1. ƯU ĐIỂM
● Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang hoàn thiện việc xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT), cùng với các nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP.
● Hệ thống pháp luật về BVMT đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường, trong đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ.
● Nhà nước đã thiết lập được một cơ chế công khai hoá, dân chủ hoá. Hiện nay, Luật BVMT năm 2020 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, quy định tại Điều 153 và Điều 154 thể hiện rõ trách nhiệm BVMT là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải là trách nhiệm riêng của Nhà nước.
02. NHƯỢC ĐIỂM
● Thực tế, từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu mới chỉ điều tra khởi tố và đưa ra xét xử đối với các hành vi vi phạm thuộc các tội: Hủy hoại rừng và tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Trong khi đó, các tội danh khác, mặc dù gây hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người dân và môi trường xung quanh nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được.
● Nghiêm trọng hơn là sự câu kết giữa tội phạm môi trường trong nước với cá nhân, tổ chức ở nước ngoài để nhập khẩu vào nước ta công nghệ, thiết bị lạc hậu; phế liệu có lẫn chất thải độc hại, dần biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp của các nước phát triển
● Ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận nhân dân nhất là các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
● Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường có nơi, có lúc chưa đồng bộ, còn lúng túng, bị động do chưa có kinh nghiệm và chưa rõ về cơ chế; công tác phối hợp trong phát hiện, điều tra, xử lý chưa thống nhất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
MỘT VÀI Ý KIẾN KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Cần thường xuyên và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, trang bị những tri thức cần thiết về bảo vệ môi trường, sinh thái cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, phát thanh, truyền hình… có như vậy, mới nâng cao được hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay.
VD: Ngày 6/5 là ngày môi trường thế giới hàng năm; tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường(29/4-6/5); Ngày đa dạng sinh học(22/5);
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về tội phạm môi trường.
Hệ thống pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đặc biệt là các tội phạm về môi trường. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường.
VD: Tội hủy hoại rừng khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định chế tài phạt tiền “từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”, trong khi đó khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định chế tài phạt tiền đối với tội này là “từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng”, mức phạt tiền tăng lên gấp năm lần so với Bộ luật Hình sự hiện hành.
Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về môi trường.
Nhóm 17 Pháp luật Đất đai - Môi
Nhóm 17 Pháp luật Đất đai - Môi trường
Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luậttrong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường. trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
● Cần đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường;
● Cần xem nghiệp vụ phòng, chống tội phạm về môi trường là lĩnh vực nghiệp vụ mới của lực lượng Công an nhân dân. Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thường khó phát hiện, thu thập, bảo quản,;
● Cần tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường cho đội ngũ cán bộ điều tra;
● Cần trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát nhân dân như thiết bị đo điểm; thu bảo quản;....;
● Cần phối hợp với cơ quan tài nguyên môi trường và các cơ quan chức năng khác có liên quan để nắm bắt tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như việc phát hiện tội phạm về môi trường.
Nhóm 17 Pháp luật Đất đai - Môi Trường
THANKS FOR