Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG (Trang 68 - 78)

3.3.1. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

- Để việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng đạt kết quả, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn nghiệp về công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong môi trường mạng. Có chính sách phù hợp để nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ công chức làm công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ hiện nay. Phê duyệt các đề án để chỉnh lý tài liệu tồn đọng, đề án số hóa tài liệu đang cản trở việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ tỉnh hiện nay.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh cần ban hành thêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật về giao nhận tài liệu lưu trữ từ các cơ

quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử theo quy định của Nhà nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Cao Bằng.

- Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng sớm xây dựng Kho Lưu trữ chuyên dụng phục vụ tốt nhất cho việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ cho thế hệ mai sau.

3.3.2. Kiến nghị Sở Nội vụ

- Sở Nội vụ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại đơn vị để kịp thời phát hiện những thiếu sót để hoàn thiện, đồng thời phát huy những mặt tích cực góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ngày một tốt hơn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp đối với cán bộ, công chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; thống nhất phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong tra tìm tài liệu để đáp ứng kịp thời các nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của độc giả. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tỉnh Cao Bằng trong thời gian tiếp theo.

3.3.3. Kiến nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan

- Đối với cấp ủy Đảng và chính quyền các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh Cao Bằng:

Để thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được hiệu quả thì vai trò của cấp ủy Đảng và chính quyền các đơn vị trong toàn tỉnh Cao Bằng là vô cùng quan trọng, nhất là ở cấp cơ sở. Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, thực hiện sâu sát chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở địa phương, đơn vị mình trong việc thu nộp, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

- Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí, bảo tàng, thư viện:

Tiếp tục phối hợp có trách nhiệm trong công tác đưa tin, tuyên truyền, giới thiệu, triển lãm, công bố tài liệu lưu trữ và hoạt động lưu trữ, về chính sách khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ và kết quả thực hiện chính sách này ở tỉnh Cao Bằng. Giúp người dân, doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức liên quan nhận thức đầy đủ hơn về tài liệu lưu trữ và giá trị tài liệu lưu trữ, quyền và trách nhiệm trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân tỉnh Cao Bằng.

3.3.4. Đối với Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng

- Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh và Sở Nội vụ về hoạt động thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, các giải pháp cụ thể để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ công chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của Trung tâm.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan tổ chức trên địa bàn trong công tác quản lý, triển khai, tổ chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong toàn tỉnh Cao Bằng để kịp thời cập nhật các kiến thức mới cũng như các phương pháp mới một cách kịp thời để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách.- Sửa đổi hoàn thiện lại đề án số hóa tài liệu cho phù hợp với điều kiện ngân sách hiện hành của tỉnh Cao Bằng, nội dụng đề án cần phải trọng tâm trọng điểm, phân ra nhiều giai đoạn, có lộ trình thực hiện để đề án mang tính khả thi.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã quan tâm thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng, những hoạt động này đã giúp cho tài liệu lưu trữ phát huy được giá trị đặc biệt của nó góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng. Từ cơ sở thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 đến nay mà tác giả luận văn đã luận giải phân tích ở chương 2, tác giả luận văn đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới trong việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong những năm tới tại Trung Tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, cũng trong chương này, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở tỉnh Cao Bằng hiện nay và trong thời gian tới, đó là nâng cao nhận thức, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện chính sách để thực hiện các giải pháp có cơ sở, tác giả đã kiến nghị đối với UBND tỉnh, Sở Nội vụ, các cơ quan tổ chức liên quan trong công tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng. Những giải pháp và kiến nghị của tác giả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trong toàn tỉnh Cao Bằng trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN

Tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ ở tỉnh Cao Bằng nói riêng có một giá trị hết sức đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển địa phương. Trong nhiều năm qua tỉnh Cao Bằng đã quan tâm thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ trên địa bàn đem lại nhiều thành tựu, kịp thời phúc đáp các nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ của người dân, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức có liên quan. Việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở tỉnh Cao Bằng thể hiện từ việc ban hành các kế hoạch, quy hoạch, quy định để cụ thể hóa văn bản pháp luật về công tác lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; quan tâm sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác lưu trữ và công tác tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện chính sách; triển khai, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và phân công, phối hợp thực hiện chính sách; quan tâm thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng. Nhờ đó mà trong thời gian qua công tác lưu trữ nói chung và việc thực hiện chính sách này đã có những chuyển biến tích cực, giá trị của tài liệu lưu trữ nói riêng ở tỉnh Cao Bằng đã được phát huy, đem lại hiệu quả thiết thực trong các lĩnh vực góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người tỉnh Cao Bằng. Phân tích tình hình thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở tỉnh Cao Bằng, rút ra những điểm còn tồn tại trong thực hiện chính sách, tìm nguyên nhân và đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tỉnh Cao Bằng hiện nay và trong những năm tới. Kiến nghị với các cấp và cơ quan tổ chức có liên quan một số điều kiện để thực hiện các giải pháp như: Nâng cao nhận của cán bộ, công chức và cấp ủy chính quyền các cấp trong tỉnh; bổ sung ban hành các quy định

quản lý tài liệu lưu trữ; hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lưu trữ; Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.

Với mong muốn của tác giả luận văn từ những đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như phân tích thực trạng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đồng thời nâng cao chất lượng thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại các lưu trữ lịch sử trên phạm vi toàn quốc.

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian và khả năng tiếp cận tài liệu còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô để em hoàn chỉnh được kiến thức của mình ngày một tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Tú Anh (2002), Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại một số tòa soạn báo ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2005) Công văn số 2939/BNV-TL về việc chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành lưu trữ năm 2005, ngày 04 tháng 10 năm 2005.

3. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 579/QĐ-BNV Phê duyệt quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 năm 2012, ngày 27 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BNV Hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng năm 2007, ngày 26 tháng 11 năm 2007, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 04/2013/TT-BNV Hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức năm 2013, ngày 16 tháng 4 năm 2013, Hà Nội.

6. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 10/2014/TT-NBV Quy định về việc sử dụng tài liệu tại phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử năm 2014, ngày 01 tháng 10 năm 2014, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 17/2014/TT-NBV Hướng dẫn xác định các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp năm 2014, ngày 20 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.

8. Bộ Nội vụ (2018), Thông tư số 03/2018/TT-NBV Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ năm 2018, ngày 06 tháng 3 năm 2018, Hà Nội. 9. Bộ Nội vụ - Bộ Xây dựng (2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-

nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử năm 2014, ngày 21 tháng 8 năm 2014, Hà Nội.

10.Bộ tài chính (2016), Thông tư số 275/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tài liệu lưu trữ năm 2016, ngày 14 tháng 11 năm 2016, Hà Nội.

11.Chi cục Văn thư – Lưu trữ (2018), Thông báo số 15/TB-CCVTLT về việc giới thiệu tài liệu lưu trữ và quy trình khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh năm 2018, ngày 08 tháng 5 năm 2018, Cao Bằng. 12.Nguyễn Thị Chinh (2006), Nghiên cứu áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000

vào công tác khai thác sử dụng tài liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13.Chính phủ (2013), Nghị định số 01/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ năm 2013, ngày 03 tháng 01 năm 2013, Hà Nội.

14.Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lí luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

15.Cục Văn thư - Lưu trữ Nhà nước (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ nhu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh Quốc gia, Hà Nội.

16.Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Thúy Hà (2006), Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viên báo chí tuyên truyền, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

18.Trịnh Thị Hà (2002), Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc quản lý nhà nước về đất đai ở thành phố Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp hệ chính quy, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 19.Đỗ Phú Hải (2012), Giáo trình những vấn đề cơ bản của Chính sách

công, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Nguyễn Hữu Hải (2006), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nhà xuất bản Giáo dục.

21.Hồ Việt Hạnh (2017), “Bàn về khái niệm chính sách công”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12, tr. 3-6.

22. Nguyễn Văn Hàm (1994), Pháp luật về lưu trữ và vai trò của nó trong việc xây dựng nền lưu trữ quốc gia, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Nhà nước, số 2. 23.Trần Phương Hoa (2007), Khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm

Lưu trữ Quốc gia III phục vụ biên soạn lịch sử các cơ quan cấp Bộ, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

24.Lê Thị Minh Hồng (2010), Công tác văn thư - lưu trữ tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân - khảo sát, đánh giá và kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp hệ tại chức, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

25.Trần Thị Lê (2006), Chỉnh lý khoa học tài liệu phông lưu trữ Cục thuế

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CAO BẰNG (Trang 68 - 78)