IV.1 Systems Nework Architecture (SNA)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG VÀ MÔ HÌNH OSI pptx (Trang 27 - 32)

IV. Một số kiến trúc khác

IV.1 Systems Nework Architecture (SNA)

 Kiến trúc mạng SNA được công ty IBM thiết kế, đặc tả kiến trúc mạng xử lý dữ liệu phân tán.

 Giao thức định nghĩa các quy tắc, các tiến trình tương tác giữa các thành phần trong mạng như máy tính, terminal và phần mềm.

 Kiến trúc mạng các hệ thống đã phát triển khi các trạm cuối là những thiết bị bình thường được dùng để tương tác với các máy tính tập trung.

 Các mạng trạm cuối SNA được tổ chức theo hệ phân cấp và khi xuất hiện vào năm 1974, SNA chỉ hỗ trợ các mạng phân cấp.

 Mạng SNA sử dụng kiến trúc 6 tầng.

 Chức năng của các node trong mạng: Node loại 5- kiểm soát tài nguyên mạng và các dịch vụ mạng, gọi là node Host. Node loại 4 định tuyến và điều khiển luồng dữ liệu. Node loại 2.0 và 2.1 là các loại node ngoại vi được nối với node loại 4 hoặc loại 5. Đây là node điều khiển cụm và là bộ xử lý phân tán.

IV.1. Systems Nework Architecture (SNA)

FUNCTION MANAGEMENTDATA FLOW CONTROL DATA FLOW CONTROL

TRANSMISSION CONTROL

PATH CONTROLDATA LINK CONTROL DATA LINK CONTROL

PHYSICAL CONTROL X21, RS232SDLC SDLC

Chọn đường và kiểm soát dữ liệu

Kiểm soát phiên truyền Kiểm soát luồng

IV.1. Systems Nework Architecture (SNA)

 SAA (Systems Application Architecture-kiến trúc ứng dụng các hệ thống) là một đợt chỉnh lý tiếp theo của SNA, được công bố vào năm 1987 và là đại diện cho hướng chiến lược của IBM.

 Các giao thức SNA chính:

 Token Ring

 Synchronous Data Link Control (SDLC-Điều khiển liên kết DL đồng bộ)

 Network Control Program (NCP-Chương trình điều khiển mạng)

 Virtual Telecommunications Access Methol (VTAM-Phương thức truy cập viễn thông ảo)

 Advanced Peer-to-Peer Networking (APPN-Mạng ngang hàng cao cấp)

 Customer Information Control System (CICS-Hệ điều khiển thông tin khách hàng)

 Information Management System (IMS-hệ thống quản trị thông tin)

 Advanced Program-to-Program Communication (APPC-Truyền thông liên chương trình cao cấp)

IV.2. IPX/SPX

IPX/SPX: Internetwork Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange

 Giao thức IPX/SPX được công ty Novell thiết kế sử dụng cho các sản phẩm mạng của chính hãng.

 SPX hoạt động trên tầng Transport của OSI, có chức năng bảo đảm độ tin cậy của liên kết truyền thông end-to-end. Nó đảm bảo chuyển giao các gói tin đúng trình tự, đúng đích nhưng không có vai trò trong định tuyến.

 IPX tuân theo chuẩn OSI, hoạt động tại tầng mạng, chịu trách nhiệm thiết lập địa chỉ cho các thiết bị mạng. Nó là giao thức định tuyến, kết hợp với các giao thức Routing Information Protocol (RIP) và Netware Link Services Protocol (NLSP) để trao đổi thông tin định tuyến với các bộ định tuyến lân cận.

IV.3. AppleTalk

 AppleTalk là một giao thức được hãng Apple Computer phát triển cho họ máy tính cá nhân Macintosh. Tuy ban đầu AppleTalk chỉ hỗ trợ cho hệ cáp riêng tư LocalTalk của Apple, song bộ giao thức này đã được mở rộng để kết hợp các tầng vật lý Ethernet và Token Ring.

 Ban đầu, AppleTalk hỗ trợ các mạng có phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, chuẩn AppleTalk Phase 2 phát hành năm 1989 đã mở rộng phạm vi hoạt động của  Các giao thức AppleTalk Phase 1 không hỗ trợ các liên mạng bởi

việc định địa chỉ bị hạn chế theo một ID của nút duy nhất. Cách tiếp cận này có tên là mạng không mở rộng (nonextended network) theo thuật ngữ của Phase 2. Phase 2 cũng hỗ trợ các mạng mở rộng qua đó tính năng định địa chỉ được xác định bởi tổ hợp mạng và ID nút. Ngoài ra nó còn có thể vận dụng các ID thiết bị phần cứng được mã hoá trong các card mạng Ethernet và Token Ring.

 Các vùng tối đa trên một đoạn mạng: Phase 1 là 1; Phase 2 là 255.

 Các node tối đa trên mỗi mạng: Phase 1: 254; Phase 2: khoảng 16 triệu.

 Địa chỉ động dựa trên các giao thức truy nhập : Phase 1: Node ID; Phase 2: Network+Node ID; Phase 1&2: LocalTalk , Phase 1: Ethernet; Phase 2: IEEE 802.2, IEEE 802.5.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG VÀ MÔ HÌNH OSI pptx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(38 trang)