và phục hồi; cứu trợ nhân đạo.

Hội Phụ nữ: Cơ quan này được tổ chức từ cấp Trung ương, Tỉnh, huyện, phường xã và xóm; thực hiện hoạt động giáo dục về vai trò của các thể chế địa phương trong việc giảm tổn thâm do thiên tai; nâng cao hiểu biết chung, kỹ năng của phụ nữ, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: khi xảy ra thiên tai, cơ quan này tham gia, thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ phổ biến cảnh báo, di tản và ứng cứu, tham gia sửa chữa nhà cửa bị hưu hại.

Hội cựu chiến binh: khi xảy ra thiên tai, Hội thực hiện đánh giá thiệt hại và cung cấp vốn cho các thành viên của Hội.

Các tổ chức phi chính phủ: Ví dụ như Tổ chức cứu trợ Catholic Relief Services, Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc UNICEF... Các tổ chức này thực hiện các hoạt động như: chuẩn bị, cứu trợ và phục hồi trong quản lý RRTT-TH.

Nhóm công tác quản lý thiên tai (DMWG): Thành viên gồm có: CARE quốc tế, Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế, Oxfam, Trung tâm thiên tai Thái Bình Dương (PDC), Plan quốc tế, Chương trình thiên tai và tình huống khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc (UN PCG NDE), Action Aid, Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm quốc tế (IFRC), Hội chữ thập đỏ (Red Cross), Trung tâm phòng chống thiên tai Châu Á (ADPC), Tầm nhìn thế giới (World Vision), …. Nhóm được thành lập năm 1999 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chia sẻ và phối hợp tiến hành hoạt động cứu trợ nhằm hỗ trợ giảm nhẹ tác hại và quản lý thiên tai tại Việt Nam.

Nhóm điều phối Chương trình thiên tai và các tình huống khẩn cấp (PCG NDE) thành lập năm 2008, trong khuôn khổ chương trình Một Liên hợp quốc. Nhiệm vụ và mục tiêu là đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động hỗ trợ của Liên hợp quốc; đảm bảo đối phó nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất của Liên Hợp quốc ở cấp quốc gia.

Khối tư nhân: bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, cộng đồng. Khối này được khuyến khích dựa vào trách nhiệm chung của xã hội, hỗ trợ tài chính…

Ngoài ra, các bên liên quan còn có thể kể đến như: Diễn đàn quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Thích ứng Biến đối khí hậu; diễn đàn quốc gia và quốc tế khác…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN lý rủi RO THIÊN TAI, THẢM họa tại TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 32)