KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ NHÀ TRƯỜNG tại TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC năm học 2021 2022 (Trang 43 - 45)

4.1 Kết luận

Từ tổng hợp và kế thừa các thành quả nghiên cứu về lý luận xây dựng văn hóa nhà trường, đề tài đã tổng hợp, khái quát hóa, phân tích làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường; xác định mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, chương trình của công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Công tác xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường chính là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đoàn kết nội bộ được duy trì. Đồng thời, sức mạnh tập thể được phát huy, chất lượng các mặt được nâng cao, các hệ giá trị nhà trường được thiết lập, mục tiêu chất lượng giáo dục toàn diện được phát triển.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT chuyên Quang Trung, tỉnh Bình Phước, trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa đối với việc phát triển của nhà trường, từ khâu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, hình thành nhân cách học sinh đến công tác quản lý nhà trường. Trên thực tế, công tác xây dựng VHNT của trường THPT chuyên Quang Trung tuy có triển khai thực hiện nhưng chỉ dừng ở mức độ lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác nên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập và hiệu quả xây dựng VHNT chưa cao.

Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì thế vấn đề xây dựng VHNT ở các trường THPT phải thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. Để làm tốt công tác này, không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phụ thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng VHNT của nhà quản lý, phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt động. Do đó, hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện pháp trên cơ sở thực hiện theo bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý.

Căn cứ trên cơ sở đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường để đưa ra kế hoạch hành động nhằm góp phần xây dựng bức tranh văn hóa mang bản sắc riêng của nhà trường gồm nâng cao nhận thức cho CB, GV, NV, cha mẹ học sinh và HS về xây dựng văn hóa nhà trường; Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục đích, nội dung và chương trình xây dựng văn hóa nhà trường; Kiểm tra nề nếp dạy học, chất lượng dạy và học; Quản lý phối hợp giữa công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn coi đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh; Xây dựng môi trường cảnh quan văn hoá, khuôn viên xanh - sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường; Phối hợp giữa nhà trường,

gia đình và lực lượng giáo dục địa phương trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường; Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường. Tuy kế hoạch hành động không hoàn toàn là những vấn đề mới và hoàn chỉnh, trong thời gian tới, nếu được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự thống nhất, quyết tâm của toàn thể CB, GV, NV và HS thì hiệu quả xây dựng văn hóa nhà trường; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của Ngành giáo dục, sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh đặc biệt là sự phát triển của các thế học sinh.

4.2. Đề xuất và kiến nghị

4.2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Bộ giáo dục cần đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề dành riêng cho các trường THPT chuyên trong cả nước, vì các trường chuyên có những đặc thù riêng. - Bộ giáo dục yêu cầu các trường đào tạo sư phạm công khai chương trình dạy và chuẩn đầu ra, có khung yêu cầu riêng cho giáo viên dạy các trường chuyên.

4.2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Phước

- Cần có chủ trương nghiên cứu để đưa các nội dung xây dựng VHNT vào hệ thống các nhà trường THPT; xác định rõ công tác xây dựng VHNT là một trong những nhiệm vụ chính trị của các nhà trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Cần chủ trì soạn thảo mục tiêu, nội dung, chương trình và cung cấp các tài liệu, phục vụ cho công tác xây dựng VHNT đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống trường THPT thực hiện.

- Cần chỉ đạo các trường THPT chủ động vận dụng quy định, chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng VHNT ở mỗi trường.

- Cần xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung trong quy định xây dựng VHNT sao cho hợp lí, minh bạch và khoa học để hỗ trợ CBQL xây dựng và quản lí văn hóa có hiệu quả, chất lượng.

4.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

- Quyết định và đồng ý cho trường chuyên Quang Trung có những cơ chế đặc thù về chế độ đãi ngộ giáo viên, bắt kịp các trường chuyên tỉnh bạn nói riêng và các trường trong cả nước nói chung.

- Tăng cường đầu tư ngân sách và tranh thủ các nguồn lực dành cho giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tốt cho hoạt động dạy và học ở các cơ sở giáo dục hiện nay; có cơ chế chính sách ưu tiên dành riêng cho giáo dục để có thể xây dựng các trường học với cơ sở vật chất hiện đại.

Một phần của tài liệu HIỆU TRƯỞNG xây DỰNG và PHÁT TRIỂN văn HOÁ NHÀ TRƯỜNG tại TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUANG TRUNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC năm học 2021 2022 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w