Quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắc

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN KRÔNG PẮC,TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 40)

Krông Pắc giai đoạn 2015 – 2020

2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy Krông Pắc đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 1-4- 2015“về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm

2025”, chỉ đạo các tổ chức Đảng quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên

địa bàn; tất cả 15 xã đã ban hành Nghị quyết của Đảng uỷ, chương trình, kế hoạch của UBND xã để triển khai thực hiện chương trình.

Ngoài ra, Đảng ủy 15/15 xã tổ chức quán triệt Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 16/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phấn đấu xây dựng huyện Krông Pắc đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Năm 2019: Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 01/02/2019 về việc bổ sung cơ chế hỗ trợ các xã làm đường xóm và đường trục chính nội đồng trong Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2019-20120;

Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 22 tháng 5 năm 2019 của ban thường vụ huyện ủy về phấn đấu xây dựng các xã Ea Knuếc, Krông Buk, Ea Uy đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số số 100/KH-UBND ngày 19/6/2019 của Ủy ban nhân dân huyện về việc phấn đấu xây dựng xã Ea Knuếc, Krông Buk, Ea Uy thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện luôn quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội xác định công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; thường xuyên vận động các thành viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với nâng cao chất lượng của các cuộc vận động của các hội, đoàn thể như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Nông dân Đắk Lắk chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Dân vận khéo”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”, mô hình “5 không, 3 sạch”, “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, chỉ đạo cơ quan chuyên

môn cấp huyện tuyên truyền vận động nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” …

Năm 2015, đã tổ chức 18 lớp quán triệt, học tập tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 04-NQ/HU của Huyện uỷ về xây dựng nông thôn mới cho hơn 2.000 cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn huyện.

Năm 2016, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức 19 lớp tiếp tục phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 26/NQ-TW, Nghị quyết 03-NQ/TU, Nghị quyết 04-NQ/HU “về xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025 và các cơ chế chính

sách của Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 cho 2.015 cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện (04 lớp cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, 15 lớp tại 15 xã).

Năm 2017 và 2018, đã tổ chức được 09 lớp quán triệt lại chủ trương của Đảng, các cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, nhân dân các xã phấn đấu thực hiện đạt chuẩn nông

thôn mới (mỗi xã từ 150-200 người và phát thanh trực tiếp trên hệ thống đài phát thanh xã).

Qua công tác tuyên truyền, vận động đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó người dân đã tự giác, tự nguyện tham gia thực hiện Chương trình, có nhiều đóng góp tích cực và sáng tạo trong tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Sau khi có chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và của Tỉnh về xây dựng nông thôn mới, huyện Krông Pắk đã ban hành Nghị quyết về lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Xác định rõ nhiệm vụ và phân công cụ thể cho chính quyền, đoàn thể, thống chính trị các cấp cùng toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Huyện ủy – UBND huyện – Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận cụ thể.

Huyện ủy ban hành nghị quyết, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện trình HĐND huyện thông qua. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới có đầy đủ các thành phần đại diện cho hệ thống chính trị của huyện tham gia.

Phân công cụ thể: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện vận động quần chúng nhân dân tham gia và thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã phối thực hiện chương trình.

Tại các xã được chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã (Thành phần và nhiệm vụ tương tự như cấp huyện). Các thôn được thành lập Ban phát triển thôn, có nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng

nông thôn mới, quản lý tiếp nhận triển khai các kế hoạch của xã, thực hiện việc thi công các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp. Đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn.

Từ sự phân công, phân cấp cụ thể kèm theo việc áp dụng cơ chế đặc thù đã phát huy được hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn mới. Phân công nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ có sự kiểm tra giám sát của lãnh đạo các cấp và của toàn dân đã giúp cho việc thực hiện chủ trương, kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắk đạt kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc phân công phân nhiệm rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành từ huyện đến thôn buôn đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trên dưới một lòng để triển khai thực hiện chương trình.

Qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắk đã khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, sự tham gia của các cơ quan chuyên môn từ cấp huyện đến xã và sự vào cuộc của nhân dân. Sự đồng nhất lãnh đạo triển khai sự phối hợp đồng bộ đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước đã được triển khai từ lãnh đạo đến nhân dân. Phân công phần việc của từng cơ quan, ban ngành đoàn thể từng ban phát triển thôn và đến tận từng người dân từ đó đã tạo cơ sở vững vàng để thực hiện thành công chương trình sau xây dựng nông thôn mới tại huyện.

Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên những thành quả cho huyện nhà trong thời gian vừa qua. Nó giúp vận hành trơn tru bộ máy điều hành và giúp việc để sớm hoàn thành mục tiêu chung theo tinh thần Nghị quyết.

2.2.4. Duy trì chính sách xây dựng nông thôn mới

Huyện Krông Pắc luôn bám sát bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, ban hành kèm theo quyết định số 491/QĐ-TTg và quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, hàng năm luôn chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung phần việc cụ thể như sau:

Về công tác chỉ đạo, điều hành: Từ cấp huyện đến cấp xã đã thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã và Ban phát triển xây dựng nông thôn mới các thôn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kịp thời, sát đúng với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch, dự toán, dự thảo phương án huy động nguồn lực, với tính khả thi cao nhất và bàn bạc lấy ý kiến nhân dân về thời gian, cách thức tiến hành để tổ chức thực hiện có hiệu quả cao nhất.

Về công tác tuyên truyền: Kịp thời phổ biến, tuyên truyền đầy đủ các văn bản

của cấp trên, thông qua các hội nghị và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những vấn đề, những nội dung mang tính bức thiết, nhằm động viên huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân, với phương châm lấy sức dân để lo cho dân.

Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập: Tích cực động viên nhân dân phát

huy tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn nhằm duy trì và mở rộng đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ mà địa phương có lợi thế, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập/ đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập bình quân đầu người.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội: Duy trì 100% đường xã, đường

ngõ xóm đạt chuẩn, trong những năm 2015 đến 2020 đã huy động nguồn lực trong nhân dân kết hợp với chi ngân sách làm mới thêm 2.023 km đường giao thông nông thôn.

Duy trì cơ sở vật chất văn hóa ở các thôn, cơ sở vật chất các trường học đạt chuẩn quốc gia, xã chuẩn quốc gia về y tế, năm 2020 làm mới 3 khu văn hóa, thể thao tại các xã.

Duy trì 100% nhà ở hộ gia đình đạt tiêu chí, quan tâm chỉnh trang cổng chào, tường rào, công trình 3 sạch và vườn hộ làm tăng thêm vẻ đẹp của các khu dân cư sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn.

Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường: Các hoạt động văn

hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được nhân dân đồng tình ủng hộ và được duy trì thường xuyên, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn

minh được nhân dân đồng tình hưởng ứng, từ đó đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được nâng cao về chất lượng.

Công tác giáo dục được quan tâm đúng mức, chất lượng giảng dạy và học tập ở cả 3 cấp học đều được đánh giá cao.

Duy trì tốt các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt việc thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý rác và chất thải và trồng cây xanh, trồng hoa bảo vệ cảnh quan môi trường.

2.2.5. Điều chỉnh chính sách xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã có những tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống bởi lẽ Chương trình là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nó đã kịp thời giúp người dân cải thiện cuộc sống; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, rút ngắn khoảng cách giưã nông thôn và thành thị.

Tuy nhiên, vì điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội các địa phương là không giống nhau, nên đôi lúc vẫn còn xảy ra nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Chính vì vậy cần có những báo cáo, đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đạt hiệu quả cao. Ngoài ra hàng năm đều tập trung rà soát lại tất cả tiêu chí, định ra những kế hoạch và đề xuất nhiều ý kiến về các cơ chế, chính sách để tránh trùng lặp, tránh bỏ sót về phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động giữa các chương trình, đồng thời bảo đảm việc lồng ghép phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư…

Tại huyện Krông Pắc, tại Nghị quyết số 04/NQ-HU của huyện ủy ban hành năm 2010 xác định đến năm 2020 có 2 xã về đích nông thôn mới nhưng xét thấy tình hình thực tế có nhiều bước đột phá, quá trình triển khai thực hiện gặt hái được nhiều kết quả khởi sắc nên đến năm 2014 đã được điều chỉnh ban hành nghị quyết số 18/NQ-HU và số 19/NQ-HU cho 2 xã Eakly và xã Hòa Đông về đích nông thôn mới vào năm 2015.

Về Nghị quyết số 48/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện năm 2016 về việc quy định hỗ trợ xi măng cho các công trình giao thông, tuy nhiên đến năm 2018 được điều chỉnh hỗ trợ cát và đá cho công trình giao thông nông thôn tại Nghị quyết số 22/NQ-HĐND.

Năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc áp dụng cơ chế đặc thù trong việc thực hiện các công trình kỹ thuật thấp đó là giao cho tổ thợ, tốp thợ, tổ chức đoàn thể cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện. Kết quả mang lại lợi ích to lớn cụ thể là tiết kiệm kinh phí thiết kế, thẩm định, tiết kiệm kinh phí giám sát nên giá thành hạ, chất lượng công trình được nâng lên. Từ đó sự tham gia của nhân dân ngày càng tăng lên vì dân được hưởng lợi nên họ có ý thức làm thật tốt cho công trình để họ được sử dụng sau này, nhân dân nhận thức được nên đac không kể thời gian, ngày đêm chăm lo bảo dưỡng cho công trình. Bên cạnh đó tạo được công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.

Từ những chính sách và sự điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn đã góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắc, kết quả đến nay đã có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu và 02 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt và đặc biệt là sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện chương trình ngày càng nâng cao, đây là yếu tố quyết định để củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng bộ chính quyền địa phương. Việc điều chỉnh thực hiện chính sách nông thôn mới kịp thời đã góp phần quyết định sự thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Pắc.

2.2.6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới

Huyện Krông Pắc đã triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM một cách đồng bộ, triệt để, Huyện ủy cũng như HĐND – UBND huyện và Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, các phòng ban chuyên môn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lành đạo về xây dựng NTM. Các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng điểm, trọng tâm; nhiều địa phương đã có

nhiều phương pháp làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực. HĐND - UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp và cán bộ, đảng viên trong xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân huyện hoàn thành kế hoạch các tiêu chí về xây dựng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN KRÔNG PẮC,TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 40)