Chính sách của Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26 - 36)

định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.3.1. Chính sách của Việt Nam về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nước thu hồi đất

1.3.1.1. Mục tiêu chính sách

Mục tiêu: bảo vệ lợi ích của các bên liên quan (như nhà nước, người dân

bị thu hồi đất và nhà đầu tư), chủ yếu là lợi ích của người bị thu hồi đất.

Căn cứ Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật về đất đai được xây dựng thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, dễ hiểu. Cụ thể, Luật Đất đai năm 2013 ra đời, cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đã góp phần tạo ra môi trường và tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là cơ sở quan trọng giúp các chủ thể thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC xây dựng mục tiêu của chính sách là:

- Đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong công tác bồi thường; - Bổ sung các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất; - Quy định chi tiết các hướng dẫn, nguyên tắc về TĐC;

1.3.1.2. Vai trò của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân.

Về yếu tố lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế hệ liên kết trong một quốc gia, nên đất đai là tài sản chung. Điều 5 Luật Đất đai 2003 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu … Nhà nước trao QSDĐ thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Tuy nhiên, người trực tiếp sử dụng quỹ đất đó không phải các cơ quan QLNN mà là người dân; bên cạnh đó, người dân chỉ khai thác quỹ đất hiệu quả khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo hộ.

Quyền sở hữu toàn dân về đất đai là quyền sở hữu về mặt pháp lý; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao QSDĐ trên thực tế phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; do đó, Nhà nước cần phải hài hòa trong mối quan hệ này.

Thứ hai,thực hiện ổn định việc làm và cuộc sống cho người dân sau khi

Nhà nước thu hồi đất.

Muốn vậy, Nhà nước cần hình thành các khu TĐC với điều kiện sống tốt hơn cho người dân khi họ di chuyển tới. Tuy nhiên, khi xây dựng các khu TĐC, các cơ quan QLNN không tham khảo ý kiến người dân bị thu hồi đất nên nguyện vọng của người dân thường không được thực hiện dẫn đến việc di chuyển, TĐC thường bị chậm trễ.

Mặt khác, để ổn định lâu dài cho người dân bị thu hồi đất, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các chương trình đào tạo, hỗ trợ đầu tư, lập nghiệp hoặc xúc tiến giới thiệu việc làm để ổn định cuộc sống.

Thứ ba,góp phần hoàn thiện các quy hoạch về đất đai, thúc đẩy KT - XH

phát triển.

Khi Nhà nước có định hướng GPMB, xây dựng hạ tầng cơ sở (cụ thể như mở đường, xây trường học, trạm y tế, khu đô thị…) đều phải tuân thủ quy hoạch trong việc lựa chọn sử dụng các khu đất mới hoặc lấy các khu đất đang sử dụng vào một mục đích cụ thể nào đó để sử dụng cho các mục đích khác,

trên cơ sở đó xây dựng các định mức, phương thức tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho phù hợp quy hoạch.

1.3.1.3. Đối tượng của chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

Công tác thu hồi đất, GPMB sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, vì thế ngoài các quy định của pháp luật, việc tổ chức thực hiện của CQNN thì sự đồng thuận và hợp tác của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Thực tiễn, hiện nay, các dự án phục vụ an ninh quốc phòng, công cộng sẽ nhận được sự đồng thuận lớn của người dân; trong khi các dự án thu hồi đất để xây dựng khu đô thị mới, xây nhà ở để bán do doanh nghiệp làm chủ đầu tư thì ít nhận được sự đồng thuận và hợp tác của người dân, bởi vì người dân nhận thấy sự không công bằng khi đất bị thu hồi có giá bồi thường thấp, nhưng sau thu hồi cũng chính mảnh đất đó có giá chênh lệch rất cao, dẫn đến lợi ích này là của nhà đầu tư chứ không phải lợi ích của Nhà nước nên họ khiếu nại, khiếu kiện kiện kéo dài; ngoài ra cũng do sự am hiểu pháp luật của người dân còn hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC.

Mặt khác, còn một số nơi, Tổ chức làm nhiệm vụ chưa giải thích đầy đủ các chính sách, mục tiêu của việc thu hồi đất, công khai chính sách ... để tạo được sự đồng thuận cao của người dân, giúp học được biết và cùng tham gia.

Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy, nhận thức của nhiều người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trong GPMB; lợi ích của việc GPMB đối với đất nước nói chung, đối với địa phương và bản thân đình họ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với người dân khu vực nông thôn. Nguyên nhân bởi vì, ngoài việc xuất phát từ yếu tố tâm lý còn do nguyên nhân rất quan trọng là xuất phát từ chính các chính sách đã được ban hành cũng như việc tổ chức tuyên truyền, vận động và thực thi trên thực tế các chính sách đó.

1.3.1.4. Nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

Căn cứ các quy định của pháp luật như Luật đất đai 2013, Nghị định số số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày

15/5/2014 của Chính phủ; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ... Nhà nước sẽ tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi thực hiện việc thu hồi đất, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sở hữu tài sản gắn liền với đất và QSDĐ hợp pháp. Hiện nay, việc thu hồi đất được chia thành 04 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia, công

cộng.

Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật; đặc biệt là trường hợp không

đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng.

Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có

nguy cơ đe dọa tính mạng con người, tự nguyện trả lại đất.

a) Các chính sách của Trung ương

Thể hiện tại các: Luật đất đai và các Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai, quy định về bồi thường hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; các Thông tư quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Bộ-ngành liên quan; các Thông tư, hướng dẫn về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Theo đó, các nội dung cơ bản, chủ yếu của chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, bao gồm:

Chính sách bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường.

- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

- Nhà nước phải bảo đảm dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật khi thực hiện bồi thường.

- Các nội dung cụ thể gồm: điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại; bồi thường đất ở,

đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân, của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trường hợp không được bồi thường về đất.

Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:

- Nhà nước xem xét hỗ trợ người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định.

- Việc hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật.

Các nội dung cụ thể về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất gồm: Hỗ trợ TĐC đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ khác.

Chính sách bồi thường về tài sản, ngừng SXKD khi Nhà nước thu hồi đất

Chính sách bồi thường về tài sản, gồm: các quy định chung về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất, chi phí di chuyển; bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất; quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ có chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các trường hợp ngừng SXKD, gồm: chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp phải ngừng SXKD mà có thiệt hại.

Các văn bản pháp luật, quy định hướng dẫn về chính sách bồi thường,

hỗ trợ, TĐC, gồm:

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương có liên quan đã ban hành các văn bản dưới Luật cụ thể, chi tiết để hướng

dẫn việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất.

Việc thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB được thực hiện theo hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, cao nhất là Luật Đất đai 2013 đã quy định trình tự thủ tục về thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất; nguyên tắc, điều kiện và các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất … Những điều trong Luật quy định chưa cụ thể, chi tiết, giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại các Nghị định.

Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; theo đó, đã quy định cụ thể: chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC; đối tượng được hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; đối tượng, chính sách TĐC … trên cơ sở Luật Đất đai 2013.

Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản khác như: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về việc thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 06/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014…

Trên cơ sở Luật, Nghị định, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn khác, như: Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014…; qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Căn cứ trên các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương sẽ vận dụng và ban hành quy định cụ thể cho phù hợp địa phương mình.

Các văn bản, quy định trên được Nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi người dân bị thu hồi đất. Đồng thời, với việc mỗi văn bản đều quy định chi tiết về từng lĩnh vực riêng biệt đã cụ thể hóa các quy định của pháp luật giúp cho người dân, các CQNN có thẩm quyền cũng có căn cứ để tiếp cận thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC một cách hợp pháp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, các dự án còn tồn đọng dần dần được giải quyết, tuy vẫn còn thiếu sót trong quá trình thực hiện nhưng cũng mang lại sự tích cực cho cả các cơ quan có thẩm quyền và người dân bị thu hồi đất.

b) Các chính sách của Tp. HCM

Những năm qua, tại Tp. HCM, công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC phục vụ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế luôn được Thành phố quan tâm; mặt khác, căn cứ quy định của Luật đất đai, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương, Thành phố đã kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương; làm cơ sở triển khai tổ chức thực hiện.

Tính từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay, Thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương, gồm:

- Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005 của UBND Tp. HCM quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008 của UBND Tp. HCM ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 của UBND Tp. HCM ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND Tp. HCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 của UBND Tp. HCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

Hiện nay, quy định cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)