Một số kinh nghiệm từ thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở và bài học kinh

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 64 - 69)

học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Một số kinh nghiệm từ thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở * Thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Những năm qua với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ hoà giải ở Thanh Hoá từng bước ổn định về tổ chức, cơ cấu, số lượng. Tổ HGOCS trong tỉnh đều được thành lập theo địa bàn thôn, bản, khối phố, có những thôn, bản, khối phố quá đông số hộ dân (hơn 400 hộ), có những thôn ở trên địa bàn rộng gồm nhiều cụm dân cư cách xa nhau nhưng cũng chỉ thành lập một Tổ hòa giải, có nhiều thôn, bản, khối phố mới được chia tách nhưng chưa thành lập được Tổ hòa giải nên chưa giải quyết kịp thời những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở.

Hoạt động HGOCS trong những năm qua đã hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần bảo

đảm an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động hoà giải trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như hoạt động HGOCS chưa hiệu quả, chưa gắn với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư như cuộc vận động xây dựng Làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nhằm gắn công tác HGOCS với nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của địa phương; kỹ năng hoà giải và kiến thức pháp luật của đội ngũ làm công tác hoà giải không đồng đều.

Thanh Hóa đã có những quy định rất quan trọng tạo đà cho hoạt động HGOCS tuy nhiên cơ chế, chính sách đối với những cán bộ làm công tác hòa giải còn nhiều bất cập. Thực tiễn cho thấy, chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ làm công tác này ở cơ sở thường rất thấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hòa giải cũng chưa được quan tâm đúng mức, có nơi hàng năm chỉ tổ chức tập huấn được cho đại diện tổ hòa giải [26].

* Thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa. Văn hóa Quảng Ngãi khá phong phú, đa dạng, ngoài những tập tục văn hóa chung của tỉnh nhà, ở thành phố Quảng Ngãi còn có những sinh hoạt văn hóa rất đặc thù, đó là các lễ hội như: lễ hội đua thuyền, lễ thờ cúng Cá Ông, ... Qua các mùa lễ hội tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm càng được củng cố. Tính cách con người Quảng Ngãi cũng là một đặc điểm rất cần được quan tâm để vận dụng trong công tác hòa giải.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động HGOCS, ngoài việc thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh về hoạt động này, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo, ban hành những văn bản riêng phù hợp với quy định pháp luật và thực tế của địa phương. Trong những năm qua, UBND thành phố tổ chức 06 hội nghị và cấp phát 727 bộ tài liệu tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đất đai, hôn nhân gia đình, dân sự, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông cho 727 HGV ở cơ sở; cấp phát 23 băng đĩa hỏi – đáp pháp luật về HGOCS cho 23 xã, phường để tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh thành phố. Trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp, UBND thành phố đã cử 03 HGV tham gia “Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III” khu vực Miền Trung – Tây nguyên.

Chất lượng đội ngũ HGV trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và ngày càng được nâng cao. Trong số 1.382 hòa giải viên, Trung cấp: 293 người; Cao đẳng, Đại học: 105 người, Trung học phổ thông, trung học cơ sở: 424 người; chưa qua đào tạo: 560 người. Phần lớn số vụ, việc hòa giải thường tập trung vào các lĩnh vực như dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai và các mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong cộng đồng. Trong đó, tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân và gia đình là khó giải quyết nhất vì hoạt động hòa giải chỉ được tiến hành trên cơ sở lời khai của các bên tranh chấp mà không có các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh nguồn gốc của tranh chấp, mâu thuẫn cần giải quyết.

Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 ra đời đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động HGOCS đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác HGOCS. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác HGOCS của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở từng bước nâng lên. Tổ hòa giải, HGV được củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động [46].

* Thực hiện chính sách HGOCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Các cấp Hội thường xuyên chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cùng những băn khoăn, thắc mắc, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nông dân, kịp thời báo cáo và tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời. Hội còn vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia vào các ban, tổ HGOCS để có thể nắm vững nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh những mâu thuẫn, khiếu kiện trong nông dân, từ đó có những phương pháp tuyên truyền, hoà giải thích hợp. Đến nay, các cấp Hội đã tiến hành hòa giải được 475 vụ, trong đó hòa giải thành 343 vụ; tiếp nhận 171 đơn thư và đã giải quyết xong 150 đơn thư.

Toàn tỉnh đã tổ chức được 283 buổi tuyên truyền cho 11.231 lượt cán bộ, hội viên, nông dân nghe về chính sách, phổ biến pháp luật. Hội còn phối hợp tham gia với các ngành chức năng hỗ trợ tổ chức 263 buổi trợ giúp pháp lý cho 1.257 lượt hội viên, nông dân, đồng thời triển khai lịch tiếp đón được 1.895 lượt công dân.

Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở được các cấp Hội duy trì thường xuyên, đặc biệt coi trọng vai trò của các Tổ hòa giải và HGV là cán bộ chi, tổ Hội trong việc tham gia tiếp nhận, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong nhân dân. Qua đó, góp phần giữ gìn ổn định, trật tự an toàn ở cơ sở, xây dựng tình làng nghĩa xóm đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư ở địa phương.

Hội nông dân đã tham gia tiếp công dân được 178 buổi cho 226 lượt người; tham gia tiếp nhận 23 đơn thư; tiếp nhận xử lý và hòa giải 43 vụ, trong đó hòa giải thành được 37 vụ. Đồng thời, Hội đẩy mạnh việc tuyên truyền nhiều bộ Luật, Luật hiện hành cho hội viên, nông dân trên địa bàn hiểu và nắm bắt được, chủ yếu là: Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai, Luật HN&GĐ, Luật Nghĩa vụ quân sự…

Nhìn chung, các mô hình hoạt động tích cực và phát huy hiệu quả, đã góp phần hạn chế dần những mâu thuẫn, giảm thiểu đáng kể tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp dẫn đến vi phạm pháp luật ở địa phương. Thời gian tới, để tiếp tục làm tốt hơn nữa, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ, hội viên, nông dân; đồng thời, thường xuyên sâu sát với cơ sở, chủ động đề xuất với các cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung tìm phương án giải quyết ngay từ cơ sở [37].

2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Hoạt động HGOCS trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, đội ngũ HGV luôn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tự nguyện, góp phần nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày một đi vào nền nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Từ thực tiễn thực hiện chính sách HGOCS tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Hải Dương cho thấy để thực hiện hiệu quả chính sách HGOCS trên địa bàn huyện Quế Sơn cần có sự quan tâm các cấp uỷ, chính quyền địa phương, từng bước kiện tòa tổ hòa giải, các hoạt động HGOCS đã giúp cho các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, giữ gìn tình đoàn kết thôn xóm, bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các địa phương; Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ HGV; chính

quyền địa phương các cấp phải xây dựng cơ chế, chính sách riêng phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.

Đồng thời phát huy vai trò của các cấp hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực tham gia tiếp nhận, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong nhân dân và chủ động đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp triển khai thực hiện chính sách HGOCS đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. [76, tr.5]

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý luận và từ những phân tích điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thực hiện chính sách HGOCS như vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; Tình hình kinh tế xã hội; Chủ thể thực hiện chính sách; Đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Và tình hình thực hiện chính sách hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Quế Sơn. Theo đó, chính quyền địa phương các cấp đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hiệu quả chính sách HGOCS, phát huy quyền dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhận, cộng đồng xã hội, khu dân cư, các Tổ hòa giải, HGV tham gia quản lý nhà nước, thực hiện chính sách HGOCS. Đồng thời nâng cao nhân thức cho mọi cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác hòa giải và thực hiện chính sách HGOCS để phát triển kinh tế, xã hội, góp nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn tài chính, cơ chế chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập. Qua đó, đánh giá chung về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện, là cơ sở đề nghiên cứu pháp luật, thực trạng công tác HGOCS, qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách HGOCS từ thực tiễn huyện Quế Sơn tại chương 3.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu luanvan_CaoThiThanhNga_2019_CSC (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w