cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng
5 8 8 6 6
7
Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học
131 141 145 143 143
8 Người hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù đày 32 32 35 30 30
9
Người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, huy chương; Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân – Huy chương
1576 1570 1572 1572 1580
10 Trợ cấp tiền tuất liệt sỹ
11 Trợ cấp tuất thương binh,
bệnh binh 79 72 68 68 76
12 Trợ cấp tuất đối với vợ
liệt sỹ tái giá 32 34 40 39 40
13
Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học
10 10 08 07 07
14 Hồ sơ hưởng thờ cúng liệt
sỹ 429 433 433 430 429
Tổng cộng 3.050 3.054 3.035 3.034 3.041
Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Ea Kar năm 2020 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công ở huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Kar là một trong những địa phương có tiềm năng, thế mạnh để phát triển về mọi mặt, trở thành vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư đang là chủ trương lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện và hiện nay, nhiều giải pháp, biện pháp để thu hút đầu tư đang được huyện triển khai. Huyện Ea Kar được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28-7-2021 về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Ea Kar là trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, là đô thị động lực thứ ba (sau Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), trở thành thị xã trước năm 2025.
Nghị quyết đặt ra các mục tiêu cụ thể: lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thị xã Ea Kar đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, hoàn thành trong năm 2022; lập chương trình phát triển đô thị để triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển đô thị thị xã Ea Kar; đầu tư xây dựng trung tâm hành chính mới tại xã Ea
Đar và hạ tầng khung các xã dự kiến thành lập phường, hoàn thành trước 2025; phát huy nội lực và thu hút đầu tư phát triển hoàn thiện các tiêu chí thị xã trước năm 2025, xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh đến năm 2035.
Xây dựng đồ án thành lập thị xã Ea Kar, điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn để hình thành vùng nội thị với 8 phường, vùng phụ cận nội thị với 8 xã thuộc thị xã Ea Kar, hoàn thành trong năm 2024; phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo các quy định hiện hành.
Nguồn: Cổng thôn tin điện tử huyện Ea Kar
Thuận lợi
Huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có 2 thị trấn, đó là thị trấn Ea Knốp và thị trấn Ea Kar. Hiện nay, thị trấn Ea Kar đang là đô thị loại 4 và là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Ea Kar.
Theo quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt từ cuối năm 2014 thì đến năm 2030, huyện Ea Kar là thị xã thuộc tỉnh và là đô thị cấp vùng phía Đông tỉnh, có diện tích 2.160 ha, dân số khoảng 108.000 người. Căn cứ vào quy hoạch này, định hướng của huyện Ea Kar là đến năm 2025, thị trấn Ea Kar phải được quy hoạch, xây dựng, nâng cấp thành thị xã với chức năng là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Vì thế, trong những năm qua, huyện Ea Kar đã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ ở tất cả các địa phương, trong đó đầu tư chủ yếu là thị trấn Ea Kar.
Để phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình, thời gian qua, huyện Ea Kar đã tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là việc giải quyết các thủ tục về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử của huyện để quảng bá hình ảnh, mời gọi đầu tư; chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư về thủ tục, công tác giải phóng mặt bằng và thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư.
bổ sung hàng trăm dự án kêu gọi đầu tư ở các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, kết cấu hạ tầng và môi trường... Riêng lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện Ea Kar đã mời gọi được 11 doanh nghiệp đầu tư vào Cụm Công nghiệp Ea Đar, với tổng nguồn vốn trên 245 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã đạt 53 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn 10,27%. Ea Kar là địa phương có hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, gồm: quốc lộ 26 đi qua địa bàn nối tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa và các tỉnh Miền Trung; quốc lộ 29, tỉnh lộ 11, tỉnh lộ 19 đi qua huyện có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế - văn hóa trong và ngoài huyện cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội. Trong tương lai gần, cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa khi được Trung ương đầu tư xây dựng cũng đi qua địa bàn huyện, tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển.
Bên cạnh đó, Ea Kar còn là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cà phê, hồ tiêu, hoa quả, lúa giống cao sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp của huyện đã đạt hơn 71.000ha, tổng sản lượng lương thực thu được từ cây có hạt đạt 149.602 tấn. Về thủy lợi, hiện đang đảm bảo tưới cho 88,6% diện tích cây trồng có nhu cầu. Huyện cũng đang có đàn gia súc, gia cầm hơn 2.000.000 con, trong đó đàn trâu có hơn 4.300 con; đàn bò hơn 22.500 con; đàn heo hơn 105.000 con...
Khó khăn
Là một huyện có số lượng người có công khá lớn đòi hỏi công tác chăm sóc, quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đối với các đối tượng là người có công cần chú trọng đặc biệt hơn nữa.
Số lượng người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại huyện có sự biến động tăng giảm thường xuyên. Đối tượng tăng lên
do có sự di chuyển từ địa phương khác đến hoặc là đối tượng mới được công nhận hưởng chế độ, chính sách; đối tượng giảm do chết hoặc di chuyển sang nơi khác sinh sống.
Là huyện có địa bàn rộng, kinh tế vẫn còn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí một số nơi còn hạn chế và không đồng đều, cơ sở hạ tầng vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trên địa bàn nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Tình hình kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng còn chậm, chưa bền vững; mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh diễn biến phức tạp… do đó chưa huy động được nhiều nguồn lực trong hỗ trợ cho người có công trên địa bàn huyện, chủ yếu vẫn từ nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh Đắk Lắk.
Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar trong các năm vừa qua; cụ thể được thể hiện qua quá trình triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Ea Kar trong giai đoạn 2016-2020 dưới đây.
2.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar giai đoạn 2016 – 2020
2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản của Chính phủ, của Bộ, ngành và của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Ea Kar đã cụ thể hóa bằng việc ra các văn bản chỉ đạo triển khai chính sách người có công trên địa bàn huyện theo đặc điểm tình hình của địa phương. Cụ thể trong 5 năm đã ban hành các Quyết định thành lập và các Quyết định kiện toàn các ban chỉ đạo như: Ban quản lý, điều hành “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” huyện Ea Kar; Ban chỉ đạo 24 của huyện; Hội đồng xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. Giao cho một đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm trưởng ban, Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo huyện, cùng các thành viên tham gia là lãnh đạo của các cơ quan liên quan và mời lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các cơ quan đoàn thể của huyện...
Ngoài việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách người có công sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn kịp thời tham mưu ban hành Kế hoạch công tác chính sách, người có công trong năm.
Xây dựng kế hoạch vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và hỗ trợ làm nhà cho đối tượng chính sách ưu đãi người có công;
Xây dựng kế hoạch thăm, tặng quà gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu và viếng Nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp Tết cổ tuyền và kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Vào các ngày lễ lớn trong năm Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện cùng các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình chính sách có công tiêu biểu bằng nhiều hình thức như là bằng tiền, quà và hiện vật.
Hàng năm, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xây dựng các chương trình, Nghị quyết triển khai thực hiện công tác Thương binh Liệt sỹ, chú trọng tập trung vào xây dựng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách có công; Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp các phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết các chế độ đối với người có công, đồng thời ban hành Quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; rà soát hộ gia đình chính sách thuộc nghèo, hộ cận nghèo, hộ có khó khăn về nhà ở, đất ở, tăng cường công tác vận động xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,...v.v.
2.2.2. Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách
Bên cạnh việc triển khai đầy đủ, kịp thời chế độ ưu đãi với người có công, huyện Ea Kar còn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết về truyền thống cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Để triển khai Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng; Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân và các văn bản liên quan đến người có công với cách mạng đạt hiệu quả, ngoài việc phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và cán bộ phụ trách công tác Lao động – Thương binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chính sách mới hoặc những văn bản pháp luật được thay đổi, bổ sung... Ủy ban nhân dân huyện giao cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch và các văn bản triển khai thực hiện, chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cấp huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn và cán bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các chính sách mới của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc chính sách đối với người có công với cách mạng. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách trên đài truyền thanh, thông qua các hội nghị của địa phương và hội họp tại các thôn, buôn, tổ dân phố nhằm chuyển tải thông tin các chính sách đến với người có công, một số địa phương, định kỳ đối thoại với người dân nhằm nắm bắt kịp thời và tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giải quyết chế độ chính sách; do đó, việc thiết lập hồ sơ để giải quyết chế độ người có công đã thực hiện kịp thời, đầy đủ theo văn bản quy định của Pháp luật.
Nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm như, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 02/9 hằng năm... các ngành, các cấp đã lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách người có công với việc triển khai thực hiện
các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chương trình thắp nến tri ân và công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường tích cực tham gia hưởng ứng và đạt hiệu quả cao, tạo sức lan toả lớn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh. Thông qua các nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong việc chăm sóc đời sống cho người có công và phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách này còn được Mặt trận, Hội cựu chiến binh và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến các xã, thị trấn tiến hành tổ chức lồng ghép với các buổi hoạt động để tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu nắm bắt khá đầy đủ về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Nhằm giúp cho người dân nắm bắt kịp thời các thông tin về việc giải quyết chế độ đối với người tham gia hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; công nhận phong tặng, truy tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng; giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,đày; Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo cho Phòng lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp và phát hành hơn 20 ngàn tờ rơi