Phần 4.4 đã tìm ra được các bằng chứng từ việc phân tích dữ liệu và phương pháp định lượng. việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và chiều tác động của chúng góp phần đưa ra quan điểm rõ ràng hơn trong thực trạng Việt Nam giai đoạn 2007 – 2020 của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Kết quả thực nghiệm được trình bày ở phần 4.4 được tác giả tổng hợp thành bảng dưới đây: Biến độc lập SIZE OC CR KAP LQ LOTA
Trong các chỉ tiêu đại diện cho lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, ROE đại diện cho lợi nhuận chỉ tiêu vốn chủ sở hửu, lợi nhuận cổ đông. ROA đại diện cho chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản, bao gồm cả đòn bẩy tài chính thường sử dụng nguồn vốn huy động để thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, phản ánh chủ yếu hiệu quả hoạt động tín dụng.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn và thực trạng lợi nhuận của NH TMCP Hầng Hải Việt Nam giai đoạn 2007 – 2020. Từ đó làm cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Kết quả cho thấy trước khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là những tác động mà đại dịch Covid-19 mang lại, với những khả quan tình hình sản xuất và kinh doanh trong và ngoài ngước, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất tốt nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế này. Sau khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù Chính phủ và NHNN đã có những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp đôi chút khó khăn. Khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém cũng như sự cạnh tranh các tổ chức tín dụng ngoài nước, các tổ chức cho vay trả góp, cho vay tín chấp…đã tác động không nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 1. Tóm tắt các kết quả chính của luận văn
Trong bài luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xem xét các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Bài luận văn sử dụng mô hình FEM và REM, FGLS và phương pháp Daniel Hoechle (2007) cho phép khắc phục triệt để vấn đề tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh và đặc biệt tương quan phụ thuộc chéo tồn tại trong hệ thống ngân hàng liên quan đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa quan tâm đến. Dữ liệu trong giai đoạn 2007 – 2020, với kỳ quan sát tính theo tháng.
Kết quả từ mô hình FEM, REM và GLS có kết quả đa số tương đồng với kết quả mô hình Robust standard errors - Daniel Hoechle (2007) thể hiện tin cậy của kết quả định lượng khi các mô hình đối chiếu nhau cùng khẳng định bằng chứng thực nghiệm. Đối với xử lý hiện tượng tương quan phụ thuộc chéo, sau khi loại bỏ tác động tương quan phụ thuộc chéo nghiên cứu tìm ra thêm rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam – đây là các yếu tố nghiên cứu trong nước ít tìm thấy bằng chứng do chưa kiểm soát tương quan phụ thuộc chéo trong phân tích.
Kết quả thực nghiệm cho thấy quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tác động cùng chiều đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trong khi các yếu tố rủi ro tín dụng càng cao, dư nợ tín dụng trên tổng tài sản càng cao lại làm cho lợi nhuận ngân hàng càng thấp. Yếu tố rủi ro thanh khoản càng cao tác động ngược chiều đến lợi nhuận tổng thể ROA và ROE, đối với nghiệp vụ tín dụng được quan sát chính trên NIM rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến lợi nhuận, ngân hàng càng cho vay liên ngân hàng và gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác càng nhiều thì lợi nhuận càng cao.
2. Gợi ý một số giải pháp nâng cao lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam
Từ những phân tích kết quả nghiên cứu ở Phần 4 về tác động của các yếu tố nội tại và môi trường vĩ mô tới lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, tác giả xin gợi ý một số giải pháp đối với nhà quản trị ngân hàng nhằm tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu: quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, tác giả gợi ý giải pháp: Ngân hàng lớn nên phát huy triệt để yếu tố quy mô, ngân hàng nên tăng cường gọi vốn, tăng vốn và gia tăng tài sản. Việc tăng vốn và tài sản tại Việt Nam làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Trong các thị trường vốn không hoàn hảo, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam biện pháp này càng hiệu quả, các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao hơn sẽ thường có nhu cầu thấp hơn nguồn tài trợ bên ngoài để hỗ trợ một mức nhất định của tài sản, do đó sẽ giảm chi phí tài trợ và kết quả đạt được lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu: chi phí tác động cùng chiều đến lợi nhuận NH TMCP Hàng Hải Việt Nam ở chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tác giả gợi ý giải pháp: Trong thị trường cạnh tranh ngày càng cao, với số lượng nhân viên tín dụng hoạt động hiệu quả mang tới nhiều khách hàng với lượng tín dụng lớn không nhiều, cần thi hành nhiều biện pháp ưu đãi hơn nữa về lương, phụ cấp, thưởng. Tạo điều kiện để các nhân viên tăng năng suất và hiệu quả công việc, mang lại nhiều lợi nhuận ngân hàng hơn. Ngoài ra, công tác quảng bá thương hiệu và dịch vụ cũng cần thiết tăng chi phí để gia tăng lợi nhuận.
Thứ ba, đối với các yếu tố môi trường vĩ mô, từ kết quả nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam với cả ba yếu tố đại diện lợi nhuận, tác giả gợi ý giải pháp: khi nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa việc giành thị phần cũng như thúc đẩy nhiều hơn trong các loại hình dịch vụ của mình. Khi nền kinh tế suy giảm, cần xem xét các giải pháp thu hẹp mức độ thúc đẩy dịch vụ ra thị trường. Nền kinh tế tại Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam khi mức ý nghĩa đều ở 1% trong cả ba mô hình tiếp cận.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu: lạm phát tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, tác giả gợi ý giải pháp: Các nhà quản lý cũng cần quan tâm lạm phát mục tiêu nhằm cân bằng nguồn lực của ngân hàng, dự báo lạm phát đúng giúp tính toán điều chỉnh phần lãi suất phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng luôn tăng trưởng.
Thứ năm, từ kết quả nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, tác giả gợi ý giải pháp: Các nhà quản trị cần lưu ý không phải khi nào tăng trưởng cho vay, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản cao cũng hiệu quả, cần lưu ý chất lượng của các khoản tín dụng nhằm làm giảm rủi ro tín dụng, phát triển mạnh nhưng chắc chắn quản trị rủi ro tốt.
Thứ sáu, từ kết quả nghiên cứu: Rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tác giả gợi ý giải pháp: trong thời kỳ lãi suất cao, nền kinh tế suy giảm, các ngân hàng thừa thanh khoản có thể cho vay liên ngân hàng và gửi tiền tín dụng tại các tổ chức tín dụng khác, đây cũng là phương pháp tăng lợi nhuận ngân hàng rút ra từ bài học thực nghiệm trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam.
4. Hạn chế của đề tài
Luận văn đã cố gắng thực hiện với phạm vi và dữ liệu tối đa trong khả năng của mình. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan, bài viết còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, luận văn sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu 168 quan sát của NH TMCP Hàng Hải Việt Nam trong 14 năm từ 2007-2020. Đây là số lượng quan sát ít so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, mặc dù số quan sát đã vượt số quan sát tối thiểu cần thiết (n ≥ 50+8m; n: kích thước mẫu tối thiểu, m: số lượng biến độc lập trong mô hình) tuy nhiên nhiều quan sát sẽ cho kết quả tin cậy hơn. Thêm nữa, xét về tính chất sở hữu ngân hàng, bài viết chưa đề cập đến chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó, đề tài chưa thực hiện được việc so sánh mức độ tác động của các loại hình dịch vụ đến tăng trưởng lợi nhuận.
Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế thế giới chịu khủng hoảng từ đại dịch Corona, mặc dù giai đoạn 2020 thị trường tài chính Việt Nam hội nhập đáng kể so với thế giới, tác động từ khủng hoảng đối với lĩnh vực ngân hàng không quá nổi bật. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu các nghiên cứu sau kiểm soát khủng hoảng thế giới và so sánh kết quả với nghiên cứu hiện tại. Từ những giới hạn nêu trên tác giả xin đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo để củng cố thêm đóng góp trả lời câu hỏi đa dạng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Trước hết, bài luận văn sẽ mở rộng cỡ mẫu quan sát mà cụ thể là tăng số lượng ngân hàng được chọn nghiên cứu, khi số năm được mở rộng trong các năm
tiếp theo. Thêm vào đó, đề tài sẽ quan sát thêm các loại hình sản phẩm dịch vụ mới của NH TMCP Hàng Hải Việt nam, cũng như quan tâm đến ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, vì sự tham gia của yếu tố nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng sâu rộng, việc phân loại nghiên cứu tính chất sở hữu (ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài) để thấy được sự tác động của yếu tố này tới mối quan hệ nghiên cứu là cần thiết. Mở rộng hướng tiếp theo nữa có thể đó là kiểm soát vấn đề khủng hoảng thế giới để so sánh kết quả với nghiên cứu hiện tại, xem xét khủng hoảng tác động cụ thể đến mối quan hệ nghiên cứu rõ ràng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1) Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàn Hải Việt Nam
giai đoạn 2007 – 2020:https://www.msb.com.vn/nha-dau-tu
2) Trần Việt Dũng (2014) Xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 3(1)/ 35(4)/ 64(2). Tại Tạp chí công nghệ
Ngân hàng, số 16, từ trang số 1 đến trang số 11.
3) Nguyễn Quốc Khánh (chủ biên) và Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012), Giáo trình
Nhập môn Tài chính – Tiền tệ.
4) Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) “Đa dạng hóa thu nhập và các
yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
65(2). Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, từ trang số 106 đến trang số 107.
5) Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 16, từ trang
số 1 đến trang số 11.
6) Hoàng Thị Anh Thơ (2016) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển”.
7) Tổng cục thông kê Việt Nam
− Trích Niên giám Thống kê – Tổng cục thống kê Việt Nam 2015
− Trích Niên giám Thống kê – Tổng cục thống kê Việt Nam 2020
8) Nguyễn Ngọc Tú (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 9) Số liệu tham khảo và lấy từ website:
− Trang CafeF: https://s.cafef.vn/hose/MSB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-hang-
hai-viet-nam.chn
− Trang Vietstock: https://finance.vietstock.vn/MSB-ngan-hang-tmcp-hang-hai-
viet- nam.htm?
fbclid=IwAR24IDwBwZLzBHaeJEpHdH9W1rymfcHtxDLuKy5DTlvWg TM3h4z- rzuFBZ4
Tài liệu Tiếng Anh
1) Số liệu nghiên cứu trích từ The World Bank:
− Vietnam – Inflation, consumer price (annual %)
− Vietnam – GDP growth (annual %)
− Dermirguc-Kunt, A. và H. Huizinga (1999), Determinants of Commercial Bank
Interest Margins and Protability: Some International Evidence 32(2). Từ trang số 379 đến trang số 408.
2) Ahmad, S., Nafees, B., & Khan, Z. A. (2012), “Determinants of Profitability of Pakistani Banks: Panel Data Evidence for the period 2001-2010”, Journal of Business Studies Quarterly, 25(2). Từ trang số 149 đến trang số 165.
3) Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interestrate risk and off-balance sheet banking, Journal of Banking and Finance, 23(4). Từ trang số 55 đến trang số 87.
4) Athanasoglou, P. P., Asimakopoulos, I. G., & Georgiou, E. A. (2005). The effect of merger and acquisition announcement on Greek bank stock returns. Economic Bulletin, 21(3). Từ trang số 27 đến trang số 44.
5) Ayadi, N., & Boujelbene, Y. (2011). The determinants of the profitability of the Tunisian deposit banks. IBIMA Business Review, (2012). 65(2)
6) Baltagi, B. (2008). Econometric analysis of panel data. John Wiley & Sons. 72(1) 7) Breusch, TS & Pagan AR (1980). The Lagrange multiplier test and its applications to model specification in econometrics The Review of Economic
Studies, Vol. 47 (No. 1, Econometrics Issue), 71(2)/ 72(3). Từ trang số 239 đến
trang số 253.
8) Daniel Hoechle (2007). Robust Standard Errors for Panel Regressions with
CrossSectional Dependence. The Stata Journal, 03/81/84/87. Từ trang số 01 đến
trang số 31.
9) Dietrich, A., & Wanzenried., G. (2011). Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 26(2). Từ trang số 307 đến trang số 327.
10)Drukker, D. M. 2003. Testing for serial correlation in linear panel-data models. Stata Journal, 72(2): Từ trang số 168 đến trang số 177.
11) Fries, S. M., Neven, D. J., & Seabright, P. (2002). Bank performance in transition economies 29(2).
12)Goddard, J., Liu, H., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2010). Do bank profits converge? European Financial Management, 24(3).
13)Greene, W. 2000. Econometric Analysis. Upper Saddle River, NJ: Prentice—
Hall 70/79/80.
14)Gujarati, D. (2004). Basic econometrics . 4th Ed.,, India: Tata McGraw Hill, 71(4).
15)Gul, S., Irshad, F., & Zaman, K. (2011). Factors affecting bank profitability in
Pakistan. The Romanian Economic Journal, 20/22/27. Từ trang số 61 đến trang
số 89.
16)Guru, B. K., Staunton, J., & Balashanmugam, B. (2002). Determinants of commercial bank profitability in Malaysia. Journal of Money, Credit, and Banking, 22(2).
17)Mendes, Victor, và Margarida Abreu. (2003). Do macro-financial variables matter
for european bank interest margins and profitability?. EcoMod 2003-International Conference on Policy Modeling. Global Economic Modeling Network, 24(3). 18)Meslier, C., Tacneng, R., & Tarazi, A. (2014). Is bank income diversification
beneficial? Evidence from an emerging economy. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 33. Từ trang số 97 đến trang số 126.
19)Miller, S. M., & Noulas, A. G. (1997). Portfolio mix and large-bank profitability
in the USA. Applied Economics, 20. Từ trang số 505 đến trang số 512.
20)Molyneux, P., & Thornton, J. (1992). Determinants of European bank profitability: A note. Journal of banking & Finance, 19/22/30/35. Từ trang số 1173 đến trang số 1178.
21)Mudzamiri, K. (2012). Determination of net interest margin drivers for selected financial institutions in South Africa: A comparison with other capital markets (Doctoral dissertation, University of Johannesburg), 22/35/64.
22)Olajide, B. (2006). How bank Recapitalization can succeed. The Guardian, 27.
23)Onuonga, S. M. (2014). The Analysis of Profitability of Kenyas Top Six
Commercial Banks: Internal Factor Analysis, 34.
24)Perry, P. (1992). Do banks gain or lose from Inflation?. Journal of Retail