6. Kếtoán tổng hợp nguyên liệu vật liệu
3.1.1.3. Trình tự hạch toán
Về cơ bản Công ty đã tuân thủ theo đúng trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ, rõ ràng tình hình biến động của nguyên vật liệu.
3.1.1.4. Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Hệ thống sổ sách tổng hợp, chi tiết được tổ chức ghi chép hợp lệ, hợp pháp theo đúng chế độ kế toán hiện hành đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong công tác hạch toán kế toán.
3.1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nghiệp vụ nguyên vật liệu tại Công ty liệu tại Công ty
Không lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất: Điều này sẽ dẫn đến việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, dễ gây thất thoát vật liệu và phản ánh không chính xác số liệu nhập, xuất, tồn hàng ngày trong tháng.
3.1.2.2. Về tài khoản sử dụng
Do mở quá nhiều tài khoản chi tiết nên đôi khi việc kiểm tra đối chiếu gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.3. Trình tự hạch toán
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, giá cả của nhiều mặt hàng thường xuyên biến động vậy mà Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này sẽ có ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi giá cả nguyên vật liệu trên thị trường biến động lớn.
3.1.2.4. Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Chưa xây dựng được hệ thống sổ danh điểm vật liệu thống nhất của toàn Công ty nên ảnh hưởng lớn tới quá trình theo dõi sự biến động của từng thứ, từng loại vật liệu nhất là đối với hạch toán chi tiết. Bởi vậy, Công ty nên sớm xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất trong toàn Công ty để khi ghi vào sổ số dư và thẻ kho sẽ dễ kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng Kế toán về tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu
Những tồn tại trên là do nguyên nhân chủ yếu sau:
- Công ty chưa áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành nên việc phản ánh, ghi chép còn một số thiếu sót.
- Do nguyên vật liệu đa dạng, thị trường luôn có sự biến động nên công tác quản lý, hạch toán gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ của cán bộ kế toán không đồng đều, chưa thật phù hợp với yêu cầu và sự đòi hỏi của Công ty. Hơn nữa, sự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chế độ còn hạn chế.
- Hướng dẫn của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán còn chưa phù hợp, khó hiểu và khó tiếp cận.
- Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán nên công việc ghi chép còn rất nặng nề, mất nhiều thời gian, hơn nữa, đòi hỏi đội ngũ cán bộ kế toán nhiều.
3.2. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu vật liệu
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kếtoán nguyên vật liệuỞ nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang Ở nước ta, việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, là xuất phát từ quy luật khách quan của nền sản xuất xã hội có sự vận động và phát triển không ngừng do sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thay đổi. Cùng với sự phát triển ngày một tiến bộ thì đòi hỏi cơ chế quản lý cũng phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống quản lý Nhà nước trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Khi Nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế cũ sang cơ chế kinh tế thị trường, thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Chính vì thế mà hạch toán càng trở nên có vai trò quan trọng - là nguồn cung cấp số liệu về kinh tế tài chính để làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh và có liên quan trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế thay đổi nên hạch toán kế toán cũng phải đổi mới hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế mới.
Hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra kịp thời đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức nguyên vật liệu, tiêu hao nguyên vật liệu, tránh hiện tượng mất mát lãng phí, hạ giá thành sản xuất
mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiện nay trên thực tế, công tác hạch toán nguyên vật liệu vẫn còn phức tạp, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, tuỳ theo yêu cầu quản lý cần có biện pháp quản lý, hạch toán theo hướng đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ kế toán quy định.
Việc cải cách chế độ kế toán theo quyết định 141TC/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 19995 và việc ban hành bốn chuẩn mực kế toán đầu tiên ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ Tài chính kèm theo thông tư hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kế toán trên ngày 09/10/2002 đã đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán trong tình hình mới. Do nước ta đi sau nên chúng ta đã biết vận dụng được những kinh nghiệm của các nước phát triển sớm và cộng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng chế độ kế toán phù hợp với kinh tế xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế tại các doanh nghiệp đã không tránh khỏi có những sai sót, do vậy việc hoàn thiện tổ chức hạch toán là vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp phải ra sức hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp mình để phù hợp với điều kiện mới, với nền kinh tế mới.
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt
Trong bất cứ điều kiện nào, suy cho cùng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tìm kiếm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Do vậy, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong những việc làm rất cần thiết để giảm thiểu chi phí và đem lại lợi nhuận tối đa.
Hoàn thiện tức là ngày càng làm cho nó tốt đẹp hơn, phù hợp hơn. Hoàn thiện có nghĩa là cải tiến, bổ sung cái mới, cái tiên tiến nhất, phù hợp
với công việc nhất để đem lại hiệu quả cao. Mặc dù vậy hoàn thiện cũng cần phải tuân thủ theo một quy định, tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Công ty muốn hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu phải dựa trên các chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán mới ban hành và thông tư hướng dẫn sử dụng chuẩn mực của Bộ Tài chính về hệ thống tài khoản sử dụng, phương pháp thực hiện, chứng từ và sổ sách kế toán đang sử dụng.
Việc hoàn thiện công tác kế toán ở các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu rất cấp bách. Chính vì thế mà nhiệm vụ hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cũng được đặt ra.
3.2.3. ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt
Việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nguyên vật liệu tại Công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp cho việc quản lý, nắm bắt tình hình biến động của nguyên vật liệu một cách chính xác làm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong các yêu cầu quan trọng đặt ra có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty.
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Việt
3.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty, với góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty như sau:
3.3.1.1. Về hạch toán ban đầu
Lập phiếu giao nhạn chứng từ nhập, xuất: Do Công ty phải nhập, xuất nguyên vật liệu làm nhiều lần nên số lượng chứng từ về nhập, xuất nguyên vật liệu ở Công ty tương đối nhiều. Để nâng cao trách nhiệm bảo quản chứng từ, có cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm khi chứng từ bị mất thì Công ty nên lập phiếu giao nhận chứng từ.
Công ty mở thêm tài khoản 151 3.3.1.3. Trình tự hạch toán
a) Về hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
- Thực hiện, áp dụng đúng chế độ kế toán, ví dụ như việc phản ánh TK151- Hạch toán "hàng đang đi đường".
Công ty không mở TK151 để theo dõi hàng đang đi đường mà chờ đến khi hàng về nhập kho mới ghi sổ là chưa đúng với chế độ kế toán. Công ty cần mở TK151 để theo dõi. Khi nhận được hoá đơn của người bán nhưng hàng chưa về đến Công ty, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ "hàng đang đi đường". Nếu trong tháng hàng về thì làm thủ tục nhập kho như bình thường, đến cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán căn cứ vào hoá đơn, hợp đồng mua hàng ghi:
Nợ TK151 Nợ TK133
Có TK331, 111, 112… Và ghi vào NKCT số 6
Sang tháng sau khi hàng về nhập kho, ghi: Nợ TK152 (chi tiết)
Có TK 151
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Xét về phương diện kế toán thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ làm cho Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh được chính xác hơn giá trị thực của tài sản mà doanh nghiệp đang có.
Về phương diện tài chính thì lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của năm báo cáo nhưng ngược lại nó tạo ra nguồn tài chính để bù đắp cho các khoản thiệt hại có thể sẽ xảy ra. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận một khoản lỗ vào chi phí của năm báo cáo để có nguồn tài chính bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra năm kế hoạch.
Việc trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi đã tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có các điều kiện sau:
+ Nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính, có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.
+ Nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. + Có chứng từ hoá đơn hợp lệ, hợp lý.
Phương pháp xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
= x -
Sử dụng TK 159 để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá
Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá
Dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có. Phương pháp hạch toán:
- Cuối niên độ kế toán năm, số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK632 Có TK159
- Khoản dự phòng giảm giá phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK159 Có TK 632
3.3.1.4. Sổ sách kế toán
Như vậy, mỗi loại vật liệu sẽ có một mã, mỗi mã gồm 9 chữ số được xếp theo quy luật như trên. Từ đó ta có thể lập được sổ danh điểm vật liệu như sau:
Loại nguyên vật liệu chính: 152 (1521)
Ký hiệu Tên nhãn
hiệu, quy
Đơn vị tính
Đơn giá Ghi chú
Nhóm Số danh điểm
152.1.0 152.1.001.1
6
SGK quyển
Việc lập sổ danh điểm vật tư nhằm đảm bảo cho các bộ phận, đơn vị trong Công ty phối hợp chặt chẽ trong quản lý vật liệu. Ngoài ra, việc lập sổ danhđiểm (theo kiểu mã số) vật tư còn giúp cho công ty thuận lợi trong công tác quản lý vật tư hàng hoá trên máy tính.
3.3.1.5. Các giải pháp khác
Thêm vào đó, công ty cần quan tâm đến trình độ của CBCNV, đặc biệt là trình độ của cán bộ kế toán. Việc nâng cao trình độ của cán bộ kế toán góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán của công ty, hỗ trợ đắc lực cho giám đốc trong việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cải tiến trang thiết bị làm việc của cán bộ kế toán, đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Điều này làm giảm bớt công việc ghi chép của kế toán, tăng độ chính xác của số liệu kế toán, tiết kiệm thời gian và lao động cho Công ty.
- Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu
Công ty có thực hiện công tác kiểm kê cuối kỳ, nhưng theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam, và theo thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán thì công tác hạch toán các khoản dư thừa, hao hụt mất mát hàng tồn kho đã thay đổi. Chính vì vậy mà Công ty phải thực hiện theo chuẩn mực này về hạch toán hàng tồn kho nói riêng và về các sửa đổi bổ sung theo chuẩn mực kế toán nói chung để phù hợp với chế độ kế toán mới.
Thiếu phát hiện khi kiểm kê, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt ghi:
Nợ TK1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK152
+ Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt mất mát kế toán ghi: Nợ TK111, 134…: Cá nhân bồi thường
Nợ TK 632: Trị giá thiếu hụt trong định mức Có TK 1381: Nguyên vật liệu chờ xử lý.
KẾT LUẬN
Kết hợp lý thuyết và thực tế một lần nữa chúng ta khẳng định lại tầm quan trọng của công tác hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán vật liệu giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo dõi được chặt chẽ cả về số lượng và giá trị từng loại vật liệu nhập - xuất - tồn, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm và tăng lơi nhuận cho đơn vị mình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở Công ty TNHH đầu tư và phát triển TânViệt với lý thuyết được giảng dạy tôi thấy rằng việc vận dụng phương pháp thẻ song song tại công ty là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cần có sự bổ sung và đưa ra các biện pháp để công tác hạch toán tại công ty có hiệu quả hơn. Vì vậy tôi hy vọng rằng những biện pháp mà tôi mạnh dạn đề xuất ở trên có thể được vận dụng vào thực tế.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng tuy nhiên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót kính mong thầy cô trong khoa Kế toán góp ý kiến và sửa chữa cho chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THEO HƯỚNG VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP...3
1. Khái niệm, đặc điểm của NVL...3
2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp...4
3. Nhiệm vụ kế toán NLVL:...9
4. Thủ tục quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu và các chứng từ kế toán