đến chính sách quản lý trật tự xây dựng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế xã hội của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Cư M'gar là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea HLeo.
Cư M'gar là tên theo tiếng Êđê là cách gọi của bà con với ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, đây là ngọn núi nằm tại trung tâm huyện. Huyện Cư M'gar được thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện Ea Súp. Nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443ha. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, màu mỡ, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh.
Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã. Với 210 người/km2, Cư M'gar là một huyện có mật độ dân số thuộc loại đông của tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm 53,9%, Ê Đê: 36,42%, các dân tộc khác 10%. Đến nay, dân số toàn huyện trên 173.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn (02 thị trấn và 15 xã).
Trong đó đặc biệt là thị trấn Quảng Phú được thành lập năm 1998 trên cơ sở chia tách từ xã Quảng Phú cũ với diện tích tự nhiên 973ha, có gần 26.000
nhân khẩu và hiện là trung tâm chính trị - hành chính, là đầu mối giao thông liên lạc, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Cư M'gar. Thời gian qua huyện Cư M'gar và thị trấn Quảng Phú đã nỗ lực thu hút đầu tư, ưu tiên các nguồn vốn phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Đến năm 2020, tỷ trọng thương mại - dịch vụ ở thị trấn Quảng Phú chiếm tỷ lệ 48,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 22%; nông nghiệp chiếm tỷ lệ 29,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 8,08% (năm 2011) đến nay chỉ còn 1,91%. Trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Quảng Phú đã đoàn kết, phát huy tốt các nguồn lực, đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đô thị loại IV. Vì vậy, đến nay thị trấn Quảng Phú đã cơ bản hoàn thành 05/05 tiêu chí với 59 tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ Xây dựng xét công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV; ngày 30/10/2020, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 1396/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đạt tiêu chí đô thị loại IV (khu vực có tổng diện tích khoảng 973ha).
Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện Cư M'gar năm 2020
Đơn vị tính: ha
Stt Tên các loại đất Ký hiệu Tổng Cơ cấu
diện tích %
(1) (2) (3) (4) (5)
I Tổng diện tích đất của đơn vị 82.450,14 100,00
hành chính (1+2+3)
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 74.656,37 90,55
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 66.345,22 80,47
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.676,98 9,31
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.725,18 3,31
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.951,80 6,01
1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 58.668,25 71,16
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.979,18 9,68
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 40,82 0,05
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 229,51 0,28
1.4 Đất làm muối LMU - -
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 102,46 0,12
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7.751,57 9,40
2.1 Đất ở OCT 1.340,16 1,63
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.101,92 1,34
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 238,24 0,29
2.2 Đất chuyên dùng CDG 5.260,56 6,38
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,58 0,02
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 73,63 0,09
2.2.3 Đất an ninh CAN 1.053,58 1,28
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự DSN 167,44 0,20
nghiệp
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi CSK 133,80 0,16
nông nghiệp
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công CCC 3.817,52 4,63
cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,44 0,01
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,06 0,0001
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà NTD 193,45 0,23
tang lễ, nhà hỏa táng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 950,91 1,15
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC - -
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 42,20 0,05
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 31,69 0,04
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 10,51 0,01
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - -
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Cư M’gar)
Từ số liệu Bảng 2.1 ta thấy cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn 90,55%, vì huyện chủ yếu là trông cây công nghiệp; tuy nhiên những năm gần đây cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 9,4% cho thấy huyện Cư M’gar, trong đó đô thị trung tâm là thị trấn Quảng Phú và Ea Pốk có diện tích đất đô thị cao.
Hình 2.7. Biểu đồ tốc độ tăng dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư M’gar
Tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 10.463,76 tỷ đồng đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt giá trị lên đến 15.395,60 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2017 là 9,12% đến năm 2020 đạt 14,33%. Nhìn chung, kinh tế của huyện Cư M’gar đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn huyện CưM'gar
Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Tốc độ tăng (%) 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 GTSX theo giá so sánh 10.463,76 11.460,87 12.829,66 15.395,60 9,12 9,53 11,94 14,33 2010 1.1 Dịch vụ 4.116,39 4.779,13 5.663,27 6.796 15,80 16,10 18,50 22,20
1.2 Công nghiệp và xây dựng 1.584,71 1.715,68 1.960,57 2.353 7,17 8,26 14,27 17,13
1.3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4.762,66 4.966,06 5.205,82 6.247 4,55 4,27 4,83 5,79
2 GTGT theo giá so sánh 963,4 48.468,1 51.590,8 61.909,0 10,86 9,60 13,92 16,71
2010
2.1 Dịch vụ 504,43 577,03 693,99 833 18,88 14,39 20,27 24,32
2.2 Công nghiệp và xây dựng 163,16 17.965,65 20.569,20 24.683 8,46 10,11 14,49 17,39
2.3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 295,83 29.925,46 30.327,64 36.393 0,52 1,16 1,34 1,61
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư M’gar năm 2020)
2.1.2. Nhu cầu về xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar
*Dân số
Bảng 2.3. Thống kê lao động việc làm trên toàn huyện và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp giai đoạn 2017 -2020
Đơn vị tính: người
TT Chỉ tiêu Đơn Năm Năm Năm Năm Ghi
vị 2017 2018 2019 2020 chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 Dân số toàn huyện người 172.950 175.880 178.820 180.608
Số người có khả năng lao động (gồm trong độ tuổi
2 lao động và ngoài người 110.110 110.790 113.490 114.625
độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng lao động) Lao động làm việc
3 trong các ngành người 89.680 90.800 91.450 92.365
kinh tế toàn huyện
4 Lao động phi nông người 30.105 30.840 33.145 36.824
nghiệp toàn huyện
Tỷ lệ lao động phi
5 nông nghiệp toàn % 17,41 17,53 18,54 20,39
huyện
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư M’gar năm 2020)
Hình 2.8. Biểu đồ tốc độ tăng dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư M’gar
Dân số năm 2017 là 172.950 người đến năm 2020 dân số tăng 180.608 người. Nhu cầu nhà ở đặc biệt nhóm nhà ở riêng lẻ và công trình xây dựng cho tư nhân sẽ tăng; đây cũng là một thách thức cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar.
*Biến động sử dụng đất:
Bảng 2.4. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2020 so với năm 2017 trên địa bàn huyện Cư M’gar
Đơn vị tính: ha
Tổng So với năm 2017
Ký diện tích
Stt Tên các loại đất Diện tích Tăng (+)
hiệu năm năm
Giảm (-) 2020 2017 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích đất của I đơn vị hành chính 82.450,14 82.450,14 - (1+2+3) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 74.656,37 76.016,50 -1.360,1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 66.345,22 66.345,22 -
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.676,98 7.676,98 -
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.725,18 2.725,18 -
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm HNK 4.951,80 5.631,87 -680,07
khác
1.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 58.668,25 59.348,32 -680,07
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7.979,18 7.979,18 - 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7.938,35 7.938,35 - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 40,82 40,82 - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 229,51 229,51 - 1.4 Đất làm muối LMU - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 02,46 02,46 - 2 Nhóm đất phi nông PNN 7.751,57 6.391,44 1.360,13 nghiệp 2.1 Đất ở OCT 1.340,16 1.072,13 268,03
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.101,92 881,53 220,38
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 238,24 190,59 47,65
2.2 Đất chuyên dùng CDG 5.260,56 4.208,44 1.052,11
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ TSC 14,58 11,67 2,92
quan
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 73,63 58,90 14,73
2.2.3 Đất an ninh CAN 1.053,58 842,87 210,72
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự DSN 167,44 133,95 33,49
nghiệp
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh CSK 133,80 107,04 26,76
phi nông nghiệp
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích CCC 3.817,52 3.054,02 763,50
công cộng
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,44 5,15 1,29
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,06 0,05 0,01
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, NTD 193,45 154,76 38,69
nhà tang lễ, nhà hỏa táng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, SON 950,91 950,91 -
suối
2.7 Đất có mặt nước chuyên MNC - - -
dùng
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - -
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 42,20 42,20 -
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 31,69 31,69 -
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 10,51 10,51 -
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - -
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Cư M’gar)
Diện tích đất nông nghiệp năm 2020 giảm 74.656,37ha so với năm 2017 và giảm 76.016,50ha; đất phi nông nghiệp luôn luôn tăng so với năm 2017 là 1.360,13ha. Điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa tại trung tâm các xã cũng như ở các thị trấn Quảng Phú và thị trấn Ea Pốk huyện Cư M’gar tăng đáng kể; các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, trung tâm thương mại, trang trại nông nghiệp và công trình công cộng cũng sẽ tăng, điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng.
Trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, điện gió, điện mặt trời, … làm cho các dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực này đang tiếp tục được xây dựng đây cũng là thách thức lớn trong việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng.
2.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng của huyện Cư M’gar
2.2.1. Mục đích
Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar, nhằm hướng đến việc phát triển hợp lý của đô thị trong thị trấn Quảng Phú và Ea Pốk cũng như ở trung tâm xã trong từng giai đoạn, đặc biệt là định hướng phát triển lâu dài cho huyện Cư M’gar về tổng thể các mặt như:
- Từ khái niệm quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và đúng trình tự của pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển đô thị, cũng như trung tâm cụm xã, cải tạo chỉnh trang bộ mặt phát triển ở nông thôn theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân;
- Ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, hành lang an toàn giao thông, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không có giấy phép xây dựng, sai nội dung giấy phép xây dựng giữ gìn và đảm bảo các quy định của pháp luật về xây dựng được thi một cách hiệu quả, hiệu lực;
- Nhận thấy rằng mục đích của việc thực hiên chính sách quản lý trật tự xây dựng là: Tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như tiếp cận được các phúc lợi xã hội, văn hóa tinh thần, đảm bảo cảnh quan kiến trúc và cảnh quan trong đô thị cũng như trung tâm kinh tế của xã; trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định các mục tiêu chung trong phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; các mục tiêu này vừa là mục tiêu chung, vừa là mục tiêu chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư M’gar đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Khai thác tiềm năng lợi thế, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác chỉnh trang, phát triển đô thị tại thị trấn Quảng Phú và Ea Pốk cũng như các trung tâm kinh tế tại xã tạo đà cho sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững; thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phấn đấu xây dựng huyện Cư M’gar sớm trở thành một huyện phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Đắk Lắk; đặc biệt, Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 18/7/2019 của HĐND huyện Cư M’gar về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk là đô thị loại IV.
2.2.2. Yêu cầu
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/2013/CT-UBND, ngày 27/8/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cường công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; trách nhiệm UBND cấp huyện, cụ thể như sau:
a) Tăng cường công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, phải lựa chọn được đơn vị tư vấn có điều kiện năng lực thực sự để tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; quy hoạch xây dựng phải sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch theo quy định để nâng cao tính khả thi của đồ án quy hoạch;
b) Ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách và huy động, đề xuất các nguồn vốn đầu tư khác để lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch chi tiết trung tâm xã, thôn, buôn), đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước để làm cơ sở cho
việc giới thiệu địa điểm, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, xem xét chấp thuận đầu tư các dự án và cấp giấy phép xây dựng;
c) Tổ chức quản lý thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp: Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch; tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng để dân biết, dân kiểm tra và thực hiện; lập, xét duyệt hồ sơ và đưa chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa; cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng;