Tuổi lao động, chi phí lao động rẻ hơn và tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các FTA Nhưng những gì Thái Lan cung cấp là cơ sở hạ tầng tốt hơn và ít bị trì trệ hơn về hệ thống bàn giấy quan liêu Việt

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2021 (Trang 30 - 32)

VI. FDI Việt Nam và sự so sánh FDI của Việt Nam và Thái Lan:

tuổi lao động, chi phí lao động rẻ hơn và tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các FTA Nhưng những gì Thái Lan cung cấp là cơ sở hạ tầng tốt hơn và ít bị trì trệ hơn về hệ thống bàn giấy quan liêu Việt

gì Thái Lan cung cấp là cơ sở hạ tầng tốt hơn và ít bị trì trệ hơn về hệ thống bàn giấy quan liêu. Việt Nam có lợi thế hơn trong các ngành cần nhiều dân lao động, nhưng Thái Lan có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô và những ngành cần vốn nhiều hơn"

VII. Chính sách áp dụng: a. Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (tiếng Anh là Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.

Hiểu một cách đơn giản, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ. Như vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ.

Chính sách tài khóa đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế của chính phủ. Điển hình là trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, nhờ có chính sách tài khóa mà Việt Nam đã đạt được một số thành tích vượt bậc:

 Hoàn thành nhiệm vụ vượt thu ngân sách nhà nước vượt dự toán. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016 đạt 1101,38 nghìn tỷ đồng, vượt 8,6% so với dự đoán. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao (58/63 địa phương).

 Rà soát hoàn thiện các chính sách thu và tăng thu NSNN ở một số sắc thuế, nội dung thu nhằm bù đắp lại sự sụt giảm thu NSNN. Bên cạnh việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2016, trong năm 2016 đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện phát triển sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan giảm số giờ thu nộp ngân sách của người nộp thuế. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, nâng cao chất lượng công tác quản lý thu.

 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN; chú trọng công tác quản lý nợ thuế. Để phấn đấu giảm tối thiểu số hụt thu ngân sách trung ương, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu; triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; đôn đốc thu các khoản theo kết quả kiểm toán, thanh tra; xử lý thu nợ đọng thuế; tập trung vào những địa bàn, lĩnh vực có đóng góp số thu ngân sách trung ương.

b. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp.

Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

Bằng việc sử dụng hiệu quả chính sách tiền tệ mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng ấn tượng:

 KTVM ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, niềm tin vào tiền đồng Việt Nam tăng trong khi tình trạng đôla hóa ngày càng giảm. Trong khi đó, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 6,7%. Đáng chú ý là hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tốt lên. Như với tăng trưởng tín dụng năm 2018 chỉ 14% nhưng chúng ta có được mức tăng trưởng GDP là tới 7,08%. Như vậy, cứ hai đồng tăng tín dụng thì đã tạo ra một đồng tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm rất là tốt vì từ

trước đến nay, thường cứ phải ba - bốn đồng vốn tín dụng thì mới có được một đồng tăng trưởng kinh tế. Do đó, đây là một điểm rất tích cực, cho thấy chất lượng tín dụng cải thiện.

 Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đo lường khác cũng cho thấy chất lượng tín dụng tăng. Đơn cử, quá trình xử lý nợ xấu đang tiếp tục được tiến hành và nợ xấu có xu hướng giảm nhanh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện chỉ còn khoảng 2%, đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Ngoài ra, cơ cấu dư nợ hiện nay cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực, giảm chảy vào những khu vực nhạy cảm, rủi ro cao trong khi hướng nhiều hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Trong khi đó, vấn đề tỷ giá luôn là bài toán phức tạp không chỉ với Việt Nam mà với cả các nước khác, bởi nó chịu tác động bởi nhiều chính sách không chỉ trong nước mà còn từ bên ngoài. Thế nhưng điều hành tỷ giá của chúng ta thời gian qua hết sức linh hoạt và khôn khéo, theo hướng ổn định tiền tệ, hỗ trợ được xuất khẩu, hỗ trợ được tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình căng thẳng thương mại ngày càng leo thang hay trước những thông tin từ việc Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách theo dõi thì chúng ta cũng phải tiếp tục điều hành một cách thận trọng để tạo thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.

 Nếu nhìn lại cả giai đoạn dài vài năm qua sẽ thấy rất rõ chính sách tiền tệ rất đúng hướng và mang lại nhiều thành quả. Lạm phát được kéo xuống, lãi suất được kéo xuống, thị trường ngoại hối ổn định, loại bỏ được những tác động của vàng... Một trong những điểm ấn tượng trong vài năm trở lại đây là định hướng giảm dần thị trường tín dụng (TTTD) xuống. Đây là vấn đề mà nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm luôn quan ngại trước đây, vì cho rằng TTTD của Việt Nam quá cao.

c. Chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại (foreign policy) của một quốc gia, còn được gọi là chính sách ngoại giao, bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu trong môi trường quan hệ quốc tế. Vì lợi ích quốc gia là tối quan trọng, các chính sách đối ngoại được chính phủ thiết kế thông qua các quy trình ra quyết định cấp cao. Chính sách đối ngoại nhắm đến các chủ thể bên ngoài phạm vi của hệ thống chính trị trong nước, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau, phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Mục tiêu định hướng ban đầu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Chính sách đối ngoại có vai trò chính đó chính là thủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

 Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với hoạt động đối ngoại sôi động, tích cực, chúng ta đã mở rộng và nâng lên tầm cao mới các mối quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Chính bản chất nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước, kể cả với những nước vốn là cựu thù của đất nước ta.

 Hoạt động đối ngoại đã góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chúng ta đã hoàn thành thực hiện phân giới cắm mốc với Lào, Trung Quốc; đang thúc đẩy phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, đàm phán phân định biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia, xử lý các vấn đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng với Malaysia. Công tác đối ngoại tham gia tích cực vào việc giữ vững và xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên Biển Đông, không để các tranh chấp leo thang thành xung đột. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, đấu tranh kiên quyết trong

vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, kịp thời xử lý các khía cạnh đối ngoại phức tạp, góp phần bảo đảm ổn định chính trị – xã hội của đất nước.

 Hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh và hiệu quả chủ trương lớn về Hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các kênh, gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại nhân dân, diễn ra trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nỗ lực trong hoạt động đối ngoại đã phát huy vai trò của nước ta trên nhiều diễn đàn và tổ chức quốc tế, tranh thủ có được những vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an, Ủy ban Nhân quyền, Hội đồng kinh tế – xã hội của Liên hợp quốc…

 Hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Đàm phán thành công nhiều hiệp định thương mại tự do với 55 quốc gia, mở ra triển vọng huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2021 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)