4.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận về PCLĐ, tôi nhận thấy mỗi phong cách đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc áp dụng một kiểu PCLĐ nào đó trong thực tiễn quản lý giáo dục, không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu PCLĐ nào đó, mà đòi hỏi người quản lý phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu PCLĐ thích hợp, tùy vào tình huống, điều kiện cụ thể của đơn vị. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xây dựng PCLĐ là cần thiết và cấp bách.
Việc xây dựng PCLĐ phù hợp với môi trường lãnh đạo và tình huống quản lý cụ thể là việc làm thường xuyên, không bao giờ kết thúc của người HT. Trong cuộc sống, người HT cần phải tạo cảm giác gần gũi, thân mật, tế nhị, vui vẻ, hòa đồng với mọi người. Trong lãnh đạo điều hành công việc, HT cần phải bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng, linh hoạt.
PCLĐ không phải tự nhiên mà có, mà nó là kết quả của một quá trình không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, tự rút kinh nghiệm trong từng tình huống quản lý của người HT. Một PCLĐ phù hợp với đặc điểm của giáo dục là PCLĐ mà ở đó người HT phải có tính quyết đoán, thể hiện qua các phẩm chất dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin đưa ra được những quyết định kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi để giúp cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực, sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc. Phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng, nhằm động viên CB-GV-NV phát huy hết tiềm năng, đem hết công sức đóng góp cho nhà
26 trường. Như vậy, có thể thấy rằng một PCLĐ tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ trường. Như vậy, có thể thấy rằng một PCLĐ tốt là một sản phẩm mang tính trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các PCLĐ khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với đặc điểm văn hóa Việt Nam. PCLĐ đặc trưng của người HT, người cán bộ quản lý giáo dục phải là: PCLĐ dân chủ phù hợp với môi trường lãnh đạo, phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm, phù hợp với đặc điểm của tâm lý cấp dưới, phù hợp với tình huống quản lý cụ thể.
Kết quả của việc vận dụng PCLĐ mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi GV-NV và sự phát triển của tập thể sư phạm nhà trường.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị với Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh
- Ban hành văn bản về hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực của lãnh đạo, là cơ sở để hỗ trợ cho công tác quản lý.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để cán bộ quản lý cập nhật kiến thức mới về quản lý để vận dụng trong công tác quản lý có hiệu quả.
- Rà soát đội ngũ GV, NV nhằm bồi dưỡng về chuyên môn, về phẩm chất đạo đức, chính trị, kỹ năng mềm cho họ.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan, giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm các trường tiên tiến, chất lượng cao của các tỉnh và các nước trong khu vực.
- Tăng cường mở các bồi dưỡng kỹ năng mềm để cán bộ quản lý được tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý nhà trường
4.2.2. Kiến nghị với địa phương
- Quận Gò Vấp cần quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để HT hoàn thành công việc.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho nhà trường. Quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo huy động HS và vận động khi HS có biểu hiện bỏ học.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Một số kỹ năng cơ bản trong
lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, NXB Chính trị.
2. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Giáo dục.
3. Robin Sharma (Nguyễn Minh Thiên Kim dịch), Nhà lãnh đạo không chức danh, NXB Trẻ.
4. Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Tài liệu học
tập bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông.
5. Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021
6. Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022.
7. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lí, NXB Đại Học Sư phạm.
8. Công văn Số 630/BGDĐT-NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên.
9. Thông tư Số 32/2020/TT-BGDDT, ngày 15/9/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
10. Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn HT cơ sở giáo dục phổ thông.