Yêu cầu và quan điểm tăng cườngthực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Yêu cầu và quan điểm tăng cườngthực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên

3.1.1. Yêu cầu tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục

Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức xuất phát từ các yêu cầu như sau:

Thứ nhất, nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống

sang mô hình chính sách công mới, xây dựng nền hành chính phát triển và phục vụ, trong đó công dân là “khách hàng”. Ngoài chức năng quản lý xã hội, nền hành chính nhà nước còn có chức năng cung cấp dịch vụ công cho người dân Các đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị trực tiếp cung cấp các dịch vụ công và giáo dục là một trong những dịch vụ công quan trọng hiện nay. Đặc biệt với một quốc gia có truyền thống hiếu học, coi trọng bằng cấp, trình độ như Việt Nam. Mặt khác, với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước., Nhà nước không thể để cho thị trường điều tiết hoàn toàn hoạt động cung cấp dịch vụ công (trong đó có dịch vụ sự nghiệp) và chính đội ngũ viên chức là lực lượng thực hiện trực tiếp vai trò này của Nhà nước;

Thứ hai, do nhu cầu của xã hội phát triển, đòi hỏi người dân có quyền tiếp

cận và thụ hưởng các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ công của người dân càng cao và họ có quyền tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ đó. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chất lượng của viên chức giáo dục phải được nâng cao để nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

68

Thứ ba, do thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dụchiện nay còn nhiều bất cập, xét trên các giác độ trình độ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử.Vì vậy,

khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng của viên chức ngành giáo dục ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quyết định đến sự lớn mạnh, trưởng thành của nền giáo dục, đào tạo nước nhà, cũng như sự trưởng thành vững chãi của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Vì vậy việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền. Đây là yêu cầu chủ quan, xuất phát từ nội tại đội ngũ viên chức ngành giáo dục hiện nay.

3.1.2. Quan điểm tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục

Việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay ở Việt Nam là điều cần thiết nhưng cũng là công việc khó khăn và lâu dài và cần quán triệt các quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức

Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục giáo dục nói riêng chính là sự thể chế hóa các quan điểm,chủ trương, đường lối của Đảng ta về quản lý viên chức thông qua các văn bản pháp luật áp dụng với các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức ...

Mặt khác, quá trình tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay phải gắn với sự đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ hai, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới, đó là “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của

Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật, kỷ cương. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” [10; tr.246,247]. .Việc tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục hiện nay phải gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật về quản lý viên chức giáo dục.

Thứ ba, tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Trong nền kinh tế thị trường, lao động của lĩnh vực giáo dục được coi là hàng hóa đặc biệt, là trí tuệ cao. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ bối cảnh quốc tế hiện nay, đó là “cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước”. Trong Hiến pháp 2013 cũng nhấn mạnh: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo thì không thể không có chính sách nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quan điểm, mục đích của tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục. Theo đó, cần xây dựng được các chính sách cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ viên chức giáo dục; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ này phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.

3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật

Để tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục trước hết phải trên cơ sở một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện. Với đặc trưng của Nhà nước đơn nhất, địa phương không có hệ thống chính sách,

pháp luật riêng của mình. Vì vậy để tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên

chức ngành giáo dục trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức do Trung ương ban hành. Luật Viên chức đã triển khai thực hiện một thời gian dài, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn nhiều bất cập phải sửa đổi.

Vì vậy, cần sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý viên chưc như: tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm của các tổ chức sự nghiệp; xây dựng và hoàn thiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong một số nghề; hoàn thiện cơ chế tiền lương, chế độ ưu đãi nghề nghiệp... gắn với tiêu chuẩn nghiệp vụ và vị trí việc làm; thực hiện tốt việc đánh giá viên chức gắn với khen thưởng, trách nhiệm kỷ luật, cơ chế đãi ngộ; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.Cụ thể.

(i)Đổi mới phương tuyển dụng viên chức để thực sự gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và đơn vị sử dụng viên chức.

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định: Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức. Hiện nay, các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc của viên chức được quy,theo đó, đối với viên chức được tuyển dụng sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng); sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn thì viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn.Tuy nhiên, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định: Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn). Đây cũng là nội dung đã được sửa đổi trong Luật Viên chức để bảo đảm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, tránh tâm lý “biên chế suốt đời” trong đội ngũ viên chức sự nghiệp.Thay đổi này sẽ khắc phục được tình trạng một bộ phận viên chức có tư tưởng phó mặc, chây ỳ vì cho rằng đã vào biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn thì đương nhiên không bị đuổi việc đồng thời tránh

những tiêu cực trong tuyển dụng. Thực tế, có người sẵn sàng chi tiền chạy vào biên chế để không phải lo

lắng chuyện mất việc giữa chừng. Tiếp nữa là khắc phục tình trạng thiếu, thừa cục bộ nhân sự, nhiều nơi thừa lao động nhưng không thể cắt giảm. Tuy nhiên hạn chế của phương án này là gây tâm lý hoang mang, nhiều giáo viên tỏ ra băn khoăn vì quy định liên quan đến quyền lợi của họ. Bởi họ sẽ phải làm việc trong trạng thái có thể bị sa thải bất cứ khi nào. Tâm lý này không riêng những người đã vào biên chế, ngay cả những giáo viên chưa vào biên chế cũng có băn khoăn.Nguyên nhân dẫn đến băn khoăn này xuất phát từ việc đánh giá công chức, viên chức hiện nay vẫn còn tình trạng nể nang, cảm tính nên kết quả không chính xác.

(ii) Sửa đổi quy định về thẩm quyền tuyển dụng giáo viên. Mặc dù cả nước có hàng triệu giáo viên nhưng ngành giáo dục lại không có quyền trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bất hợp lý trong cơ cấu mà nhiều năm nay ngành giáo dục vẫn đang loay hoay tháo gỡ. Để khắc phục những bất cập hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất, việc tuyển dụng viên chức giáo viên nên giao cho cơ quan chuyên ngành là ngành giáo dục thực hiện.Theo đó, việc tuyển dụng giáo viên các cấp học thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.Do thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng, quản lý viên chức ngành Giáo dục (giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế) thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và phòng Nội vụ nên việc phân công đầu mối phụ trách công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giáo viên của các địa phương còn nhiều bất cập.

Cụ thể, Phòng Giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND thành phố tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên giữa các cấp học. Do tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục nên trong thời gian qua, việc xử lý đối với số giáo viên dôi dư, đặc biệt là giáo viên trong diện hợp đồng chưa thỏa đáng đã gây ra nhiều bức xúc đối với đội ngũ giáo viên nói riêng, xã hội nói chung.

Thực tế cho thấy, không riêng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắkmà hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục là Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo lại không phải là đơn vị chủ

trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp lại chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ dẫn đến những bất cập hiện nay.Trong khi đó, giáo viên là viên chức thực hiện cung cấp dịch vụ nên biên chế và tiêu chuẩn khác với công chức thông thường. Do đó, việc tuyển dụng giao cho ngành giáo dục tuyển dụng là phù hợp, cũng bởi biên chức giáo dục phụ thuộc vào vị trí việc làm, cơ cấu môn học và mức chuẩn giờ đứng lớp. Phòng Nội vụ chỉ nên tham mưu về tổng biên chế khi ngành Giáo dục lập kế hoạch hàng năm và tổng hợp lên để UBND thành phố quyết.

(iii)Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách trong tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm viên chức bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thi thăng hạng viên chức.

(iv) Quy định rõ hơn về thời hạn, tiêu chuẩn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm cơ cấu viên chức hợp lý, bảo đảm quyền lợi của viên chức, người lao động và tính đến đặc thù của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sửa đổi quy định cụ thể các nội dung liên quan đến chứng chỉ, bằng cấp, ví dụ tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục hiện nay đòi hỏi phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong khi nhiều viên chức đã được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định trước đây, nhưng chưa có quy định chuyển đổi cụ thể giữa hai hệ thống này. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành giáo dục và đào tạo quá cao đề nghị quy định thống nhất như các lĩnh vực khác, giáo viên có trình độ trung cấp và cao đẳng xếp chung vào một chức danh hạng IV, điều kiện thăng hạng từ hạng IV lên hạng III cần phù hợp hơn, vì tính chất công việc khối mầm non và tiểu học gần như tương đương.

Mặt khác, để giảm bớt tốn kém và áp lực có thể không thực hiện thi nâng ngạch mà xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi viên chức đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

UBND thành phố nghiên cứu, kiến nghị UBND thành phố , Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế với cơ sở giáo

dục công lập; bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc; chế độ ưu đãi với giáo viên làm quản lý giáo dục.

3.2.2. Giải pháp về nhận thức

Để tổ chức thực hiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi trước hết là sự nhận thức chính xác của cấp uỷ, chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắkvề nội dung, tư tưởng của quy định pháp luật về quản lý viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng; cũng như nhận thức được vai trò, vị trí tầm quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.Nếu không có hoạt động này, các quy định pháp luật chỉ có là quy định “chết”.Vì vậy cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý viên chức giáo dục.Xác định việc phát huy và phát triển tổ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LẮK (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w