3.2.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.2.1.1. Tổ chức đào tạo trình độ đại học và sau đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu
* Điều kiện được cử đi đào tạo
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước (có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định). Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có trình độ chuyên môn thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực tỉnh có nhu cầu thu hút; chấp hành sự phân công, bố trí của cơ quan có thẩm quyền. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
- Có thời gian công tác từ đủ 3 (ba) năm trở lên đối với các trường hợp đi học đại học; cán bộ, công chức đi học sau đại học có thời gian công tác từ đủ 5 (năm) năm trở lên.
- Có cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, tiếp tục trở về phục vụ địa phương nơi công tác trước khi được cử đi học. Thời gian cam kết thực hiện nghĩa vụ sau đào tạo ít nhất gấp 2 (hai) lần thời gian tham gia khóa đào tạo;
- Độ tuổi:
+ Đào tạo đại học: Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo đối với cán bộ, công chức.
+ Đào tạo sau đại học lần đầu: Không quá 40 tuổi đối với cán bộ, công chức.
* Chính sách hỗ trợ
- Bố trí thời gian đi ôn thi
Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo trình độ đại học và thạc sỹ sẽ được bố trí thời gian ôn thi, thời gian không quá 6 tháng/năm.
Cán bộ, công chức được cử đi học tiến sỹ, nếu chưa đủ tiêu chuẩn tiếng Anh và các bài nghiên cứu như quy định sẽ được bố trí thời gian luyện tiếng Anh và nghiên cứu trong thời gian 1 năm.
- Hỗ trợ về kinh phí
Cán bộ, công chức đi đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo được hưởng trợ cấp 01 (một) lần cụ thể như sau:
+ Đào tạo trình độ đại học: 50 triệu đồng (Riêng cán bộ, công chức nữ là 55 triệu đồng);
+ Đào tạo trình độ thạc sĩ: 100 triệu đồng (Riêng cán bộ, công chức là nữ, 110 triệu đồng);
+ Đào tạo trình độ tiến sĩ: 150 triệu đồng (Riêng cán bộ, công chức nữ là 160 triệu đồng).
- Cử cán bộ, công chức, viên chức đi ôn tập, dự thi
Căn cứ danh mục chuyên ngành cần hỗ trợ đào tạo do UBND tỉnh ban hành và danh sách cán bộ, công chức được quy hoạch đào tạo đại học, sau đại học theo Đề án của BCH Đảng bộ tỉnh, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi ôn tập, dự thi sau khi đã trao đổi, thống nhất với Sở Nội vụ.
- Các cơ quan, đơn vị trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) ra Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đã trúng tuyển đi học hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo.
- Sau khi cán bộ, công chức hoàn thành khóa học và nhận Bằng tốt nghiệp, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định chi trả chế độ hỗ trợ đào tạo cho cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
- Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị cử người đi đào tạo
Bố trí thời gian cho cán bộ, công chức đi ôn thi, thi và đi học nếu đỗ. Thanh toán kinh phí cho cán bộ, công chức theo quy định.
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của người được hỗ trợ đào tạo
+ Sau khi kết thúc khóa học, phải báo cáo kết quả học tập cho cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng, quản lý; phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đã cam kết; chấp hành sự phân công, bố trí công tác của cấp có thẩm quyền.
+ Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo mà không hoàn thành chương trình, nội dung khóa học; không được công nhận kết quả học tập hoặc không thực hiện đúng nội dung cam kết sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật và phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định. Học sinh, sinh viên đi học theo chính sách hỗ trợ đào tạo của tỉnh nếu vi phạm cam kết phải đền bù chi phí đào tạo theo hợp đồng hỗ trợ đào tạo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3.2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lai Châu
* Điều kiện được cử đi bồi dưỡng
- Đã kết thúc thời gian tập sự và được bầu hoặc bổ nhiệm vào chức danh cán bộ, vào ngạch công chức.
- Đủ tiêu chuẩn, điều kiện đi học theo thông báo của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán bộ, công chức.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán bộ, công chức. - Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; mỗi tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 8 tiết).
- Loại hình tổ chức bồi dưỡng: Tập trung
* Nội dung bồi dưỡng
- Lý luận chính trị
- Kiến thức quản lý nhà nước - Kiến thức quốc phòng an ninh - Hội nhập quốc tế
- Tin học, ngoại ngữ - Kiến thức dân tộc
- Kiến thức quản lý hành chính công - Kiến thức nhân học
- Các kỹ năng xử lý công việc
* Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
- Nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: Lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế, tin học, ngoại ngữ. (Áp dụng theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 về phê duyệt Đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025).
- Nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc:
Các chuyên đề lý thuyết về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. (Áp dụng theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”).
- Bổ sung thêm các nội dung bồi dưỡng sau:
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý dịch vụ công, gồm: Dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công; Dịch vụ công trong lĩnh vực công ích
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức nhân học, gồm: Kiến thức về nhân học xã hội; Kiến thức về nhân học văn hóa
- Bổ sung thêm các kỹ năng xử lý công việc:
+ Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý chương trình, chính sách vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
+ Kỹ năng tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
+ Kỹ năng xây dựng, triển khai, giám sát, đánh giá các mô hình giảm nghèo; Kỹ năng sử dụng nguồn lực tài chính và chi tiêu tài chính
+ Kỹ năng truyền đạt, lắng nghe, phân tích và xử lý thông tin
* Chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ cho học viên đi học bồi dưỡng được áp dụng theo Điều 6 tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
3.2.2. Nhóm giải pháp về bố trí, sử dụng cán bộ
3.2.2.1. Bố trí, phân công công tác
- Bố trí tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số áp dụng theo Khoản 3 Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.
- Ưu tiên bố trí, phân công cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp.
- Ưu tiên bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.
3.2.2.2. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển
Ưu tiên cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong bầu cử, bổ nhiệm vào các vị trí phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc làm.
Điều động cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc làm.
Ưu tiên cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị. Chế độ, chính sách cán bộ luân chuyển áp dụng theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 7/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về luân chuyển cán bộ.
3. 2.2.3. Thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số
- Hàng năm rà soát, đưa vào quy hoạch cán bộ, công chức người DTTS dựa trên các yếu tố: cơ cấu, số lượng, tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc và xác định chính xác các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính cần thiết phải bố trí cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số; Ưu tiên quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là nữ, trẻ, rất ít người tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp.
- Xây dựng chỉ tiêu cơ cấu phù hợp, nếu chưa đảm chỉ tiêu cơ cấu thì phải để trống, bổ sung sau; gắn việc thực hiện chỉ tiêu với trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định, chính sách về quy hoạch cán bộ, công chức người DTTS, đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ DTTS tham gia tập thể lãnh đạo, quản lý ở các cấp theo quy định; xác định rõ vị trí vai trò của cán bộ nữ người DTTS trong hệ thống chính trị.
- Bồi dưỡng trình độ học vấn, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn để đảm bảo tiêu chuẩn cho vị trí quy hoạch.
- Bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những quần chúng người DTTS trong diện quy hoạch. Bồi dưỡng trong giáo dục và thử thách những quần chúng DTTS là đối tượng Đảng qua phong trào thực tiễn, qua quan hệ với dân và năng lực làm công tác dân vận.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch. Nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải
đưa ra khỏi quy hoạch; đồng thời tiếp tục xem xét, để kịp thời phát hiện, kiến nghị giới thiệu bổ sung quy hoạch.
3. 2.2.4. Quy định về Tuyển dụng cán bộ, công chức
- Trong kế hoạch tuyển dụng phải xác định một tỷ lệ biên chế cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số/ tổng số biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao để tổ chức tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào công chức.
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức.
- Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
+ Đối tượng và điểm ưu tiên trong xét tuyển công chức: Cán bộ, công chức thuộc dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại Nghị định 05/2011/NĐ-CP (Cống, Mảng, La Hủ, Si La,) và 11 dân tộc thuộc nhóm có chất lượng nguồn nhân lực thấp quy định trong Nghị quyết 52/NQ-CP (Mông, Thái). Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2 như quy định tại Điều 5 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; ngoài ra được cộng thêm: 10 điểm bằng tốt nghiệp đại học loại suất sắc và giỏi; 5 điểm bằng khá; 5 điểm nói 01 tiếng dân tộc thiểu số thành thạo.
- Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức: 26 nhóm dân tộc còn lại (Tày, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Dao, Ê Đê, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Mnông, Thổ, Bru Vân Kiều, Cơ Tu, Giáy, Tà Ôi, Chơ Ro,Xing Mun, Hà Nhì, Chu Ru, Lào, La Chí, Phù Lá, Si La): Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2 như quy định tại Điều 5 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018; ngoài ra được cộng thêm: 10 điểm bằng tốt nghiệp đại học loại suất sắc và giỏi; 5 điểm bằng khá; 5 điểm nói 01 tiếng dân tộc thiểu số thành thạo.
- Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức: Áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về sửa đổi bổ sung
một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nội dung và hình thức xét tuyển công chức: Áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về sửa đổi bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2.3. Nhóm giải pháp về tạo nguồn cán bộ
3.2.3.1. Hỗ trợ sinh viên học đại học
- Hỗ trợ sinh viên học đại học tại các trường đăng ký về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp
+ Hỗ trợ sinh viên thuộc đối tượng của chính sách này bằng hình thức cho vay vốn qua Ngân hàng chính sách xã hội để học tập. Sau khi tốt nghiệp nếu được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ sở công lập của tỉnh sinh viên sẽ được hỗ trợ kinh phí để trả nợ. Mức hỗ trợ bao gồm các khoản sau:
+ Học phí: 100% học phí theo quy định của cơ sở đào tạo (tính từ năm học sinh viên bắt đầu đăng ký).
+Tiền sinh hoạt phí hàng tháng tùy theo học lực (tính 10 tháng/năm học): Học lực giỏi: 2.0 mức lương cơ sở;
Học lực khá: 1.5 mức lương cơ sở;
Học lực trung bình: 1.0 mức lương cơ sở. - Quy trình thực hiện
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh và các sở ngành liên quan thực hiện như sau:
+Thông báo nội dung chính sách đến các sinh viên dân tộc thiểu số đã trúng tuyển hoặc đang theo học tại các trường Đại học trong nước mà thuộc các ngành nghề cần thu hút tại tỉnh ; hướng dẫn sinh viên đăng ký về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp;
+ Tiếp nhận hồ sơ đăng ký của sinh viên; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh xác định mức kinh phí cho vay, hướng dẫn gia đình sinh viên hoàn thiện các thủ tục vay vốn; Tổng hợp danh sách sinh viên đăng ký trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; ký hợp đồng hỗ trợ đào tạo với gia đình sinh viên;
+ Phối hợp với cơ sở đào tạo tiếp nhận Bằng tốt nghiệp và hồ sơ của sinh viên sau khi tốt nghiệp; trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng sinh viên theo quy định của pháp luật;
+ Xác định mức kinh phí hỗ trợ sinh viên để thanh toán nợ Ngân hàng chính sách xã hội trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.