Địa bàn nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi định lượng chính thức bao gồm: 400 sinh viên thuộc từng ngành sau: y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt, điều dưỡng và y tế công cộng. Đặc điểm khách thể nghiên cứu định lượng được mô tả trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể giảng viên đại học (n=400) Đặc điểm khách thể Tần suất Tỷ lệ % Ngành Y đa khoa 90 22,5 Y học cổ truyền 60 15 Điều dưỡng 68 17 Y tế công cộng 111 27,8 Dược 71 17,7 Năm học Năm 2 182 45,5 Năm 3 68 17,0 Năm 4 150 37,5 Giới tính Nam 225 56,3 Nữ 175 43,7 Đang sống tại Gia đình 48 12 Nhà họ hàng 41 10,3 Ký túc xá 63 15,8 Nhà trọ 243 60,8 Nhà riêng 5 1,3 Làm thêm Có 132 33 Không 268 67 Hộ khẩu TPHCM 58 14,5 Tỉnh khác 342 85,5
Dân tộc Kinh 358 89,5 Dân tộc khác 42 10,5 Xếp loại học tập A 28 7,0 B 180 45,0 C 134 33,5 D 49 12,3 F 9 2,3
Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn định tính 10 sinh viên và 2 cán bộ quản lý trường học phụ trách công tác sinh viên.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích
Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng lo âu ở sinh viên ngành y, dược và các yếu tố ảnh hưởng lo âu ở sinh viên ngành y, dược.
Nội dung
Bảng hỏi về lo âu ở sinh viên dựa trên thang đo về lo âu SAS-Jung gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của Zung W.K, phần này nhằm điều tra sàng lọc các đối tượng có biểu hiện của lo âu. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh.
Test Zung được WHO công nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu. Hiện nay test Zung là một trong nhứng test được sử dụng nhiều tại các đơn vị có dịch vụ khám chữa và chăm sóc về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm 1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh
giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh.
Thang đánh giá RLLA của Zung gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của ZungW.K, bảng này bao gồm 20 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang likert từ không bao giờ trải qua đến hầu hết thời gian đã trải qua…. Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn một trong 4 phương án trả lời phù hợp với mình nhất tại thời điểm hiện tại.
Bảng tiếng Việt sử dụng trong nghiên cứu này là phiên bản chuẩn hóa của Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thực hiện [48].
Cách tiến hành
Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi định lượng được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Điều tra thử
Sau khi thao tác hóa khái niệm và xây dựng được bảng hỏi định lượng, chúng tôi đã mời 10 sinh viên làm thử bảng hỏi trên tinh thần tự nguyện. Sau đó chúng tôi thu thập phản hồi cũng như góp ý của 10 sinh viên trên và tiến hành điều chỉnh bảng hỏi.
Bước 2: Điều tra chính thức
Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng lo âu ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố phố Hồ Chí Minh và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng lo âu ở sinh viên Đại học Y Dược thành phố phố Hồ Chí Minh.
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 500 sinh viên, với tỷ lệ 100 sinh viên thuộc từng ngành sau: y đa khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng, điều dưỡng và y tế công cộng.
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi online của công cụ Google Form. Sau đó dữ liệu sẽ được xuất ra Excel và nhập vào phần mềm SPSS.
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định thông qua phép kiểm Cronbach’s Alpha. Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là rất tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) của thang đo trong nghiên cứu này là 0,894. Đây là độ tin cậy cao, cho thấy tình phù hợp khi áp dựng trên khách thể nghiên cứu.
Cách tính điểm
Kết quả bảng hỏi định lượng được xây dựng trên test Zung được tính theo cách sau:
- Dấu (x) đánh cột 1"không bao giờ" được 1 điểm, cột 2 "thỉnh thoảng" được 2 điểm, cột 3 "phần lớn thời gian" được 3 điểm và cột 4 "hầu hết thời gian" được 4 điểm. Tổng điểm của 4 cột không quá 80.
Trong 20 câu tự đánh giá có 5 câu ( 5, 9, 13, 17 và 19) xen kẽ các trạng thái sức khỏe bình thường trái với các mục khác chính vì thế ở những câu này chúng tôi đã tiến hành đổi ngược điểm theo quy tắc: 1 thành 4, 4 thành 1, 2 thành 3 và 3 thành 2.
Sau đó tính tổng điểm của 20 câu hỏi (trong đó có 5 câu hỏi đã được đảo điểm) và tiếm hành phân loại
+ Điểm chỉ số từ 45 đến 59: biểu hiện lo âu ở mức độ nhẹ đến vừa. + Điểm chỉ số từ 60 đến 74: biểu hiện lo âu ở mức độ nặng.
+ Trên 75 điểm: lo âu ở mức độ rất nặng. 2.2.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích
Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của sinh viên và cán bộ quản lý sau khi khảo sát thực trạng bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các thông tin về lo âu ở sinh viên.
Nội dung
Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của sinh viên và cán bộ quản lý về lo âu ở sinh viên các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên.
Cách tiến hành
Thực hiện hình thức phỏng vấn sâu theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn.
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đã chuẩn bị một số nội dung sau:
+ Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép.
+ Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.
+ Chọn mẫu phỏng vấn:
- 10 sinh viên các ngành y, dược. - 2 cán bộ quản lý
+ Chọn địa điểm phỏng vấn là phòng tham vấn tại trường.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
Khi chính thức tiến hành phỏng vấn chúng tôi thực hiện một số nội dung sau: + Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu, nói rõ về mục đích phỏng vấn, việc tuyệt đối đảm bảo bí mật cá nhân cho người được phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn và kết
+ Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu hỏi của người phỏng vấn.
+ Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng, hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.
Phỏng vấn được tiến hành thông qua Video Call.
Bước 3: Xử lý dữ liệu phỏng vấn
Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiens hành giải băng các cuộc phỏng vấn sâu và hệ thống lại nội dung các cuộc phỏng vấn. Sau đó tiến hành đánh giá chất lượng cuộc phỏng vấn, ví dụ như cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào? Người được phỏng vấn nói nhiều hay ít, hợp tác ra sao?.
Nội dung phỏng vấn sẽ được xử lý dựa trên chủ đề và bổ sung làm ro ý cho các phần phân tích bảng hỏi định lượng.
2.2.5.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích
Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được nhập vào máy bằng phần mềm Excel và xử lý bằng SPSS bản 20.0. Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
Phân tích thống kê mô tả
(1) Điểm trung bình (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo.
(3) Tần suất và tỷ lệ % để mô tả các biến danh định
Phân tích thống kê suy luận
Phân tích sự khác biệt giữa cá nhóm nhân khẩu học: Mục đích của phân tích này nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với các biến định lượng.
- Trường hợp biến định tính có 02 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp Independent Samples T-test, quan sát bảng Independent Samples Test:
+ Nếu sig. Levene’s test nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances not assumed để kết luận:
Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt
+ Nếu sig. Levene’s test lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm là không khác nhau, sử dụng giá trị sig. T-test ở hàng Equal variances assumed để kết luận:
Giá trị sig. T-test < 0.05: kết luận có sự khác biệt; Giá trị sig. T-test ≥ 0.05: kết luận không có sự khác biệt.
- Trường hợp biến định tính có 03 giá trị thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp One way Anova, quan sát bảng Test of Homogeneity of Variances, xét sig. của Levene Statistic:
+ Nếu sig. ở kiểm định này ≥ 0.05, xét tiếp kết quả ở bảng ANOVA. Nếu sig. ở bảng ANOVA < 0.05, kết luận: có sự khác biệt. Nếu sig. ở bảng ANOVA ≥ 0.05, kết luận: không có sự khác biệt.
2.2.6. Kết quả nghiên cứu
- Chương 3 của luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng lo âu ở sinh viên đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng lo âu ở sinh viên viên đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận văn hoàn chỉnh.
Tiểu kết chương 2
Luận văn này đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn (nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn). Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng. Luận văn đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp trắc nghiệm tâm lý và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy và đa chiều. Số liệu thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan pearson... Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU