mới tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách xây dựng NTM. Đối với Điện Bàn nhờ có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, vị trí giáp thành Phố Đà nẵng, Biển Đông và nằm giữa di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn; nên khá thuận lợi về phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, hằng năm đem lại nguồn thu ngân sách đương đối khá cho thị xã, là đơn vị có nguồn thu ngân sách nhất, nhì của tỉnh Quảng Nam, hằng năm thu ngân sách thị xã đều vượt chỉ tiêu dự toán giao, năm 2019 thu ngân sách vượt 30,83% so với dự toán (vượt 940,47 tỷ đồng), đây là điều kiện về nguồn lực để góp phần thực hiện chính sách xây dựng NTM.
Đối với các xã phía tây nằm dọc các nhánh sông Thu Bồn nên thường có lượng phù sa màu mở rất lớn, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chính điều kiện này bà con nông dân đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên đối với khu vực miền trung hằng năm thường xuyên bị thiên tai, bão lũ, thường gây thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường nông thôn, cụ thể là năm 2020 ảnh hưởng trực tiếp 4 cơn bão, 8 đợt mua lũ lớn từ tháng 9 đến tháng 11, đã gây thiệt hại ướt tính ướt tính trên 49 tỷ đồng. Mùa hè nắng hạn, nước xâm nhập mặn, hằng năm thị xã phải chi đầu tư nguồn kinh phí lớn để chống hạn, nhiễm mặn. Chính vì vậy ảnh hưởng lớn quá trình thực hiện chính sách, cụ thể nhất là ảnh hưởng đến tiêu chí thu nhập, Hộ nghèo, Tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí.
Điện Bàn có nền tảng kinh tế, văn hóa xã hội phát triển nhanh, mạnh; tuy nhiên kèm theo đó phát sinh nhiều tệ nạn xã, tình trạng vi phạm pháp luật dễ xảy ra và an ninh trật tự xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, cụ thể năm 2019 xẩy ra 49 tai nạn giao thông (32 người chết), có 30 người nhiễm HIV và nhiều trường hợp
phạm tội khác... Chính vì vậy tác động đến kết quả thực hiện liên quan đến tiêu chí văn hóa, an ninh trật tự ...trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM.
1.4.2. Định hướng của Đảng và chính sách nhà nước
Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến chính sách xây dựng nông thôn mới. Từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều chủ trương về cơ chế, chính sách mới nhằm tập trung nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM. Đối với Trung ương, theo quan điểm của Đảng cũng đã nêu rỏ về chính sách xây dựng NTM trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 08 năm 2008. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/09/2011 của tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là quan trọng, đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là giao thông, thủy lợi ở những vùng khó khăn thiếu nước sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo lao động nông thôn, giảm nghèo. Bên cạnh đó Chính phủ, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến kích nhằm tạo điều kiện phát triển, góp phần trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Thị xã Điện Bàn có chủ trương và định hướng khá quan trọng trong xây dựng nông thôn mới của thị xã; Đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, ban hành nhiều đề án cụ thể như: Đề án về đầu tư GTNT, GTND, kiên cố hóa kênh mương, điện thủy lợi hóa đất màu; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đề án về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, nước sạch, môi trường, du lịch v.v... Chính những chủ trương, định hướng và nhiều chính sách được ban hành đã tác động tích cực đến thực hiện chính sách xây dựng NTM của thị xã.
1.4.3. Vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội
Thực hiện chính sách xây dựng NTM là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Vai trò đặt biệt quan trọng là cấp trực tiếp tổ chức, quản lý quá trình thực hiện chính xây dựng nông thôn mới tại địa phương; đó là vai trò của chính quyền và tổ chức chính trị xã hội, đây là nhân tố quyết định đến sự thành bại của thực hiện chính sách. Thực tế cho thấy những địa phương nào mà có sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, chính trị xã hội,
thể hiện hết trách nhiệm vì mục tiêu chung thì sẽ đạt được kết quả tốt chính sách xây dựng NTM và ngược lại thì khó đạt được mục tiêu đề ra. Thị xã Điện Bàn, công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành chính quyền và công tác phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội từ thị xã đến xã, thôn tương đối đồng bộ, trong đó sự chỉ đạo quyết liệt của thị ủy, BCĐ xây dựng nông mới thị xã và sự tham mưu của ban điều phối. Chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Chỉ đạo và sự điều hành của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, Ban phát triển thôn. Sự phối hợp nhịp nhàng của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội từ thị xã đến xã, thôn trong công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện, nên đã tạo được điều kiện thuận lợi và tích cực trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM.
1.4.4. Nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM. Trong bất kỳ thực hiện chính sách nào thì cũng đòi hỏi phải có nguồn lực, trong đó bao gồm nguồn vốn và nhân lực. Kết quả đạt được của chính sách tốt hay không tốt cũng một phần phụ thuộc nguồn lực. Đối với Chính sách xây dựng NTM thì nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước; vốn trực tiếp từ chương trình (vốn ngân sách TW, tỉnh, vốn ngân sách thị xã, xã) 40%; vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 30%; vốn huy động doanh nghiệp, Hợp tác xã 20% và vốn huy động nhân dân đóng góp 10%. Thực tế vốn trực tiếp từ chương trình hạn chế. Địa phương có điều kiện về lồng ghép từ nguồn vốn từ ngân sách, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp thì sẽ thuận lợi cho việc đầu tư vào thực hiện chính sách, tiến độ thực hiện chính sách xây NTM nhanh, hiệu quả đạt cao; ngược lại địa phương điều kiện hạn chế về nguồn lực vốn đầu tư, thì tiến độ xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới sẽ chậm. Đối với thị xã Điện Bàn trên sở nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; thị xã được tự chủ ngân sách nhờ Công nghiệp và thương mại phát triển mạnh nên nguồn thu ngân sách hằng năm thường vượt thu lớn, hằng năm vượt thu trên 500 tỷ đồng, đây là điều kiện thuận lợi để Điện Bàn đầu tư vào thực hiện chính sách xây dựng NTM thị xã. Ngoài vốn đầu tư trục tiếp, thị xã xây dựng nhiều chương trình, dự án lồng ghép khác để thực hiện chính chính sách. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực, cụ thể là sự
đóng góp công sức của nhân dân tác động đến kết quả thực hiện chính sách xây dựng NTM.
1.4.5. Sự hiểu biết, nhận thức và tham gia của người dân
Người dân đóng vai chủ thể trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, Chính sách xây dựng NTM đề ra với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” nhà nước chỉ hỗ trợ. Vai trò của người dân là hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách. Trong đó, sự hiểu biết và nhận thức của người dân là yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong quá trình triển khai thực hiện. Sự hiểu biết và nhận thức người dân thường phụ thuộc vào trình độ dân trí và công tác tuyên truyền của cơ quan, đơn vị địa phương. Người dân có sự hiểu biết về quy định của pháp luật; quy định, quy ước của địa phương; có nhận thức tốt về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như tinh thần trách nhiệm của mình và tham gia tích cực với cộng đồng, xã hội thì sẽ thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chính sách; đồng thời, đem lại kết quả cao. Nếu sự biểu biết và nhận thức của người dân kém thì quá trình triển khai thường bị cản trở, trì tệ và không mang lại hiệu quả. Như Hồ Chí Minh có câu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đối với thị xã Điện Bàn là địa phương có truyền thống cách mạng; đồng thời, có nền kinh tế xã hội trương đối phát triển, trình độ dân trí cao; người dân phần lớn có sự hiểu biết và nhận thức tốt nên khá thuận lợi, người dân tham gia, đóng góp tích cực trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM. Tuy nhiên cũng còn một bộ phận nhỏ người dân nhận thức chưa tốt, chưa phát huy được vai trò chủ thể, thậm chí không hưởng ứng mà cho rằng việc thực hiện chính sách là nhiệm vụ của nhà nước, không phải nhiệm vụ của dân, bên cạnh đó một bộ phận nhân dân cũng còn nhiều khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy một số địa phương trên địa bàn thị xã cũng gặp nhiều khó trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM.
Tiểu kết chương 1
Có thể khẳng định, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm thực hiện; trong đó, Chương trình MTQG xây dựng NTM là một chính sách mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng – an ninh; hướng đến một nông thôn giàu bản sắc và hiện đại. Vì vậy trên cơ sở lý luận về thực hiện xây dựng nông thôn mới, đề tài xây dựng khung lý thiết nhằm nghiên cứu về tầm quan trọng của chủ thể liên quan đến việc ban hành và triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới của nước ta. Mục tiêu của chương 1 là phân tích làm rõ hệ thống sơ sở lý luận nhằm mục đích làm cơ sở để phân tích thực trạng; Đồng thời, đề ra định hướng, giải pháp cũng như đề xuất kiến nghị có tính khả thi về thực hiện xây dựng nông thôn mới của thị xã Điện Bàn. Nội dung của chương này tập trung nghiên cứu phân tích và làm rõ quan điểm, khái niệm về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới; nêu rõ về đặc trưng, nguyên tắc, đi sâu phân tích 11 nội dụng của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, quy trình thực hiện chính sách xây dựng NTM và các bước thực hiện chính sách xây dựng NTM. Bên cạnh đó, làm rỏ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM tại thị xã Điện Bàn. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tôi căn cứ và tiếp tục trong quá trình nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam [13]
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điện Bàn là một thị xã vùng đồng bằng ven biển nằm phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn có vị trí cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48km về phí Bắc, phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), phía Đông giáp Biển Đông, phía Đông Nam giáp đô thị phố cổ Hội An; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông Thu Bồn chạy qua với chiều dài 15 km, ngoài ra còn có nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước ra sông Hàn, Đà Nẵng với chiều dài 23m. Dọc các nhánh sông có những bãi bồi và lượng phù xa màu mở, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã vùng tây Điện Bàn.
Điện Bàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mùa mưa trùng với mùa Đông, mưa tập trung vào các tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô trùng với mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên 200c.
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn, năm 2019, tr.4
Điện Bàn có tổng diện tích đất tự nhiên 21.632,43ha; trong đó: diện tích đất của 7 phường là: 7.375,88ha, chiếm 34,1%, diện tích đất của 13 xã là 14.256,55ha, chiếm 65,9%. Đất sản xuất nông nghiệp 11.415,01ha, đất phi nông nghiệp 8.866,52ha và đất chưa sử dụng 1.034,98ha.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã/phường (Tính đến 31/12/2019)
ĐVT: Ha
Tổng Đất sản Đất lâm Đất nuôi Đất
diện xuất nông trồng chuyên Đất ở
nghiệp tích nghiệp thủy sản dùng TỔNG SỐ 21.632,43 11.415,02 115,52 200,40 2.718,71 3.894,67 Thành thị 7.375,88 3.169,18 21,70 70,98 1.313,58 1.684,75 P. Vĩnh Điện 206,56 45,67 65,10 76,42 P. Điện An 1.068,07 688,30 104,50 223,18 P. Điện Ngọc 2.071,69 710,91 27,38 367,94 728,30 P. Điện Nam Bắc 749,20 294,87 262,47 83,07
P. Điện Nam Trung 813,20 433,70 1,56 132,51 121,66 P. Điện Nam Đông 864,38 385,29 3,00 112,16 140,62 P. Điện Dương 1.602,78 610,44 21,70 39,04 268,90 311,50 Nông thôn 14.256,55 8.245,84 93,82 129,42 1.405,13 2.209,92 Xã Điện Tiến 1.524,34 705,42 61,97 36,75 229,61 260,13 Xã Điện Hòa 1.736,37 990,87 41,27 184,20 367,42 Xã Đ. Thắng Bắc 378,89 192,48 1,42 52,13 91,47 Xã Đ. Thắng Trung 378,29 184,99 3,72 61,91 86,51 Xã Đ. Thắng Nam 538,43 297,44 8,51 81,18 127,03 Xã Điện Hồng 1.564,62 1.053,87 9,26 128,14 213,08 Xã Điện Thọ 1.571,04 988,84 31,85 14,56 158,85 173,80 Xã Điện Phước 1.194,62 839,84 93,47 155,29 Xã Điện Quang 1.463,57 696,06 2,88 106,34 172,05 Xã Điện Trung 962,64 598,85 78.08 107,00 Xã Điện Phong 1.192,61 653,35 10,20 63,73 181,59 Xã Điện Minh 757,25 501,97 0,11 92,11 115,82 Xã Điện Phương 993,88 542,00 0,74 75,38 158,73
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Điều kiện kinh tế :
Địa phương có vị trí địa lý, kinh tế khá quan trọng của tỉnh, là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung. Với vị trí khá thuận lợi; nằm giữa giáp ranh Thành phố Đà Nẵng, di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Mỹ Sơn, là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ mang tầm cở quốc tế; thông qua các hệ thống như: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, cảng Tiên Sa, hành lang giao thông Bắc - Nam (Đường sắt, cao tốc Đà nẵng - Quảng Ngải, quốc lộ 1A...). Chính vì vậy cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư khá đồng bộ, là cơ sở nền tảng, điểm xuất phát thuận lợi cho việc thực hiện xây dựng Chương trình MTQG nông thôn mới của thị xã Điện Bàn.
Kinh tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, cơ cấu giá trị sản xuất (giá hiện hành) Công nghiệp - xây dựng chiếm 59,88%; Thương mại - dịch vụ chiếm 32,18% và Nông lâm thủy sản 7,94%.
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Toàn thị xã có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 11.415,02 ha. Diện tích trồng cây lương thực có hạt giảm qua từng năm, năm 2019: 13.304 ha, giảm 391,5 ha so năm 2015. Tuy nhiên trong những năm qua, trên cơ sở điều kiện thuận lợi từ đất đai màu mở ở dọc ven sông, thị xã đã tập trung đầu tư nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa có năng suất và chất lượng cao như: Lúa, Ngô, Lạc, ớt, dưa hấu…Tổng sản lượng