2021-2025 định hướng 2030
3.3.1 Tăng cường quan hệ với các bạn hàng, đối tác
Để đảm bảo sự phục hồi cho Vietnam Airlines và cam kết duy trì, phát triển Hãng hàng không Quốc gia, sự chung tay, chia sẻ của các đối tác, bạn hàng của Vietnam Airlines là thực sự cần thiết và quan trọng. Tổng công ty hàng không Việt Nam cần tích cực đàm phán và đưa ra các đề nghị với bạn hàng như tiếp tục đồng hành cùng Hãng thông qua các giải pháp như giãn hoãn thanh toán, giảm giá thuê tàu bay,...
Với đội tàu bay lớn nhất Việt Nam gồm hơn 100 chiếc, Vietnam Airlines có chi phí tàu bay chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng chi phí. Đội tàu bay quy mô lớn trong khi hoạt động vận tải bị ngưng trệ, sụt giảm đã gây ra áp lực chi phí không nhỏ lên Vietnam Airlines. Do đó, tái cơ cấu đội tàu bay, cắt giảm chi phí là mục tiêu chiến lược để Vietnam Airlines sớm vượt qua khó khăn trong giai đoạn COVID-19. Đàm phán với các đối tác thuê mua tàu bay để giảm giá tiền thuê, đẩy lùi lịch nhận các tàu bay mới... là một số giải pháp của Vietnam Airlines nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030.
3.2.2 Các giải pháp về Marketing
Các giải pháp marketing của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chỉ tiêu 4P trong quản lí marketing. 4P bao gồm :
Product (Sản phẩm), Place (Thị trường), Price (Giá), Promotion (Hậu mãi)
Product : cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm tại các dịch vụ đặt vé, mua vé và các dịch vụ trước khi ra máy bay. Nâng cao chất lượng sản phẩm của các dịch vụ phục vụ trước khi bay như thủ tục hành lí và vé, phục vụ tại phòng chờ…
Place : phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới hoạt động, cần liên kết với nhiều công ty, củng cố các chi nhánh, mở rộng thêm chi nhánh nơi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không lớn.
Price : giá được quy định bởi cấp quản lý cao hơn nhưng cũng cần có những
đề nghị những mức giá phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Promotion : chương trình hậu mãi phải được gắn với 2 tiêu chí cơ bản là marketing và PR. Doanh nghiệp cần phải thực hiện 2 tiêu chí đó hằng năm nhằm khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của mình trên thị trường, đồng thời mở rộng thị trường phát triển.
3.2.3 Giải pháp về tài chính
Trước tác động của dịch COVID-19, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, ngành hàng không Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Sau gần hai năm hoạt động cầm chừng, các hãng bay đều cạn kiệt dòng tiền dẫn đến nguy cơ không có khả năng chi trả các khoản chi phí và phải ngừng hoạt động. Vì vậy, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo nguồn lực phát triển đang là vấn đề hết sức cấp thiết đối với các hãng hàng không Việt Nam.
Bên cạnh các giải pháp tài chính nội bộ như xử lý triệt để các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Thu hút thêm nhà đầu tư, các chương trình quảng cáo và hỗ trợ từ các doanh nghiệp liên quan hoặc không liên quan đến doanh nghiệp của mình. Hoạch định lại hệ thống phân phối lương, thưởng cho hợp lí vừa là để hạn chế việc chi quá mức vừa thực hiện đúng chỉ tiêu, đúng công việc và sự cố gắng của từng người, tránh đùn đẩy và ỷ lại vào người khác. VIAGS cần có những giải pháp tài chính chiến lược như tăng cường các biện pháp tiếp cận được với các ngân hàng, từ đó các ngân hàng có thể giải quyết cho vay theo đúng quy định. Có như vậy, mới có thể tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không đang gặp phải.
3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Nâng cao tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ, bảo đảm chất lượng phục vụ hành khách là vấn đề then chốt mà bất cứ hãng hàng không nào cũng đều hướng đến. Bên cạnh nỗ lực của các hãng hàng không để nâng cao chất lượng của từng khâu trong dây chuyền phục vụ thì sự phối hợp của các đơn vị liên quan như dịch vụ mặt đất, cơ quan quản lý, điều hành bay, an ninh, hải quan cũng như sự hợp tác, chủ động thời gian của hành khách là những yếu tố quan trọng, góp phần để chuyến bay đi, đến đúng giờ. Để phục vụ hành khách tốt nhất, bảo đảm chất lượng dịch vụ của từng chuyến bay, Vietnamairline cũng đã tăng cường nhân sự tại các bộ phận kỹ thuật, khai thác bay, phục vụ mặt đất… VIAGS cần nhanh chóng áp dụng công nghệ số và tự động hóa trong ngành hàng không, hãng đã chủ động cải thiện các khâu phục vụ của mình, triển khai các phương thức làm thủ tục tự động qua internet, mobile, kios check-in... để giảm bớt làm thủ tục tại quầy, từ đó rút ngắn thời gian cho mỗi chuyến bay. Ngoài ra, cũng cần sự hợp tác của cả khách hàng trong việc tuân thủ về giờ giấc, giấy tờ tùy thân, ưu tiên làm thủ tục trực tuyến trước, hiểu các quy định về dịch vụ hàng không thì tỷ lệ đúng giờ của chuyến bay sẽ được cải thiện tốt hơn. Hiện nay, nhiều đơn vị tham gia chuỗi dịch vụ cho một chuyến bay nhưng hầu như khách hàng và cộng đồng mới chỉ biết tới hãng hàng không.
VIAGS nên tăng cường cung cấp các thông tin về quy định thời gian có mặt tại sân bay, tại cửa khởi hành, quy định về hành lý xách tay và ký gửi... Ngoài ra, giúp khách hàng chủ động theo dõi các thông tin về chuyến bay của mình tại các màn hình thông tin chuyến bay để đến cửa khởi hành đúng giờ, không để hành khách khác phải chờ đợi.
3.2.5 Thực hiện tái cơ cấu toàn diện
Trước diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19, các hãng hàng không đang tìm ra giải pháp giúp “sống chung với dịch” và duy trì, đẩy mạnh hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Bên cạnh sự hỗ trợ chính sách từ các cơ quan chức năng thì sự chủ động thích ứng của ngành hàng không cũng là một giải pháp giúp tránh được nguy cơ phá sản.
Ngay từ năm 2020, VNA đã khẩn trương bắt tay vào tái cơ cấu toàn diện, giúp hãng trụ vững trước đại dịch đến thời điểm này. VNA đã tận dụng mọi cơ hội để gia
tăng doanh thu, mà trọng điểm là tăng cường các hoạt động vận chuyển hàng hóa, tăng chuyến chở công dân về nước, chở khách chuyên gia; duy trì thị phần nội địa và sẵn sàng khôi phục mạng bay nội địa khi dịch được kiểm soát tốt.
Trong giai đoạn 2022-2025, khi dịch bệnh được khống chế, thị trường phục hồi trở lại, VIAGS sẽ tiếp tục khai thác tải hàng hóa ở khoang bụng hàng trên các chuyến bay chở khách, tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả đội tàu bay hoán cải chở hàng. Từng bước đầu tư và đưa vào khai thác đội tàu bay chở hàng chuyên dụng vào thời điểm thích hợp khi nguồn lực tài chính cho phép.
Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm nối lại đường bay nội địa cũng cần được chú trọng. Ngành hàng không nói chung và VNA nói riêng cần tăng cường phối hợp với các ngành kinh tế khác như du lịch…để đạt được triển vọng phục hồi của ngành hàng không sau hơn 2 năm chịu sức ép của dịch bệnh.