4.1. Kết luận
- Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu
Nhà giáo là nguồn nhân lực tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển đất nước. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vừa mang tính cấp thiết trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài. Do vậy cần được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp quản lý giáo dục. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục bằng việc phân tích một số khái niệm cơ bản nhằm làm rõ vai trò, tầm quan trọng và nội dung của việc phát triển nguồn nhân lực. Đó là những thực trạng và giải pháp về năng lực: kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi của người lao động; động lực thúc đẩy người lao động.
Quản lý con người là một công việc khó, quản lý con người trong giáo dục mà mỗi sản phẩm của họ là sự phát triển của một nhân cách lại càng khó hơn. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường là kết quả của công tác quản lý, chỉ đạo. Chất lượng đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vậy, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nó cũng là vấn đề mang tính chiến lược vì quyết định trong việc đổi mới phương pháp giáo dục.
Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên nhiều lĩnh vực và để đáp ứng được yêu cầu đặt ra, giáo dục đại học ở Việt Nam cần phải nhanh chóng thay đổi phương thức đào tạo cho phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thông tin. Một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của giáo dục đại học là đội ngũ giáo viên. Vì vậy, mỗi giáo viên phải thể hiện được ở hai khía cạnh. Một là tận dụng khai thác những ưu thế của thời chuyển đổi số; Hai là tìm cách thích nghi với những thành tựu của thời chuyển đổi số. Cần quyết tâm và kiên trì, nỗ lực hết mình, để chủ động tìm hiểu và ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào việc nâng cao hiệu quả công tác giảng
27
dạy, từ đó góp phần đào tạo được nguồn nhân lực có số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay.
Hiệu trưởng nhà trường phải luôn xác định các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, có sở giáo dục một cách phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.
Với tư cách quản lý nhân sự khoa học, phù hợp từng bước phát triển của nhà trường, trong những năm qua trường luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động, chất lượng giáo dục luôn phát triển ổn định và bền vững.
Xuất phát từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận tôi nhận thấy công tác quản lý nhân sự có vai trò hết sức quan trọng trong công tác của hiệu trưởng. Mục tiêu phát triển của bất kì tổ chức nào cũng hướng đến việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đó. Để công tác này có hiệu quả cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình. Với thực tiễn trường hiện nay tôi nhận thấy nghiên cứu về công tác quản lý nhân sự trong trường là cần thiết và để từ đó vận dụng những kiến thức đã học trong chương trình Bồi dưỡng Cán bộ quản lý để đề ra các nội dung cơ bản cần học tập và kết hợp kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng trường tôi để nghiên cứu
4.2. Kiến nghị
- Kiến nghị với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên:
* Đối với UBND Thành Phố Hồ Chí Minh
Cần có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đông đảo lực lượng giáo viên an tâm công tác, phục vụ công tác.
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Thường xuyên cập nhật những phương pháp giảng dạy, mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên để theo kịp xu thế phát triển xã hội hiện nay.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3
Trong công tác tuyển dụng giáo viên, nhân sự đưa ra những tiêu chí tuyển dụng được người có năng lực, phẩm chất tốt, phù hợp chuyên ngành đào tạo để đáp ứng được công việc được tốt nhất.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Điều lệ trường Tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Bộ giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
[3] Một số tiểu luận của các khoá trước về công tác quản lý nhân sự.
[4] Quốc hội, (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
[5] Quốc hội khóa XIV (2019), Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019
quy định “Luật giáo dục”.
[6] Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu bồi dưỡng các bộ quản lý trường phổ thông, Lưu hành nội bộ năm 2020.