Thực trạng duy trì thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu luanvan_HoihBay_2019_CSC (Trang 52 - 56)

nhà ở. Việc phê duyệt, điều chỉnh đề án hỗ trợ luôn được quan tâm, triển khai đúng quy định xuống các xã và gia đình người có công tại địa phương. Quy trình nghiệm thu, hoàn thành xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở của các đối tượng được quan tâm, hỗ trợ, thực hiện theo đúng các quy định và hướng dẫn của cấp trên. Việc kiểm tra, giám sát, quá trình thực hiện hỗ trợ (xử lý các khiếu nại, tố cáo, thắc mắc của người có công).

Việc hỗ trợ này đã tác động tích cực đối với đời sống của người có công khi được thụ hưởng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những người có công với cách mạng. Khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc có tác động lớn đối với đời sống của người có công. Thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ, đời sống của người có công đã từng bước được cải thiện và nâng cao. [69, tr.4, 5, 6]

2.2.4. Thực trạng duy trì thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng công với cách mạng

Các cấp chính quyền, UBND các xã thị trấn và công chức LĐTB&XH thực thi công vụ luôn nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện, đảm bảo các trình tự, thủ tục sau:

Trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở

Căn cứ các quy định pháp luật, chính quyền các thôn, nóc tổ chức phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ theo mẫu; kèm theo bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng hoặc thân nhân liệt sỹ do cơ quan có thẩm quyền cấp, hình ảnh chụp hiện trạng nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp. Đồng thời tập hợp đơn, hồ sơ và tổng hợp danh sách gửi UBND cấp xã.

UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cấp xã, gồm: Đại diện chính quyền cấp xã (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ Địa chính Xây dựng, cán bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cán bộ Tài chính, đại diện các cơ quan, đơn vị khác có liên quan), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, đại diện UBMTTQ Việt Nam xã, đại diện Hội Cựu chiến binh xã và đại diện các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cấp xã tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở cùng với các đại diện thôn (gồm: Trưởng hoặc Phó Trưởng thôn và Bí thư hoặc Phó Bí thư chi bộ), kiểm tra hồ sơ do Trưởng thôn lập tại điểm a khoản này và lập biên bản kết luận hình thức hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa đối với từng trường hợp nhà ở kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ về nhà.

Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu, niêm yết

công khai danh sách tại trụ sở UBND xã tối thiểu 7 ngày làm việc trước khi gửi UBND cấp huyện.

Đối với các trường hợp quy định các tài liệu chứng minh về điều kiện được hỗ trợ nhà ở (bao gồm ảnh chụp thực trạng nhà ở, đơn của đối tượng, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng, xác nhận đơn của Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cấp xã và các bên liên quan) được thực hiện tại thời điểm khảo sát theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013... Trong trường hợp không có ảnh chụp thực trạng, Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cấp xã và các bên liên quan phải bổ sung thông tin về nguyên nhân không lưu trữ ảnh chụp để UBND cấp huyện xem xét quyết định.

Căn cứ báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Quản lý đô thị), các Phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý; tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn theo mẫu quy định. Nội dung quyết định phải nêu rõ số lượng, mức vốn hỗ trợ, cơ cấu nguồn vốn và dự toán nguồn lực hỗ trợ cụ thể theo từng năm, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện.

Quá trình hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau như hộ gia đình thuộc đối tượng nêu tại điểm d khoản 2 Điều 1 Quyết định 3584/QĐ – UBND; Hộ gia đình thuộc đối tượng nêu tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Quyết định 3584/QĐ – UBND; Hộ gia đình người có công mà nhà ở có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng; Hộ gia đình mà người có công cao tuổi; Hộ gia đình người có công là dân tộc thiểu số; Hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn; Hộ gia đình người có công thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Sau khi phê duyệt danh sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp huyện gửi quyết định về Sở Xây dựng để phối hợp với các Sở, ngành liên

quan báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.

Phương thức thực hiện

Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng

Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn về nền, tường, mái, có diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30 m2 nhưng không thấp hơn 24 m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn tường, mái, có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng nêu trên.

Đối với hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở mà đang ở tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt có mức ngập cao từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà, khi được hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo quy định thì UBND cấp xã vận động để các hộ gia đình xây dựng một diện tích sàn tránh lũ, có diện tích tối thiểu 10 m2 và có độ cao vượt mức ngập thường xuyên.

Các hộ gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở phải bảo đảm vệ sinh môi trường, đảm bảo mẫu thiết kế theo quy định.

Yêu cầu về tổ chức xây dựng nhà ở

Các hộ gia đình sau khi nhận được tạm ứng kinh phí hỗ trợ nhà ở theo quy định thì tự tổ chức xây dựng nhà ở hoặc UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng nhà ở cho họ.

UBND cấp xã chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở; vận động các tổ chức, đoàn thể giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà ở, tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ

để giảm giá thành xây dựng. Thực hiện lập Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn, đưa vào sử dụng theo mẫu quy định.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở mà có thay đổi về diện tích nhà ở, nếu hộ gia đình được hỗ trợ có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện các thủ tục xác nhận thay đổi về nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...

Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính. [69, tr.7, 8, 9, 10]

Một phần của tài liệu luanvan_HoihBay_2019_CSC (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w