Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới
Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng: Nhóm cán bộ xây dựng nông thôn mới ở Trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện; Nhóm cán bộ xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn; Đối tượng khác có liên quan (Cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy...).
Nội dung tập huấn, bồi dưỡng theo các chuyên đề trong Chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Thời gian, nội dung tập huấn, bồi dưỡng: theo nhu cầu thực tế địa phương.
Truyền thông về xây dựng nông thôn mới
Đối tượng thực hiện: Là nhóm cán bộ triển khai và trực tiếp thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Người dân nông thôn, các đối tượng trực tiếp tham gia và thụ hưởng, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng thụ hưởng khác từ Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nội dung thực hiện: Xây dựng và quảng bá hình ảnh Nông thôn mới; Xây dựng và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về nông thôn mới, bao gồm: tài liệu nghiệp vụ, kỷ yếu, phim tài liệu, phóng sự, tờ rơi, tập gấp, Xây dựng khung và định hướng nội dung truyền thông; Thực hiện hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; …
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới thôn mới
1.4.1. Sự lãnh đạo của đảng
23
các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, xây dựng NTM đã thu hút được sự tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể nhân dân, diện mạo của vùng nông thôn thay đổi, đời sống tinh thần và vật chất của người dân từng bước được nâng lên. Có thêt thấy rằng, tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình thực thi chính sách .3.9xây dựng nông thôn mới, có thể thấy rằng tổ chức cơ sở đảng vừa đóng vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, vừa là nhân tố thúc đẩy tiến trình thực thi chính sách xây dựng NTM; chính quyền cơ sở là nhân tố chính yếu trong triển khai và thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới quyết định đến chất lượng, nội dung, tiến độ của quá trình thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở địa phương; người nông dân với vị trí là chủ thể, có vai trò động lực và đồng thời cũng là người thụ hưởng những thành quả của chính sách xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian vừa qua, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới đã và đang phát sinh nhiều vấn đề như chưa thể hiện rõ được vai trò của các cá nhân tổ chức, quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, để tiếp tục triển khai phù hợp và hiệu quả hơn, các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Để chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả và mang lại mục tiêu đề ra, thì hơn hết cần phải kết hợp một cách hài hòa và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các bên, trong đó tổ chức cơ sở đảng phải đóng vai trò lãnh đạo chỉ đạo; chính quyền cơ sở phải đóng vai trò quản lý, điều hành; người dân đóng vai trò là chủ thể. Có như vậy thì chính sách xây dựng nông thôn mới mới đạt được mục tiêu đề ra.
1.4.2. Năng lực của hệ thống chính trị ở cơ sở
Chương trình mục tiêu quốc gia NTM là một chương trình tổng thể gồm tất cả các mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để chương trình thực sự đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng vào
24
công tác lãnh đao, chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định, thực thi chính sách, xây dựng đề án, xây dựng cơ chế, tạo cơ sở hành lang pháp lý, hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, tạo mọi điều kiện để kích thích được tinh thần của người dân thực hiện; nhân dân tự nguyện tích cực tham gia, chủ động trong hoạch định và thực thi chính sách trong việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng NTM. Xây dựng NTM là một chính sách được xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân cũng như các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh, an sinh xã hội… Vì vậy, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong việc triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, thể hiện năng lực của cả hệ thống các cơ quan, chính quyền địa phương và công chức được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách, xây dựng NTM tại các địa phương.
1.4.3. Nguồn lực tài chính
Trong những năm qua, chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM chủ yếu vẫn là ngân sách thuộc nguồn đầu tư công và nguồn tín dụng, trên cơ sở đó nhà nước thông qua chính sách tín dụng hay chính sách chi NSNN trực tiếp hoặc gián tiếp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chính sách ưu đãi thuế, bảo hiểm... Tuy nhiên, nguồn lực xây dựng NTM chưa thu hút, kêu gọi sự tham gia được nguồn vốn đầu tư của hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tư nhân và các loại hình kinh tế khác trong cả nước.
1.4.4. Sự tham gia tích cực của người dân nông thôn
Người dân chính là chủ thể của chương trình xây dựng NTM và cũng là lực lượng chủ yếu trực tiếp tham gia hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong quá trình triển khai thực hiện nhân dân vừa là người tham gia, vừa thực hiện giám sát quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đồng thời cũng chính là người thụ hưởng; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa khu dân cư; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ổn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững
25
mạnh. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhà nước, nhà nước với vai trò quản lý, nhân dân với vai trò thực hiện và giám sát đã tạo nên sự thành công trong quá trình xây dựng NTM.