dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Cho đến thời điển hiện tại, sau một giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Krông Pắc đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Niềm tin vào Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố, nâng lên, qua đó đã tạo được bầu không khí thua đua sôi nổi, thiết thực trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Công tác chỉ đạo, xây dựng và kiện toàn bộ máy đã được quan tâm thực hiện; công tác tổ chức và triển khai thực hiện đã đạt theo đúng mục tiêu đề ra; kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại, bền vững; cở sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện; nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được giữ vững; diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao.
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đúng lộ trình đề ra, thực sự đi vào đời sống của nhân dân, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, góp phần tạo nên diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vùng nông thôn ngày càng được nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều đổi mới, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Công tác phát triển sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trãi, tập trung hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển cây, con chủ lực liên kết theo chuỗi giá trị đã góp phần từng bước nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
Cơ chế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới tạo nên bước đột phá, thu hút được cộng đồng dân cư tham gia xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp, các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có bước chuyển biến tích cực, rõ nét, trở thành nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo người dân.
Có sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, các ngành của Trung ương, Tỉnh và nổ lực, cố gắng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời với nhiều nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM
Việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động, khoa học và theo đúng lộ trình đã định. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới là một bước cần thiết và rất quan trọng. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình để thực hiện.
Kế hoạch thực hiện chính sách ở cấp nào là do lãnh đạo cấp đó xem xét, quyết định để áp dụng mới khả thi và phù hợp với tình hình của địa phương mình từ đó mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng trên ngay từ bước xây dựng Kế hoạch, huyện ủy đã chỉ đạo cho UBND huyện, Văn phòng điều phối XD NTM huyện tập trung thảo luận xây dựng, đóng góp vào kế hoạch với tinh thần có kế hoạch mang tính khả thi cao, dễ áp dụng vào tình hình thực tế của địa phương.
Kế hoạch số 412/KH-UBND ngày 12/5/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc về việc Xây dựng huyện Krông Pắc đạt chuẩn Nông thôn mới được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của của địa phương, được các cơ quan chuyên môn góp ý nên khi triển khai thực hiện cơ bản phù hợp, mang lại hiệu quả, vừa đúng với Chủ trương của Đảng, Nhà nước vừa hợp lòng dân.
Tuyên truyền, phổ biến chính sách xây dựng NTM
Huyện ủy đã chỉ đạo cho Ban dân vận Đảng ủy và Dân vận chính quyền làm tốt nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện chính sách xây dụng nông thôn mới. Tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì làm tốt công tác phổ biến, truyên truyền tốt sẽ giúp các đối tượng tham gia thực hiện chính sách và người dân hiểu rõ yêu cầu, mục đích, ý nghĩa, nội dung, tính đúng đắn và tính khả thi của chính sách trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Qua đó sẽ tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất lớn từ nhân dân, người dân sẽ tự giác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bởi lẽ họ đã hiểu được chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Đảng, Nhà nước là một chủ trương đúng đắn, mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn. Và cũng chính thông qua công tác phổ biến, tuyên truyền sẽ giúp cho cán bộ, công chức được giao việc thực thi chính sách sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thực thi chính sách, nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô chính sách để chủ động tìm kiếm các biện pháp phù hợp cho việc triển khai và thực hiện chính sách.
Phối hợp và phân công thực hiện chính sách xây dựng NTM
Nhằm tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả và đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra, Đảng bộ, chính quyền địa phương, MTTQ và cả hệ thống chính trị đã có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quá trình thực hiện chính sách. Các cơ quan, đơn vị tham gia thực thi chính sách phải có sự phân công và phối hợp thực hiện tốt chính sách theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hạn chế tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi không phân công rõ ràng sẽ dễ dẫn đến tình trạng chính
sách đưa ra đúng, hợp lý nhưng việc tổ chức thực hiện kém, kết quả thực hiện sai.
Chính sách xây dựng nông thôn mới là một chính sách được triển khai trên phạm vi trên vùng nông thôn toàn huyện với những kế hoạch dài hạn chính vì vậy số lượng các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện là rất lớn, nên việc Đảng bộ, chính quyền có sự phân công, phân nhiệm tổ chức thực thi chính sách hợp lý đã góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
Duy trì việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Xác định chính sách phải được duy trì cả khi đã đạt được huyện chuẩn nông thôn mới, nhằm bảo vệ thành quả và nâng cao chất lượng các tiêu chí chính vì vậy cần phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa người tổ chức, người thực thi và môi trường thực thi chính sách. Từ đó, việc duy trì chính sách được coi là hoạt động nhằm làm cho chính sách được thực hiện một cách xuyên suốt và phát huy được hiệu quả trong môi trường thực tế. Trong quá trình thực thi chính sách, các cơ quan, ban ngành đã thường xuyên quan tâm đến công tác vận động và tuyên truyền cho nhân dân tích cực tham gia thực hiện chính sách. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc do môi trường thực tế biến động thì các cơ quan nhà nước thực thi chính sách thì sử dụng hệ thống các công cụ quản lý để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo thuận lợi cho chính sách được thực thi.
Điều chỉnh chính sách xây dựng nông thôn mới
Điều chỉnh chính sách là việc làm rất cần thiết, cần diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp của chính sách để chính sách ngày càng phù hợp với điều kiện, thời gian cụ thể thực tế mà chính sách thực hiện. Việc điều chỉnh chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định thì cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách đó, tuy nhiên trong thực tế việc điều chỉnh chính sách diễn ra rất linh hoạt, vì vậy các cấp, các nghành cần chủ động đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, biện pháp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể miễn là không thay đổi mục tiêu của chính sách.
sai lệch chính sách làm cho chính sách trở nên không hiệu quả, thậm chí làm cho chính sách không phát huy được mục đích đã đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách để kịp thời phát hiện những sai lệch để điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp.
Mặc dù bước xây dựng kế hoạch được làm đúng quy trình, có sự đầu tư và tham gia góp ý của các cơ quan ban ngành, tuy nhiên vẫn có những toonbf tại hạn chế. Chính vì vậy tại huyện Krông Pắc, dựa vào các Chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đặc biệt là tình hình thực tế tại địa phương, những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện BCĐ xây dựng NTM đã có những tham mưu đề xuất điều chỉnh chính sách, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách sẽ giúp cho cơ quan quản lý nắm chắc tình hình về việc thực thi chính sách, từ đó làm cơ sở để đánh giácông tác tổ chức thực thi chính sách, kịp thời phát hiện những sai sót, nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp. Thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách góp phần nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách.
Nhận thức được điều đó, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, BCĐ xây dựng NTM và sự phân công nhiệm vụ các ban ngành, MTTQ và đoàn thể đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, từ đó càng nâng cao chất lượng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tại địa phương.
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách là việc nên được làm xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách. Có thể đánh giá từng phần, từng giai đoạn hoặc đánh giá toàn bộ kết quả thực hiện chính sách được thực hiện sau khi chính sách kết thúc. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là
thước đo kết quả thực hiện chính sách, giúp đánh giá được mục tiêu thực hiện chính sách, ý thức chấp hành những quy chế, quy định, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu của chính sách trong từng thời gian, điều kiện cụ thể thực hiện chính sách.
Tại huyện Krông Pắc đã làm tốt công tác đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách, có các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết để biểu dương những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề ra phương hướng khắc phục trong thời gian tới.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Hạn chế
Qua nghiên cứu hồ sơ và thực tiễn tại địa bàn cơ sở về xây dựng NTM tại huyện Krông Pắc, địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là: Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc của huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả nêu trên thể hiện qua việc năm 2016 huyện được Chính phủ tặng cờ và 10 tỷ đồng về thành tích huyện nỗ lực trong XD NTM, đến năm 2020 có 12/15 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như sau:
Một là, Công tác tuyên truyền được coi là một trong những nội dung then chốt, trải qua
các giai đoạn cách mạng của Đảng đã khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân, nếu nhân dân thấu hiểu và đồng lòng ủng hộ thì việc khó mấy cũng làm được. Trong nhiệm vụ tuyên truyền còn tồn tại một số tồn tại hạn chế như sau:
Ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu; tuy đa dạng về hình thức nhưng chưa đổi mới, sáng tạo về nội dung, do vậy chất lượng chưa thực sự đồng đều; có nơi còn hình thức và kém hiệu quả.
Đặc biệt, một số địa bàn cơ sở công tác tuyên truyền Chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các quy định về XD NTM có lúc có nơi còn phiến diện, chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình ( Địa hình, cơ sở hạ tầng, trình độ nhận thức của người dân...), từ đó dẫn đến một số bộ phận dân cư có nhận thức chưa đúng đắn về vai trò chủ thể
của nhân dân, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, vị trí nhiệm vụ cửa MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong XD NTM. Cụ thể hơn là còn trông chờ, ỷ lại vào kinh phí cấp trên mà chưa hiểu rõ trách nhiệm của mình. Khi mới bắt đầu chương trình chưa khơi dậy được ý thức chủ thể của người dân, chưa đẩy mạnh được phong trào XD NTM. Vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, chưa phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc triển khai do vậy kết quả còn hạn chế.
Thứ hai, Công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến thông
qua phong trào thi đua có nơi còn chưa thực hiện tốt; công tác tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện của cán bộ ở cơ sở còn yếu, một số cán bộ chưa nghiên cứu, nắm sát nội dung từng tiêu chí nên chưa đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Một bộ phận cán bộ cấp cơ sở còn thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm và hạn chế về trình độ, chuyên môn lẫn sức khỏe.
Thứ 3, Về nguồn vốn “mồi” cho chương trình chưa được chuẩn bị mà chủ yếu là chờ cấp
trên cấp vốn về, từ đó không có vốn “mồi” làm giảm sự đóng góp của nhân dân.
Ví dụ, 01 km đường bê tông nông thôn có tổng chi phí xây dựng là 700.000.000đ/km,
nếu nhà nước hỗ trợ 100.000.000đ vốn mồi thì nhân dân sẽ rất hào hứng đóng góp số tiền còn lại là 600.000.000đ, nhưng nếu không có 100.000.000đ vốn mồi đó thì tinh thần nhân dân trong sự đóng góp sẽ rất hạn chế, vì cho rằng nhà nước không quan tâm.
Thứ tư, Cơ chế đặc thù “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” ở một số nơi còn
hạn chế, ách tắc do chưa có cơ chế mở, chưa có văn bản chỉ đạo của Nhà nước. Một số đơn vị chưa phát huy tốt vai trò của người đứng đầu của hệ thống chính trị trong XD NTM.
Thứ năm, chất lượng một số công trình trong XD NTM chất lượng chưa thực sự đảm
bảo, hiệu quả sau khi đầu tư chưa đạt hết công suất. Một số doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực sự tham gia nhiệt tình vào các chương trình.
Tuy đã có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 120% chỉ tiêu Nghị quyết 03-NQ/TU