PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 56)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại Quận 12

2.1.1. Nhân tố vị trí - địa lý

Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Hóc Môn, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Thủ Đức, phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp quận Bình Tân và xã Bà Điểm. Quận 12 có vị trí thuận lợi với những tuyến đường huyết mạch, là cửa ngõ vào Thành phố, kết nối các vùng phụ cận, các địa phương khác với trung tâm Thành phố. Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Quận 12 có 11 phường, bao gồm: Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Hiệp Thành, Thới An, Trung Mỹ Tây, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Đông Hưng Thuận và Tân Hưng Thuận (Nguồn: Báo cáo số 278-BC/QU ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Ban Thường vụ Quận uỷ Quận 12).

2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội

Quận 12 có tiến trình đô thị hóa nhanh và dân số tăng nhanh (chủ yếu là tăng cơ học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Quận đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 – 2020, trong đó định hướng, giới thiệu phát triển các ngành nghề dịch vụ có giá trị kinh tế cao trên các tuyến đường chính, các trục động lực; triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp của thành phố; giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả, tập huấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân học tập, nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu ngành kinh tế quận đã đã có những bước phát triển tích cực, đúng định hướng “dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”. Từ đầu năm 2015, trên địa bàn quận chỉ có 3.294 doanh nghiệp và 2.539 hộ kinh doanh cá thể; đến nay, trên địa bàn quận có 8.926 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 20 doanh nghiệp trên 500 lao động) và 14.045 hộ kinh doanh cá thể, đã góp phần từng bước giảm dần hộ nghèo, tăng hộ khá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thu hút đông lao động đến địa bàn, bộ mặt đô thị quận ngày càng khang trang hơn. Ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hàng năm đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; Nông nghiệp chuyển dần theo hướng đô thị, tỷ trọng ngành nông nghiệp cơ bản đạt chỉ tiêu Nghị quyết. (Nguồn: Báo cáo số 4822/BC-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Quận 12)

Dịch vụ:

- Tổ chức thành công việc di dời và sắp xếp 536 tiểu thương chợ Cầu và chợ Bàu Nai vào kinh doanh tại chợ An Sương. Chợ An Sương chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 20/11/2011.

- Xây dựng và ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 về Quy hoạch kinh doanh bán lẻ nông sản, thực phẩm trên địa bàn quận. Để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đến ngày 04/01/2012, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 09/QĐ-UBND. Quận cũng ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 quy định về khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để chất phế thải, vật liệu xây dựng trên địa bàn quận.

- Hàng năm, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận có văn bản chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương

trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, thuốc tây, các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học, mặt hàng sữa,...; lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận rà soát nhu cầu, địa điểm đề xuất Sở Công thương xem xét đưa hàng bình ổn về cung cấp trên địa bàn (đến nay có quận có 18 hộ cá thể, 02 siêu thị, 07 cửa hàng tiện ích bán hàng lương thực thực phẩm; 54 điểm bán thuốc tây bán hàng bình ổn giá); tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, vận động tháng cao điểm “Tết Việt dùng hàng Việt” từ đó tạo thành phong trào dùng hàng Việt Nam trên toàn địa bàn quận.

Công nghiệp:

Số doanh nghiệp trên địa bàn quận đã tăng nhanh và thu hút số lao động lớn; trên địa bàn quận có khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, khu công viên phần mềm Quang Trung, cụm Công nghiệp Tân Thới Nhất và cụm công nghiệp Hiệp Thành là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động; hiện có 23.091 doanh nghiệp; trong đó, có 12.217 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đang hoạt động, gồm 12.057 doanh có vốn trong nước, 160 doanh có vốn đầu tư nước ngoài; số lượng doanh tăng gần 10 lần so với năm 2008; có 74 doanh có tổ chức Đảng, 614 doanh có tổ chức công đoàn, 94 doanh có tổ chức đoàn thể. (Nguồn: Báo cáo số 4832/BC-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Quận 12)

Tuy nhiên so với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chất lượng đội ngũ công nhân viên chức và người lao động trên địa bàn quận có mặt còn hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp…; công nhân viên chức- người lao động đa số là lao động phổ thông từ các tỉnh về sinh sống và lao động tại quận; trình độ, tay nghề thấp, tập trung là lao động trong các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ… Số lao động có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu cho các ngành sản xuất có

áp dụng khoa học, công nghệ, hiện tại số lao động phổ thông chiếm 60% trong tổng số CNVC-LĐ trên địa bàn.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng chung của tình hình tài chính kinh tế thế giới và khu vực nên tình hình lao động tại các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn về đời sống, việc làm, thu nhập. Một số doanh nghiệp trên địa bàn quận chưa thực hiện đúng và đầy đủ các qui định pháp luật lao động, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, 10 năm qua đã xảy ra 108 vụ ngừng việc tập thể trên địa bàn quận.

Nông nghiệp:

Quận 12 đang trên đà phát triển đô thị, hiện có 11 phường với tổng diện tích tự nhiên 5.272 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.094 ha với 461 ha đang sản xuất (1) với 1.331 lao động nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tập trung cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt (năm 2010: diện tích đất nông nghiệp là: 1.730 ha, so với hiện nay giảm 636 ha; đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gần 900 ha, so với hiện nay giảm 194 ha; 1.883 hộ lao động trong nghiệp, giảm 552 hộ).

Trong chăn nuôi phổ biến các loại vật nuôi như: Heo thịt, bò sữa, bò thịt, cá kiểng, lươn, cá sấu…các mô hình sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế ngày càng cao như: Mô hình cấy mô tạo giống hoa lan, mô hình nuôi artemia làm thức ăn cho cá kiểng, mô hình rau thủy canh…Các loại cây trồng chủ yếu: Mai ghép, cây kiểng cổ thụ, kiểng bon sai, hoa phong lan, bưởi đường, hoa sứ… các loại rau ăn lá như: Rau cải các loại, rau gia vị, rau muống nước, rau nhút, dền, rau lang, rau đai…riêng

(1) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 460,39ha: Hiệp Thành 17,86 ha, Thới An 59,91ha, Thạnh Xuân

288,93ha, Thạnh Lộc 63,69ha, An Phú Đông 30 ha, trong đó có khoảng 60,8 ha mai ghép, mai vàng, 42,5 ha trồng hoakiểng các loại, 7,8 ha kiểng bon sai, hoa lan, 2,4 ha bưởi đường và 269,56 ha rau ăn lá và gia vị, số diện tích đất còn lại là vườn tạp. Về chăn nuôi: bò sữa hiện nay có 183 hộ nuôi với số lượng khoảng 3.258 con, heo có 50 hộ nuôi khoảng 2.471 con và 3,4 ha mặt nước nuôi cá các loại, cá sấu, một số hộ nuôi lươn, trăn…

mô hình trồng hoa nền thường được đầu tư phục vụ tết như: Hoa cúc, Vạn thọ, Hướng dương, Cát tường….một số mô hình mới phát triển như mô hình trồng Nấm, mô hình rau thủy canh, mô hình cấy mô tạo giống hoa lan, mô hình trồng lan ngọc điểm… Công tác đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cũng được quan tâm. Đời sống nông dân từng bước được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần thông qua các cuộc vận động, các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn minh đô thị…

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ V đã xác định. Quận đã có các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; nâng cấp mở rộng các tuyến đường, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ… để phục vụ sản xuất, chăm lo đời sống, sức khỏe cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng. Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn giảm dần; cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã có những ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất nông nghiêp: diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận giảm, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước; đồng thời, thực hiện chủ trương của thành phố và quận về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đô thị, đến cuối năm 2019 chỉ còn 5 phường trên địa bàn quận còn sản xuất nông nghiệp (Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đông) với 864 hộ nông nghiệp và 1770 hội viên nông dân (năm 2010: là 3.660 hội viên, giảm 1.890 hội viên). Nông nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của quận, năm 2008 (giá trị sản xuất là 94,314 tỷ đồng chiếm 1,23% trong cơ cấu ngành), năm 2018 (giá trị sản xuất là 99,117 tỷ đồng chiếm 0,3% trong cơ cấu ngành), năm 2021 ước đạt 0,25% trong cơ cấu ngành.

Quận 12 được Thành phố chọn thí điểm xây dựng đô thị thông minh, và cùng với những kết quả đạt được trong những năm qua, Quận 12 có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến việc triển khai thực hiện chánh sách và sự phát triển của thanh niên quận.

2.1.3. Nhân tố chính trị

Thanh niên Quận 12 luôn thể hiện tính xung kích, năng động, sáng tạo, nhạy bén, tình nguyện và từng bước thích ứng với cơ chế mới, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý chí tự lực tự cường, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt; chủ động chuẩn bị hành trang cho mình vào đời lập thân lập nghiệp; đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều điển hình, mô hình tập thể, thanh niên tiên tiến và tài năng trẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (Nguồn: Báo

cáo số 4925 ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân Quận 12)

Tuy nhiên, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế, thanh niên Quận 12 vẫn còn tồn tại những hạn chế, cũng như gặp phải những khó khăn cần phải khắc phục như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, một số thanh niên hiện chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, muốn có thu nhập cao nhưng chưa chịu khó, tích cực trong việc chuẩn bị cho mình hành trang khi đi tìm việc, không có ý chí vươn lên để rèn luyện bản thân, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên còn hạn chế về nhận thức dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, dễ dàng bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. Như vậy, mặc dù thanh niên là lực lượng xung kích nhưng cũng còn không ít những hạn chế, khó khăn mà đòi hỏi các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cần sớm có biện pháp để đẩy lùi những hạn chế đó.

2.1.4. Nhân tố văn hóa, xã hội

Công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niên được quan tâm triển khai thực hiện, các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên có hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa vị trí, vai trò thanh niên cũng như tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và pháp luật cho thanh niên. Tập trung xây dựng thế hệ thanh niên, công nhân lao động Quận 12 giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, có đạo đức cách mạng, có tri thức, có sức khỏe, có nghề nghiệp và việc làm; có ý thức chấp hành pháp luật và tác phong lao động công nghiệp; tạo điều kiện cho thanh niên, công nhân lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; trong hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe; đào tạo bồi dưỡng thanh thiếu niên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Toàn quận có 185.856 hộ, 637.994 nhân khẩu, bao gồm 80 khu phố và 1.016 tổ dân phố; trong đó, thanh niên có 243.314 người (nữ 122.246 người) chiếm 39,23% dân số; mật độ dân số trung bình 11.830 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 0,7%, tỷ lệ tăng dân số cơ học trung bình 3.81%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 98,85%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 0,28%, tính đến tháng 6 năm 2020.

2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển thanh niên Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Tình hình thanh niên Quận 12

Hiện nay, toàn quận có 243.314 thanh niên (độ tuổi từ 16 - 30), trong đó nam thanh niên khoảng 121.068 người, nữ thanh niên 122.246 người. Lực lượng thanh niên đã đi làm là 188.665 người (chiếm 77,54%), thanh niên khối trường học 50.433 người (chiếm 20,66%), thanh niên khối lực lượng vũ trang

9.246 người (chiếm 3,8%), thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức 37.625 người (chiếm 15,46%). Thanh niên tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 11.584 đoàn viên chiếm 4,7%, tham gia Hội Liên hiệp Thanh niên là 15.009 hội viên chiếm 6,1% trên tổng số thanh niên toàn quận. Đây là lực lượng nòng cốt, là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng để tập hợp thanh niên nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên ở Quận. (Nguồn: Báo cáo số 315- BC/QU ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Ban Thường vụ Quận uỷ Quận 12)

2.2.2. Chủ trương, chính sách của Quận 12 về phát triển thanh niên

Ngày 17 tháng 12 năm 2008, Ban Thường vụ Quận ủy xây dựng và triển khai Chương trình hành động số 32-CTr/QU về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w